Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở Tuyên Quang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH THẮNG
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRẦN MẠNH THẮNG
THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài………………………………………….. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………… 2
3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu…… 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu………………… 5
5. Đóng góp của luận văn……………………………………. 5
6. Cấu trúc luận văn………………………………………….. 6
NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên…………………………….. 7
1.2. Địa bàn cư trú, nguồn gốc của người Cao Lan…………….. 11
Tiểu kết chương 1…………………………………………... 19
Chương 2. THIẾT CHẾ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG CỦA NGƯỜI CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
2.1. Thiết chế chính trị………………………………………….. 20
2.2. Thiết chế xã hội……………………………………………. 29
2.3. Thiết chế chính trị - xã hội truyền thống trong đời sống của
người Cao Lan ở Tuyên Quang hiện nay…………………… 38
Tiểu kết chương 2…………………………………………… 48
Chương 3. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI
CAO LAN Ở TUYÊN QUANG
3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng………………………………………. 50
3.2. Phong tục, tập quán………………………………………… 59
3.3. Văn học, nghệ thuật và lễ hội dân gian……………………. 76
Tiểu kết chương 3………………………………………….. 101
KẾT LUẬN………………………………………………… 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….. 105
PHỤ LỤC 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong quá trình phát triển, các dân tộc
luôn có ý thức đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để chinh phục tự nhiên, đấu tranh giữ
nước và dựng nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Đồng bào Kinh hay
Thổ,Mường hay Mán, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Bana và các dân tộc
thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta
sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. Giang sơn và
Chính phủ là Giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên, tất cả
các dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, ủng hộ
chính phủ ta. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của
chúng ta không bao giờ giảm bớt.” ( trích trong thư gửi Đại hội các dân tộc
thiểu số miền Nam, Pleiku 19/4/1946).
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nước ta, nơi
hội tụ của 22 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Cao Lan có số dân đông thứ
4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Dao. Họ cư trú ở các huyện Hàm Yên, Yên Sơn
và Sơn Dương. Trong quá trình chung sống, luôn tích cực giao lưu, hòa nhập
với các dân tộc nhưng vẫn giữ gìn được những nét đặc trưng riêng của mình.
Mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
để tạo nên sự phong phú và đa dạng về cách thức, tổ chức đời sống nhưng
cũng thống nhất trong sự phát triển chung của cả cộng đồng.
Tìm hiểu về những nét đặc trưng riêng của mỗi dân tộc sẽ làm phong
phú thêm nhận thức của mỗi người đối với từng tộc người. Do vậy, việc
nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của người
Cao Lan ở Tuyên Quang là một vấn đề thiết thực, vừa có ý nghĩa khoa học,
vừa có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Góp phần làm rõ sự tồn tại và vai trò của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
thiết chế chính trị, xã hội truyền thống trong đời sống kinh tế, văn hóa. Là cơ
sở vững chắc vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao dân trí và
chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc Cao Lan nói riêng và các dân tộc
thiểu số nói chung ở Tuyên Quang. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Thiết
chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở tỉnh
Tuyên Quang” làm luận văn thạc sỹ khoa học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu về tộc người Cao Lan, tác giả đề tài đã tiếp
cận được với một số công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới đề tài như:
“Du Man Cao Lan”, xuất bản năm 1905, của Bonifacy Monographie,
tài liệu dịch của viện dân tộc học, đã làm rõ về nguồn gốc tộc người, tiếng nói
và các phong tục, tập quán của người Cao Lan (ông còn chia ra thành các loại
Mán khác nhau; Mán tiểu bản, Mán đại bản, Mán quần trắng, ..., trong đó có
Mán Cao Lan)
Cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” do Ban Dân tộc học
Tuyên Quang, xuất bản năm 1972, đã giới thiệu khái quát về đời sống kinh tế,
xã hội và các phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang.
“Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”, xuất bản năm 1978, Viện dân tộc
học, đã giới thiệu khái quát về đời sống, xã hội của các dân tộc ở Việt Nam.
“ Truyện cổ Cao Lan”, xuất bản năm 1983, của Lâm Quý đã giới thiệu
cho chúng ta nhiều câu chuyện nói về sự tích ra đời cũng như tên sông, tên
núi ...và giải thích những điều kiêng kị trong đời sống hàng ngày của người
Cao Lan.
Trong cuốn “ Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang”, xuất bản năm 1995,
đã giới thiệu một hệ thống các vấn đề lịch sử địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội
của tỉnh Tuyên Quang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
“ Văn hóa truyền thống Cao Lan”, xuất bản năm 1999, của Phù Ninh –
Nguyễn Thịnh đã nghiên cứu lịch sử tộc người Cao Lan,cơ cấu xã hội, kinh tế
và văn hóa vật chất, tinh thần của người Cao Lan.
“ Văn hóa Cao Lan”, xuất bản năm 2004, của Lâm Quý đã nghiên cứu kĩ
hơn về lịch sử hình thành, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đồng bào
dân tộc Cao Lan, đồng thời tìm hiểu thêm về sự giao thoa của văn hóa này
trong cộng đồng các dân tộc.
