Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Hệ Thống Truyền Động Cho Tời Lắp Trên Máy Kéo Dt 75 Để Vận Xuất Gỗ Rừng Tự Nhiên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................................ 4
Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................... 5
1.1. Tình hình khai thác gỗ hiện nay ...................................................................... 5
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng máy kéo vào vận xuất gỗ trên thế giới và
trong nước .............................................................................................................. 9
1.2.1. Vận xuất gỗ bằng máy kéo bánh bơm ....................................................... 10
1.2.2. Vận xuất gỗ bằng máy kéo bánh xích ......................................................... 15
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 18
1.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 18
1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 18
1.6. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 18
Chƣơng 2. Đề xuất lựa chọn phƣơng án thiết kế ............................................. 19
2.1. Giới thiệu về liên hợp tời, ngoạm lắp trên máy kéo DT-75 ............................ 19
2.2. Giới thiệu về máy kéo DT-75 ........................................................................ 20
2.2.1. Bảng các số liệu chung ................................................................................ 20
2.2.2. Động cơ chính ............................................................................................. 21
2.2.3. Hệ thống truyền lực ..................................................................................... 22
2.2.4. Hệ thống thủy lực trên máy kéo DT-75 ...................................................... 22
2.3. Đề xuất lựa chọn phương án thiết kế ............................................................. 24
2.3.1. Ưu, nhược điểm của các phương án ............................................................ 26
2.3.2. Kết luận ....................................................................................................... 27
Chƣơng 3. Tính toán thiết kế kỹ thuật .............................................................. 28
3.1. Chọn động cơ dẫn động cho trống tời ............................................................ 28
3.1.1. Đặc tính kỹ thuật của tời ............................................................................. 28
3.1.2. Chọn động cơ .............................................................................................. 28
3.2. Tính toán chọn bơm ....................................................................................... 29
3.3. Chọn hộp phân phối ....................................................................................... 30
2
3.4. Vị trí đặt bơm thủy lực ................................................................................... 31
3.4.1. Phương án dẫn động cho bơm thủy lực ...................................................... 32
3.4.2. Ưu, nhược điểm của các phương án ............................................................ 33
3.4.3. Kết luận ....................................................................................................... 34
3.5. Thiết kế hộp giảm tốc dẫn động cho bơm thủy lực ........................................ 34
3.5.1. Chọn vật liệu ............................................................................................... 35
3.5.2. Định ứng xuất tiếp xúc và ứng xuất mỏi cho phép .................................... 35
3.5.3. Xác định khoảng cách trục .......................................................................... 37
3.5.4. Xác định các thông số ăn khớp ................................................................... 38
3.5.5. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc ........................................................ 38
3.5.6. Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn ............................................................... 39
3.5.7. Kiểm nghiệm răng về quá tải ...................................................................... 41
3.5.8. Tính toán lực tác dụng ................................................................................ 41
3.6. Thiết kế trục .................................................................................................... 42
3.6.1. Tính toán sơ bộ ............................................................................................ 42
3.6.2. Xác định sơ bộ đường kính trục .................................................................. 42
3.6.3. Tính gần đúng trục ...................................................................................... 43
3.6.4. Kiểm nghiệm trục theo hệ số an toàn .......................................................... 48
3.6.5. Kiểm nghiệm trục về quá tải đột ngột ......................................................... 51
3.7. Tính toán mối ghép then ................................................................................. 52
3.8. Thiết kế gối đỡ trục ........................................................................................ 53
3.9. Thiết kế khớp nối ........................................................................................... 54
3.9.1. Thiết kế khớp nối giữa trục bơm và trục ra của hộp giảm tốc ..................... 54
3.9.1.1. Tính toán ly hợp vấu ................................................................................ 55
3.9.1.2. Tính kích thước của ly hợp vấu ................................................................ 55
3.9.1.3. Chọn vật liệu ly hợp ................................................................................. 55
3.9.1.4. Kiểm nghiện ứng xuất dập trên bề mặt làm việc của vấu ........................ 55
3.9.1.5. Kiểm nghiệm về sức bền uốn ................................................................... 56
3.9.1.6. Tính lực cần thiết để đóng ly hợp ............................................................ 56
3
3.9.1.7. Tính lực cần thiết để mở ly hợp ............................................................... 56
3.9.2. Thiết kế khớp nối giữa trục động cơ và trục vào của hộp giảm tốc dẫn động
cho tời ..................................................................................................................... 57
Chƣơng 4. Hƣớng dẫn sử dụng và hạch toán giá thành .................................. 59
4.1. Hướng dẫn sử dụng ........................................................................................ 59
4.2. Quy định an toàn ............................................................................................ 59
4.3. Giá thành ........................................................................................................ 60
Kết luận và kiến nghị .......................................................................................... 61
Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 63
4
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp nước nhà thì việc áp
dụng cơ giới hoá vào sản xuất Lâm nghiệp là một trong những nhu cầu cần thiết.
