Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiết bị đeo thông minh dành cho người khiếm thị
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
371.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1471

Thiết bị đeo thông minh dành cho người khiếm thị

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Hội nghị Khoa học trẻ lần 3 năm 2021 (YSC2021) – IUH

Ngày 05-06/8/2021 ISBN: 978-604-920-123-3

© 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 137

ID: YSCF.215

THIẾT BỊ ĐEO THÔNG MINH DÀNH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ

VÕ TẤN TÀI1

, TRẦN THỊ MAI PHƯƠNG2

, TRẦN THỊ THẢO NGUYÊN2

, HOÀNG ĐỨC QUÝ3*

1Khoa Công nghệ Cơ khí, Trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

2Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

3Khoa Công nghệ Điện tử, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

*

[email protected], [email protected], [email protected],

[email protected]

Tóm tắt. Người khiếm thị là người có triệu chứng mất khả năng cảm nhận thị giác một phần hoặc toàn

phần. Do đó, họ thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Ở bài báo này, chúng tôi tập trung

vào việc thiết kế ra một thiết bị thông minh hỗ trợ người khiếm thị di chuyển thuận tiện hơn. Mục tiêu thiết

kế là sản phẩm phải nhỏ gọn, tích hợp một hệ thống điện tử nhúng có khả năng tự nhận biết vật cản theo

hướng chỉ định trong tầm 1.5 mét và cảnh báo người sử dụng theo mức độ rung. Cụ thể hơn khi người sử

dụng càng tiến tới gần vật cản thì mức độ rung càng mạnh. Với mục đích giúp đỡ cộng đồng người khiếm

thị, nhóm chúng tôi đã tạo ra được sản phẩm đúng với yêu cầu thực tế của người dùng. Sản phẩm hiện đang

tham gia cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng lần thứ tư (EPICS 4).

Từ khóa. Người khiếm thị, hệ thống thông minh, phát hiện vật cản, thiết bị đeo thông minh.

SMART WEARABLE DEVICE FOR VISUALLY IMPAIRED PEOPLE

Abstract. Visually impaired people, who have complete or nearly complete vision loss, often faced with

several troubles in their life. In this article, we focus on creating a smart device to help them travel more

easily. The design model has to small enough, with an electronic embedded system which able to detect

objects in 1.5 meters and warning the user according to the level of vibration. In more specific, the device

will vibrate stronger when the user walks close to the object. With an urge to help the visually impaired

community, our team has created a product that fulfills user desire. The product is participating in the fourth

Engineering Projects in Community Service (EPICS 4).

Keyword. Visually impaired people, smart system, object detection, smart wearable device.

1 GIỚI THIỆU

Dựa theo số liệu thống kê của World Health Organization (WHO) [1], số người khiếm thị được tính toán

là 285 triệu người, trong đó 39 triệu người là mù hoàn toàn. Ở Việt Nam, trên phạm vi cả nước có hơn 1

triệu người bị khiếm thị, chiếm 1.12% dân số cả nước. Trong đó, hơn 600 nghìn người bị mất hoàn toàn thị

giác. Người khiếm thị là những người bị hạn chế về thị giác - cơ quan được đánh giá là tiếp nhận đến trên

80% thông tin về một đối tượng. Việc cảm thụ thế giới xung quanh hay việc đọc, tiếp nhận nội dung thông

tin của họ nhờ vào một phần thị giác còn lại và phụ thuộc hoàn toàn vào các giác quan khác: xúc giác, vị

giác, khứu giác, thính giác. Người khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại do đa số còn sử dụng

gậy dò đường thủ công, họ gặp nhiều trở ngại trong việc xác định các chướng ngại vật và định hướng như:

không thể nhận biết được các vật thể ở chiều cao tương đối mà gậy không chạm tới được, dễ mất phương

hướng khi đi vào ngõ cụt hoặc khi liên tục phải thay đổi hướng đi do không thể nhận biết được các vật cản

trong quá trình di chuyển, một nguyên nhân khác khiến việc định hướng của người khiếm thị bị ảnh hưởng

là khi đầu gậy bị biến dạng do tác động vật lý (ví dụ như bị người đi đường đạp trúng, bị xe cán qua…).

Chính vì vậy, việc sáng tạo ra những sản phẩm có thể hỗ trợ tốt nhất cho người khiếm thị đang là vấn đề

của nhiều nước đã và đang phát triển trên thế giới. Cụ thể, Nguyễn Quốc Hùng [2] đề xuất phương pháp

phát hiện và ước lượng khoảng cách vật cản sử dụng camera gắn trên robot nhằm ứng dụng trong việc trợ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!