“Đời sống văn hóa phi vật thể của người Cao Lan ở Tuyên Quang”,
(2002-2006), khóa luận tốt nghiệp, Đại học Sư phạm I Hà Nội, của Tống Thị
Mỹ Hường, có viết về nguồn gốc tộc người, văn hóa vật chất và đời sống văn
hóa tinh thần của người Cao Lan ở Tuyên Quang.
“Văn hóa làng Tuyên Quang”, xuất bản năm 2009, kỉ yếu hội thảo văn
hóa làng Tuyên Quang, nói lên một số vấn đề nghiên cứu và đánh giá truyền
thống văn hóa làng và một số biện pháp nhằm khuyến khích phong trào văn
hóa cơ sở, làng, bản.
“Lễ hội đình Giếng Tanh của đồng bào người Cao Lan tại thôn Giếng
Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, (2006-2010), khóa luận
tốt nghiệp, Đại học Đà Lạt của Trần Thế Dương, viết về đời sống văn hóa
truyền thống thông qua lễ hội đầu năm của người Cao Lan của thôn Giếng
Tanh, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Những công trình đã được công bố trên là nguồn tư liệu quý giá giúp
chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa
truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Về thiết chế chính trị
bao gồm, cách thức xây dựng, tổ chức và vận hành bộ máy thống trị của dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
tộc Cao Lan. Thiết chế xã hội gồm có, các loại hình tổ chức, hình thức tập
hợp và quy chế vận hành của hình thức đó. Từ đó nghiên cứu vai trò của thiết
chế chính tri, xã hội đối với đời sống kinh tế, văn hóa. Về văn hóa, đề tài
nghiên cứu những nét đặc trưng trong đời sống vật chất và tinh thần của
người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang. Trong truyền thống và ảnh hưởng của nó
trong thời kì hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài:
- Khái quát về tỉnh Tuyên Quang: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân
cư, các thành phần dân tộc, nguồn gốc, địa bàn cư trú của người Cao Lan ở
Tuyên Quang.
- Nghiên cứu về thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của
người Cao Lan ở Tuyên Quang trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945 và những
giá trị của nó trong đời sống kinh tế văn hóa của tộc người này hiện nay.
3.3 Mục đích nghiên cứu:
- Góp phần tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, chính tri, xã hội và
văn hóa của người Cao Lan ở Tuyên Quang thời kì trước năm 1945 và những
giá trị truyền thống còn lại cho đến ngày nay.
- Làm rõ về thiết chế chịnh trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân
tộc Cao Lan – một tộc người thiểu số ở miền núi phía Bắc nước ta.
3.4 Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa
của người Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang thời kì trước Cách Mạng tháng 8 năm
1945 và những giá trị văn hóa, lịch sử của nó được bảo lưu đến ngày nay.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tập trung ở tỉnh Tuyên Quang, các
địa bàn có số đông người Cao Lan sinh sống như các xã Kim Phú, Đội Bình
(huyện Yên Sơn); Đại Phú, Đông Lợi (huyện Sơn Dương); Lưỡng Vượng,
Đội Cấn (Thành phố Tuyên Quang); Đức Ninh, Thái Hòa (huyện Hàm Yên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau:
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, lịch
sử Đảng bộ các huyện: Huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên. Các công
trình khoa học của các nhà nghiên cứu dân tộc học.
- Các chỉ thị, nghị quyết của TW Đảng, Tỉnh ủy Tuyên Quang, Huyện
ủy các huyện Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên được lưu trữ tại Trung tâm Lưu
trữ Quốc gia III, bộ phận Lưu trữ Thông tin; Phòng lịch sử Đảng thuộc Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy Tuyên Quang, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang.
- Nguồn tài liệu thu thập được qua công tác điều tra điền dã bao gồm,
quan sát, tham dự, thống kê, phóng vấn sâu đối với những người Cao Lan
hiểu biết, đặc biệt là các cụ già làng và vốn hiểu biết của mình về cuộc sống
đồng bào dân tộc Cao Lan, trong quá trình tiếp xúc giao lưu và cùng chung
sống trên cùng mảnh đất Tuyên Quang.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ những nguồn tư trên, tôi đã tiến hành tập hợp các nguồn tư liệu có
cùng nội dung, sau đó đem so sánh, đối chiếu, phân tích, thống kê và rút ra
kết luận về vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện tác giả đề tài sử
dụng hai phương pháp chính lịch sử và lôgíc. Kết hợp với điền dã dân tộc học
tại địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp liên ngành
khác như thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế.
5. Đóng góp của luận văn
- Góp thêm nguồn tư liệu điền dã mới về đặc trưng riêng trong thiết chế
chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống của dân tộc Cao Lan ở Tuyên
Quang. Hình thành trong thế hệ thanh niên người Cao Lan niềm tự hào và thái
độ trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
- Trong thực tiễn giáo dục lịch sử hiện nay, việc dạy học lịch sử địa
phương cũng như lịch sử về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa truyền
thống của đồng bào các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
về tư liệu. Do vậy, tìm hiểu thiết chế chính trị, xã hội và văn hóa truyền thống
của dân tộc Cao Lan ở tỉnh Tuyên Quang là nguồn tư liệu quan trọng để học
sinh hiểu được đời sống của các dân tộc trong tỉnh.