Vì sản xuất Lâm nghiệp mang tính đặc thù và tính độc lập cao. Nó bao gồm rất
nhiều công việc như: Làm đất, ươm giống, gieo trồng, chăm sóc và khai thác. Đặc
biệt là trong công nghệ khai thác thì khâu vận xuất gỗ là khó khăn, nặng nhọc và
quan trọng nhất. Nó quyết định đến số lượng, chất lượng và ảnh hưởng lớn đến giá
thành sản phẩm cũng như việc bảo vệ môi trường. Do tính chất và tầm quan trọng
như vậy nên việc áp dụng cơ giới hoá vào vận xuất gỗ là nhu cầu cần thiết và cấp
bách.
Hiện nay ở nước ta việc vận xuất gỗ được thực hiện bằng nhiều hình thức
khác nhau như: Vận xuất bằng súc vật, thủ công, tời, cáp và máy kéo. Một trong
những hình thức vận xuất đang được sử dụng phổ biến hiện nay là sử dụng máy
chuyên dùng có công suất lớn, những máy kéo này hầu hết được nhập từ nước
ngoài, như: TDT-55; LKT-80; VOLVO… có bộ phận tời cáp để vận xuất gỗ. Máy
kéo LKT-80, TDT-55 được sử dụng rộng rãi hơn cả bởi nó có ưu điểm nổi bật là
khắc phục được những hạn chế của sản phẩm trong quá trình vận xuất, cho năng
suất cao, giải phóng sức lao động của công nhân.
Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tăng năng suất, giảm sức lao
động cho con người, phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của máy móc đồng thời phù
hợp với điều kiện của rừng tự nhiên thì cần phải có máy móc thiết bị chuyên dùng
để đáp ứng tốt nhất cho khâu vận xuất gỗ rừng. Vì vậy việc nghiên cứu đặt tính kỹ
thuật của loại máy kéo cỡ lớn cùng với sự thiết kế thêm thiết bị chuyên dùng phù
hợp cho quá trình khai thác và đặc biệt là khâu vận xuất gỗ rừng tự nhiên là việc
rất cần thiết. Chính vì những lý do trên và được sự đồng ý của trường Đh Lâm
Nghiệp, khoa CNPTNT, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Lê Văn Thái
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế hệ thống truyền động cho tời lắp trên
máy kéo DT-75 để vận xuất gỗ rừng tự nhiên”.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình khai thác gỗ hiện nay
Rừng nước ta chiếm diện tích khá lớn so với diện tích toàn lãnh thổ Việt
Nam. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng, có rất nhiều loại gỗ
quý và lâm sản có giá trị kinh tế cao. Từ lâu rừng đã gắn liền với cuộc sống của
hàng chục triệu người dân. Rừng chiếm vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá hiện - đại hoá đất nước,
vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, cung cấp lâm sản cho ngành kinh
tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người ngày càng tăng lên.
Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, cùng với
sự cộng tác hiệu quả của các ngành, các cấp và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân,
ngành Lâm nghiệp nước ta đã có những chuyển biến tích cực và đúng đắn. Đã
chuyển từ nền lâm nghiệp lấy khai thác tài nguyên rừng làm chính sang nền lâm
nghiệp xã hội, lấy việc bảo vệ và xây dựng vốn rừng làm cơ bản góp phần phát
triển một nền nông - lâm nghiệp bền vững, cải thiện đời sống kinh tế nông thôn
miền núi và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hiện nay rừng nước ta đang cạn kiệt, đất trống, đồi núi trọc chiếm diện tích
lớn. Theo các số liệu thống kê gần đây nhất thì diện tích đất trống đồi núi trọc vào
khoảng 8,3 triệu ha (25,1% diện tích đất tự nhiên toàn quốc), trong đó tập trung
nhiều nhất ở các vùng miền núi phía Bắc, nhiều vùng diện tích đất trống đồi núi
trọc rất lớn: Tây Bắc 2,5 triệu ha, Đông Bắc 1,7 triệu ha, Tây Nguyên là 1,3 triệu
ha. Diện tích rừng già chỉ còn lại 9,2 triệu ha phân tán trong những khu vực có địa
hình hiểm trở với trữ lượng bình quân khoảng 80 (m
3
/ha). [11]
Càng những năm gần đây thì diện tích rừng càng có xu hướng tăng lên rõ
rệt. Đến cuối năm 1999 diện tích rừng cả nước là 10,9 triệu ha (chiếm 33,2% tổng
diện tích đất rừng tự nhiên toàn quốc), trong đó rừng tự nhiên là 9,4 triệu ha và
6
rừng trồng là 1,5 triệu ha (kết quả kiểm kê năm 1999 theo chỉ thị 286/TTG ngày
02-05-1997 của TTCP) [1].
Bảng 01 - Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng toàn quốc [2]
Năm
Rừng tự nhiên
1000 ha
Rừng trồng
1000 ha
Tổng diện tích
rừng 1000 ha
Độ che phủ %
1943 14.300 0 14.300 43,0
1976 11.077 92 11.169 33,8
1980 10.486 422 10.608 32,1
1985 9.308 584 9.892 30,3
1990 8.430 745 9.175 27,8
1995 8.252 1.050 9.302 28,2
1999 9.444 1.471 10.915 33,2
* Việc khai thác gỗ rừng hiện nay tập trung cho rừng trồng là chính vì ngoài
tác dụng phòng hộ, cân bằng sinh thái, ổn định môi trường sống. Hàng năm rừng
cung cấp cho chúng ta một khối lượng gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu xây dựng, khai
thác mỏ, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy, ván nhân tạo.
Trong các thập kỷ 1960 – 1980 nước ta khai thác khoảng 2 triệu m
3
gỗ/ năm
cho công nghiệp và dân dụng, đây chưa kể củi đốt, song mây, tre nứa… dẫn đến
rừng bị nghèo kiệt do đó giai đoạn năm 1985 – 1990 Nhà nước đã có quyết định
quan trọng trong việc bảo vệ rừng, phục hồi rừng và chỉ tiêu khai thác mỗi năm chỉ
còn 1 triệu m
3
gỗ/ năm. Giai đoạn 1991 – 1995 cả nước có 412 Lâm trường khai
thác rừng tự nhiên 0,7 – 0,8 triệu m
3
gỗ/ năm. Năm 1996 còn 0,62 m
3
và ổn định
lâu dài ít nhất 15 – 30 năm cho các nhu cầu không thể thiếu được [11]
Hiện tại, xã hội ngày càng đòi hỏi nhiều gỗ và lâm sản, cả nước có 759
doanh nghiệp chế biến gỗ với quy mô lớn và vừa, khoảng 1200 xưởng nhỏ hoặc
gia đình làm trạm khắc thủ công, mỹ nghệ với trên 150.000 lao động, hàng năm
chế biến 1,5 đến 1,6 triệu m
3
gỗ tròn, cành ngọn, gốc rễ cây.