Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết Kế Cảnh Quan Cây Xanh Phòng Chống Xói Mòn Tại Dự Án Khu Nhà Ở Sinh Thái Xã Lâm Sơn Huyện Lương Sơn Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ NỘI THẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÂY XANH PHÒNG CHỐNG XÓI MÒN
TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ Ở SINH THÁI
XÃ LÂM SƠN, HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH.
Ngành: Kiến trúc cảnh quan
Mã số: 7580102
Giảng viên hướng dẫn: TS.Phạm Hoàng Phi.
Sinh viên thực hiện: Nhâm Thị Thúy Mai.
Mã sinh viên: 1453110139.
Lớp: K59_KTCQ
Khóa: 2014-2019
Hà Nội, 2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN VÀ NỘI THẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
Thiết kế cảnh quan cây xanh phòng chống xói mòn tại Dự án Khu nhà ở
Sinh thái Xã Lâm Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình.
Ngành: Kiến trúc cảnh quan
Mã số: 7580102
Giảng viên hướng dẫn: TS.Phạm Hoàng Phi.
Sinh viên thực hiện: Nhâm Thị Thúy Mai.
Mã sinh viên: 1453110139.
Lớp: K59_KTCQ
Khóa: 2014-2019
Hà Nội, 2019
Lời cảm ơn!
Để khóa luận tốt nghiệp này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Với tình cảm sâu sắc,
chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu
đề tài.
Trước hết em xin gửi tới các thầy cô viện Kiến Trúc Cảnh Quan và Nội Thất trường Đại học Lâm Nghiệp lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời
cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em đã có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đề tài:
" Thiết kế cảnh quan cây xanh phòng chống xói mòn tại Dự án Khu nhà ở Sinh thái Xã Lâm Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình."
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo - TS. Phạm Hoàng Phi đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa luận tốt
nghiệp này trong thời gian qua.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, khóa luận tốt nghiệp này không thể tránh được những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực tế sau
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, tháng 5, năm 2019
Sinh viên thực hiện
Nhâm Thị Thúy Mai
Đặt vấn đề 6
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu 7
1.1 Khái niệm độ dốc 9
1.2 Các công trình nổi tiếng thế giới 10
1.3 Các công trình nổi tiếng ở Việt Nam
1.4 Các loài cây ưu tiên trồng
1.5 Kết luận
13
16
16
Chương II: Đối tượng – mục tiêu – nội dung – phương
pháp nghiên cứu
17
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 19
2.2 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 19
2.3 Nội dung nghiên cứu 19
2.4 Phương pháp nghiên cứu 20
Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng và các yếu tố gây xói mòn
tại khu vực nghiên cứu.
20
Nội dung 2: Xây dựng được phương án thiết kế cảnh quan
cây xanh chống xói mòn cho khu vực nghiên cứu.
20
Chương III : Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu 21
3.1 Điều kiện tự nhiên 23
3.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 27
Chương IV : Kết quả nghiên cứu 29
4.1 Hiện trạng khu dự án nhà ở sinh thái Lâm Sơn. 31
4.1.1 Liên hệ vùng 31
4.1.2 Vị trí & Ranh giới 31
4.1.3 Độ dốc 32
4.1.4 Phân bố nước mặt, thoát nước mặt 33
4.1.5 Hiện trạng nắng 34
4.1.6 Hiện trạng gió 34
4.1.7 Hiện trạng thực vật 35
4.1.8 Hiện trạng công trình hạ tầng 36
4.1.9 Hiện trạng sử dụng đất 37
4.1.10 Hiện trạng giao thông 38
4.1.11 Đánh giá hướng nhìn 39
4.1.12 Mặt cắt địa hình, cảnh quan
4.1.13 Phân vùng địa chất của dự án
40
41
Đánh giá tổng thể hiện trạng 46
4.2 Ý tưởng thiết kế 47
4.2.1 Cơ sở pháp lý, lý luận và kỹ thuật trong thiết kế, thi công
công trình cảnh quan đất dốc.
47
4.2.2 Ý tưởng công trình 52
4.2.3 Ý tưởng cây xanh 54
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ 67
PHỤ LỤC 68
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
STT Hình ảnh Trang
1 Hình 3.1.1 Bản đồ tỉnh Hòa Bình 23
2 Hình 3.1.2 Bản đồ huyện Lương Sơn 23
3 Hình 3.1.3 Biểu đồ phân bố lượng mưa theo tháng khu vực
Lương Sơn.