- Làm cơ sở khoa học cho hoạch định các chính sách về văn hóa, xã hội
của các cơ quan văn hóa đối với việc gìn giữ, phát triển các giá trị truyền
thống về chính trị, xã hội và văn hóa của dân tộc nói chung, người Cao Lan
nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang. Luận văn có giá trị khoa học, thực tiễn sâu sắc
nghiên cứu về tộc người – dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc của
nước ta.
6. Cấu trúc của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội
dung được chia làm 3 chương
+ Chương 1: Khái quát về tỉnh Tuyên Quang
+ Chương 2: Thiết chế chính trị, xã hội truyền thống của người Cao
Lan ở tỉnh Tuyên Quang
+ Chương 3: Văn hóa truyền thống của người Cao Lan ở tỉnh
Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH TUYÊN QUANG
1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Theo “ Dư địa chí ” của Nguyễn Trãi, Tuyên Quang xưa thuộc bộ
Vũ Định của nhà nước Văn Lang. Dưới các triều đại Lý, Trần, Tuyên
Quang nguyên là vùng đất thuộc xứ Thái, đến thế kỉ XIII chịu sự kiểm
soát của triều đình phong kiến ở thời nhà Trần. Lúc đó, Tuyên Quang gọi
là lộ Quốc Oai, sau đổi thành châu Tuyên Quang. Dưới thời Trần Hiến
Tông châu Tuyên Quang đổi thành trấn Tuyên Quang, sau đó là phủ
Tuyên Hóa ở thời thuộc Minh. Đến triều Lê, đời Lê Thánh Tông, Tuyên
Quang gồm 1 phủ và 5 huyện và trở thành tỉnh Minh Quang. Ở thời vua
Lê Trang Tông đổi thành doanh An Tại cho dòng họ Vũ người Thái làm
doanh trưởng. Đầu thế kỉ XIX, Tuyên Quang gồm 1 phủ là Yên Bình, phủ
này quản lý 1 huyện và 5 châu. Sau đó, vua Gia Long đổi thành trấn
Tuyên Quang, rồi thành tỉnh Tuyên Quang dưới thời vua Minh Mang (sau
cải cách hành chính), trong đó tên gọi Tuyên Quang là tương đối ổn định
và lâu dài.
Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng Tuyên Quang( ngày 31.5.1884)
đến đầu thế kỉ XX, Tuyên Quang bị chia cắt thành hai tỉnh Tuyên Quang và
Hà Giang. Tỉnh Tuyên Quang gồm sáu châu: Yên Sơn, Sơn Dương, Yên
Bình, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang với 194 xã phân chia hành chính
này được duy trì đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Sau hòa bình lập lại
ở Miền Bắc (1954), Tuyên Quang có một số thay đổi về hành chính. Tháng
7-1956, huyện Yên Bình đã tách khỏi Tuyên Quang sáp nhập vào tỉnh Yên
Bái. Đến năm 1976, hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang sáp nhập lại thành
tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, tỉnh Hà Tuyên lại được chia thành hai tỉnh
Tuyên Quang và Hà Giang như ngày nay. Hiện nay, Tuyên Quang bao gồm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện (Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa,
Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương)[ 1, tr. 16].
Tuyên Quang là một tỉnh thuộc khu vực miền núi phía bắc của
Việt Nam. Phía Đông giáp các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn và Thái Nguyên;
phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ; phía Bắc giáp
tỉnh Hà Giang. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5870,4 km2
. Trong
đó đất nông nghiệp chiếm 11,96%, đất lâm nghiệp có rừng chiếm
76,16%, còn lại là đất ở và đất chưa sử dụng. Phần lớn đất đai không
thấm nước, dễ bị xói mòn, có đất sét và cấu thành Granit, nơi có vôi, đá
xít, là các loại đất tương đối tốt có thể tạo ra những vùng chuyên canh
trồng các loại cây như chè, mía, lạc.. cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến[ 2, tr. 13].
Địa hình Tuyên Quang bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc,
núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu,chia làm 3 vùng như sau:
Vùng núi cao Phía Bắc chiếm 50% diện tích toàn tỉnh, có độ cao trung
bình là 600m so với mặt nước biển, bao gồm toàn bộ huyện Na Hang,
huyện Lâm Bình, 11 xã thuộc huyện Chiêm Hóa, 2 xã thuộc huyện Hàm
Yên, 3 xã thuộc huyện Yên Sơn ... Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của các
đồng bào dân tộc ít người, dân cư thưa thớt, kinh tế chủ yếu là khoanh
nuôi rừng tự nhiên, trồng rừng và phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp,
chăn nuôi đại gia súc. Giao thông đi lại không thuận tiện, khó khăn cho
việc giao lưu thông thương với các vùng khác [2, tr. 14-15].
Vùng đồi núi thấp phía Nam của các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn,
Hàm Yên, Sơn Dương. Diện tích của khu vực này chiếm khoảng 40% diện
tích tự nhiên của tỉnh, thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày, cây
lương thực lại có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu với các