Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thiết kế hệ thống tự động hóa tưới phun theo đa năng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ KHÓA LUẬN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
TỰ ĐỘNG HÓA TƯỚI PHUN THEO ĐA NĂNG
1.1. Giới thiệu về các công trình nghiên cứu về hệ thống tưới phun hiện nay.
Kỹ thuật tưới phun là một trong những phương pháp tưới sử dụng nước hợp lý,
tiết kiệm nước và năng lượng, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao
động và tăng năng suất cây trồng. Tưới phun là phương pháp tưới cung cấp nước
cho cây trồng dưới dạng các hạt mưa hoặc hạt sương rơi trên một diện tích nhỏ xung
quanh gốc cây trồng bằng thiết bị gọi là máy phun mưa. Nguyên tắc chính của
phương pháp này là đưa lượng nước rất hạn chế tập trung vào vùng rễ cây thông qua
hệ thống máy bơm, ống dẫn nước và đầu phun để tạo thành mưa cục bộ tưới cho các
loại cây trồng.
Các phương pháp tưới phun hiện nay:
- Tưới phun mưa – phun sương:
Sử dụng máy bơm nước cột áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa.
Đây là phương pháp tưới hiện đại có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và
làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được
30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh.
- Tưới phun rối xoáy:
Dòng phun rối xoáy được tạo ra do ứng dụng chuyển động xoắn, ngoài các hiện
tượng phức tạp xuất hiện trong dòng rối, còn them vào quá trình xoáy làm phân tán,
lắng đọng và cuốn theo của các hạt (giọt lỏng, bọt khí). Trong kỹ thuật, dòng phun
rối xoáy được hình thành bằng ba phương pháp cơ bản:
+) Nhờ rãnh dẫn hướng (rãnh tạo xoáy hay cánh tạo xoáy) trong đầu phun.
+) Tạo ống dẫn trực tiếp đi vào đầu phun theo phương chiều trục và phương
tiếp tuyến.
+) Đầu phun quay trực tiếp để tạo xoáy.
1.2. Các phương pháp tưới thủ công và bán thủ công.
- Phương pháp tưới rãnh
Là phương pháp tưới để nước chảy theo các rãnh được thiết kế giữa các hàng
cây. Nước được thấm dần vào đất và cung cấp cho cây trồng. Cách tưới này tiết
kiệm và chủ động được nước tưới cho vườn cây, lớp đất mặt vẫn tơi xốp, không bị
gí chặt, kết cấu đất vẫn giữ vững, đất không bị bào mòn, chất dinh dưỡng không bị
rửa trôi. Đây là phương pháp tưới thông dụng thường được bà con tưới cho nhiều
vườn cây ăn quả trong cả nước. Nhưng chỉ áp dụng được với nơi có địa hình tương
đối bằng phẳng (độ dốc<50). Biện pháp tưới này cũng có một số hạn chế như: lãng
phí một phần nước ở cuối rãnh tưới; gặp khó khăn trong việc vận chuyển công cụ
sản xuất qua rãnh; phải chi phí khá lớn nhân công và thời gian cho việc cải tạo các
rãnh nước.
Tưới rãnh thích hợp với cây trồng hàng rộng như ngô, bông, mía, khoai lang...
Khi tưới nước từ rãnh thấm vào đất nhờ tác dụng của lực mao dẫn trong đất và chỉ
một phần ít thấm xuống đáy rãnh theo trọng lực.
- Phương pháp tưới dải
Tưới dải là tạo nên một lớp nước mỏng 5 – 6 cm chảy men theo độ dốc mặt đất.
- Phương pháp tưới ngầm
Tưới ngầm là phương pháp tưới tước cho cây qua hệ thống thiết bị máy bơm
kèm theo hệ thống các ống dẫn nước đặc biệt nằm dưới lòng đất hoặc có sự chênh
lệch mực nước của nguồn cung cấp nước. Tưới ngầm tiết kiệm nước. Đất không bị
gí chặt, giữ nguyên hiện trạng kết cấu đất, đất không bị bào mòn, phân bón không bị
rửa trôi. Chi phí đầu tư ban đầu cho phương pháp này khá lớn, chỉ áp dụng được đối
với các loại đất có độ xốp cần thiết cho nước thấm qua dễ dàng. Đây là phương pháp
tưới hiện đại được thực hiện bởi 2 phương pháp sau:
- Biện pháp thứ nhất là đặt ống tưới ngầm hoặc các hầm đào ngầm dưới mặt
đất ở một chiều sâu khoảng 40 – 50 cm và cách nhau một khoảng cách nhất định để
cung cấp nước cho cây trồng.
- Biện pháp thứ hai là xây dựng cống điều tiết trên mương tiêu lộ thiên để điều
tiết mực nước trong mương dâng cao cho thông qua các ống ngầm hoặc trực tiếp
ngấm vào tầng đất giữa 2 mương để cung cấp cho cây trồng.
- Phương pháp tưới ngập
Tưới ngập là phương pháp cho nước vào vườn cây một lớp nước nhất định,
trong một thời gian xác định để cung cấp nước cho cây. Phương pháp này kết hợp
được việc tưới nước với tiêu diệt một số loài sâu hại cư trú trong lòng đất (dế cắn rễ
cây, nhộng, các loài ruồi, sâu đục hạt). Phương pháp tưới này tốn nhiều nước, chỉ áp
dụng được với nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, thoát nước tốt. Phương pháp
này có nhược điểm là đất bị gí chặt, dinh dưỡng bị rửa trôi theo dòng nước tiêu, kết
cấu đất bị phá vỡ.
Tưới ngập là tạo nên trên mặt đất một lớp nước nhất định và dần dần thấm vào
đất. Phương pháp này áp dụng cho các cây trồng ưa nước như lúa, cói, một số cây
thức ăn gia súc hoặc áp dụng trong trường hợp rữa mặn.
1.3. Phương pháp tưới phun mưa.
Kỹ thuật tưới phun mưa là kỹ thuật đưa nước tới cây trồng vào mặt ruộng dưới
dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị tạo dòng phun mưa (tia mưa) thích hợp. Phương
pháp này ngày càng được phổ biến và áp dụng rộng rãi, nhất là tại các nước có nền
công nghiệp phát triển. Tưới phun mưa là phương pháp sử dụng máy bơm nước cột,
áp cao kèm theo ống dẫn và mũi phun tạo mưa. Đây là phương pháp tưới hiện đại có
tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh
trưởng cho cây và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với
phương pháp tưới tràn theo rãnh.
* Ưu điểm :
- Hiệu quả sử dụng rất cao vì hạn chế cao độ tổn thất nước do bốc hơi vì tia phun
ngắn, cường độ phun mưa - diện tích - khoảng không gian làm ướt có thể được điều
chỉnh cho phù hợp sự tăng trưởng của cây trồng, không tạo nên dòng chảy mặt đất,
không phá vỡ cấu tượng đất do hạt mưa nhỏ.