24
4 Hình 3.1.4 Sơ đồ phân bố gió khu vực Lương Sơn. 24
5 Hình 4.1.1 Sơ đồ liên hệ vùng 31
6 Hình 4.1.2 Ranh giới khu vực nghiên cứu 31
7 Hình 4.1.3.a Mặt bằng phân tích độ dốc 32
8 Hình 4.1.3.b Độ dốc hiện trạng 32
9 Hình 4.1.4.a Mặt bằng thoát nước mặt 33
10 Hình 4.1.4.b Thoát nước mặt hiện trạng 33
11 Hình 4.1.5 Mặt bằng phân tích nắng 34
12 Hình 4.1.6 Mặt bằng phân tích gió 34
13 Hình 4.1.7 Phối cảnh minh hoạ nắng gió 34
14 Hình 4.1.8 Mặt bằng hiện trạng cây xanh 35
15 Hình 4.1.9 Villa , homestay nghỉ dưỡng ven đồi kèm bể bơi
vô cực
36
16 Hình 4.1.10 Mặt bằng hiện trạng sử dụng đất 37
17 Hình 4.1.11 Mặt bằng hiện trạng giao thông 38
18 Hình 4.1.12 Bản đồ đánh giá hướng nhìn 39
19 Hình 4.1.13 Mặt cắt cảnh quan 40
20 Hình 4.1.14 Mặt cắt địa hình 40
21
22
23
24
25
Hình 4.1.15 Gianh giới và vị trí sạt lở dự án Khu nhà ở sinh thái tại
xã Lâm Sơn – Huyện Lương Sơn.
Hình 4.1.16 Gianh giới khu vực sạt lở số 1
Hình 4.1.17 Gianh giới khu vực sạt lở số 2
Hình 4.1.18 Gianh giới khu vực sạt lở số 3
Hình 4.2.1 Mặt bằng định vị các công trình cảnh quan
41
42
43
44
52
26 Hình 4.2.2 Phối cảnh tổng thể và chi tiết thiết kế biệt thự sườn đồi 53
27 Hình 4.2.3 Biệt thự sườn đồi 53
28 Hình 4.2.4 Cliff house 53
29 Hình 4.2.5 Biệt thự cho thuê ngắn hạn 53
30 Hình 4.2.6 Mặt bằng bố trí cây xanh 54
31 Hình 4.2.7 Minh họa đường tre 55
32 Hình 4.2.8 Mặt bằng định vị đường tre 56
33 Hình 4.2.8 Mặt bằng định vị dàn hoa 57
34 Hình 4.2.9 Mặt bằng định vị vườn Hồng 58
35 Hình 4.2.10 Hình ảnh minh họa cho vườn Hồng 59
36 Hình 4.2.11 Mặt bằng định vị 2 vườn 60
37 Hình 4.2.12 Mặt bằng định vị công viên rừng 61
38 Hình 4.2.13 Tường chắn - Taluy - Kè 62
39 Hình 4.2.14 Mặt bằng tổng thể 66
Đặt vấn đề
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại tại và phát triển của người và các sinh
vật trên trái đất. Tuy nhiên hiện nay quỹ đất ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng một trong những nguyên nhân chính là xói mòn đất. Xói mòn đang là
vấn đề hết sức nghiêm trọng, phòng chống xói mòn được xem là nhiệm vụ khó khăn cho các nhà hoạch định, quy hoạch và sử dụng nguồn tài nguyên đất.
Tác động của xói mòn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp mà còn ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Vì vậy, thiết kế
chống xói mòn là một đòi hỏi mang tính thời sự và rất cấp thiết.
Lương Sơn là huyện miền núi cửa ngõ phía đông bắc tỉnh Hòa Bình, vùng Τây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km, biên giới liền kề
với khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc. Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn
địa của tỉnh Hoà Bình, có địa hình phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước biển là 251 mét, có địa thế
nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuống đông nam, là nơi tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm nổi bật
của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan
xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng.
Dự án Khu nhà ở Sinh thái xã Lâm Sơn có vị trí địa hình tự nhiên cao, có thể quan sát được toàn cảnh khu vực xã Lâm Sơn, Sân Golf Phoenix, đặc
biệt dự án có dãy núi đá tai mèo đặc sắc, kết hợp các công trình kiến trúc phương đông, nhiều loài cây trồng bản địa tạo thành một điểm nhấn trong kiến
trúc cảnh quan cửa ngõ của Tỉnh Hòa Bình.
Hiện nay, một phần Dự án Khu nhà ở Sinh thái xã Lâm Sơn (75,889 ha) chưa được giải phóng mặt bằng xong, một phần đất do các hộ gia đình quản
lý sử dụng nên việc đầu tư phát triển trồng rừng còn manh mún tự phát dẫn đến việc chưa đảm bảo chức năng phòng trống sạt lở, đặc biệt chưa tạo không
gian cảnh quan. Mặt khác, dự án này có vị trí nằm trên mặt đường Quốc lộ 6, cửa ngõ phía Tây Bắc Hà Nội, đối diện là Sân Golf Phoenix từ đó có thể tạo
thành chuỗi cảnh quan vui chơi, nghỉ dưỡng cho khu vực.
Xuất phát từ cơ sở với các mục tiêu trên em được đề xuất thực hiện đề tài: " Thiết kế cảnh quan cây xanh phòng chống xói mòn tại Dự án Khu nhà ở
Sinh thái Xã Lâm Sơn, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa Bình."