Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1214

Thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN

THIÊN TÍNH NỮ

TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƢ

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. TRẦN THỊ QUỲNH LÊ

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng

dẫn khoa học của TS. Trần Thị Quỳnh Lê. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn

là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trên bất kì công trình nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thị Quỳnh Lê - ngƣời đã tận tình hƣớng

dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Phòng Sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan tâm, tạo mọi điều kiện cho

tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, những ngƣời

luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng Vân

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................9

6. Đóng góp của luận văn..........................................................................................10

7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................10

CHƢƠNG 1: NGUYỄN NGỌC TƢ VÀ THIÊN TÍNH NỮ TRONG VĂN HỌC

VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI......................................................................................11

1.1. Nguyễn Ngọc Tƣ và hành trình nghệ thuật ....................................................11

1.1.1. Cuộc đời và sự nghiệp..............................................................................11

1.1.2. Nguyễn Ngọc Tƣ trong dòng chảy văn học Việt Nam đƣơng đại ...........13

1.2. Vấn đề thiên tính nữ trong văn học Việt Nam................................................16

1.2.1. Giới thuyết về thiên tính nữ và thiên tính nữ trong văn học ....................16

1.2.2. Thiên tính nữ trong văn học Việt Nam ....................................................19

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................24

CHƢƠNG 2: THIÊN TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC

TƢ NHÌN TỪ ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT...............................................................25

2.1. Đề tài...............................................................................................................25

2.1.1. Quê hƣơng – tình yêu máu thịt của ngƣời phụ nữ....................................25

2.1.2. Hôn nhân, gia đình – những lo âu, dự cảm về sự rạn nứt, đổ vỡ ………30

2.1.3. Tình yêu – những nỗi niềm giấu kín ........................................................36

2.2. Nhân vật..........................................................................................................41

2.2.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ.............................................................................42

2.1.1.1. Ngƣời phụ nữ - hiện thân của vẻ đẹp thiên tính nữ ...........................42

2.2.1.2. Ngƣời phụ nữ và những góc khuất đàn bà.........................................48

2.2.2. Những nhân vật khác................................................................................52

2.2.2.1. Nhân vật ngƣời đàn ông – những hình mẫu mang khao khát của

ngƣời đàn bà....................................................................................................52

2.2.2.2. Nhân vật trẻ em – “khắc khoải khôn nguôi” của ngƣời phụ nữ ........55

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................60

CHƢƠNG 3: THIÊN TÍNH NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC

TƢ NHÌN TỪ HÌNH THỨC THỂ HIỆN .............................................................61

3.1. Không thời gian nghệ thuật ............................................................................61

3.1.1. Không gian đời thƣờng, thời gian hiện tại ...............................................62

3.1.2. Không gian tâm tƣởng, thời gian hoài niệm.............................................67

3.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................72

3.2.1. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu hiện .............................................................72

3.2.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ ............................................................................78

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ........................................................................................83

KẾT LUẬN..............................................................................................................84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................86

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Xuất hiện trên văn đàn văn học những năm đầu của thế kỉ XXI, Nguyễn

Ngọc Tƣ là một trong những cây bút nữ viết truyện ngắn thành công đƣợc bạn đọc

yêu mến. Văn chƣơng Nguyễn Ngọc Tƣ hấp dẫn bạn đọc bởi chất đời, sự mộc mạc,

giản dị mang đậm chất Nam Bộ. Những số phận, mảnh đời con ngƣời dân quê Nam

Bộ hiện lên trên trang viết Nguyễn Ngọc Tƣ với sự trầm buồn, da diết, yêu thƣơng.

Trong suốt hơn 20 năm sáng tác, Nguyễn Ngọc Tƣ đã để lại nhiều dấu ấn mạnh mẽ

trên văn đàn qua hàng loạt giải thƣởng với những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Ngọn đèn

không tắt (2000), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy

mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận

(2005),... Tiếng vang của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc khẳng định qua những

giải thƣởng có giá trị trong và ngoài nƣớc đặc biệt với hai tác phẩm đặc sắc Ngọn

đèn không tắt và Cánh đồng bất tận. Điều đáng tự hào của nữ nhà văn là đã vinh

dự lọt vào Top 50 ngƣời phụ nữ có ảnh hƣởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp

chí Forbes bình chọn năm 2019.

Sau năm 1986, cùng với sự đổi mới toàn diện của đất nƣớc, văn học đã có

những bƣớc chuyển mình rõ rệt và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong

những thành tựu này phải kể đến sự đóng góp lớn của truyện ngắn và những nhà

văn nữ. Mỗi nhà văn với một cách tiếp cận khác nhau đã đem đến sự phong phú đa

dạng cho truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại. Trong đó, thiên tính nữ đƣợc xem là

một đặc điểm làm nên sự độc đáo của các cây bút nữ. Đó không chỉ là tiếng nói

khẳng định vị trí và tài năng của các nhà văn nữ mà còn đƣợc xem là những biểu

hiện của ý thức nữ quyền trong văn chƣơng nghệ thuật. Dù ý thức hay không ý

thức, những yếu tố thuộc về tính nữ, về giới vẫn chi phối đến sáng tác của nhà văn

đặc biệt là nhà văn nữ. Nguyễn Ngọc Tƣ cũng vậy. Không chỉ là nhà văn của cuộc

sống và con ngƣời Nam Bộ, sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ trƣớc hết là tiếng nói

của một cây bút nữ trên hành trình khám phá cuộc sống và khám phá chính mình.

Bằng sự thấu hiểu, yêu thƣơng, đồng điệu và chia sẻ sâu sắc về nữ giới, nhà văn

2

Nguyễn Ngọc Tƣ đã đi sâu vào những điều rung động thầm kín, những tiếng lòng

thổn thức, ẩn ức bên trong của ngƣời phụ nữ qua từng trang văn. Đó là khát khao

đƣợc yêu thƣơng, sẻ chia trong tình yêu; mong ƣớc gia đình hạnh phúc; thiên chức

làm mẹ; đƣợc thỏa mãn ân ái vợ chồng,… Tất cả điều đó làm nên thiên tính nữ của

Nguyễn Ngọc Tƣ qua tƣ duy nghệ thuật, cách tổ chức tác phẩm. Mỗi tác phẩm thể

hiện sự khắc khoải, suy tƣ của một trái tim nữ khi viết về tâm tƣ của giới mình.

Thiên tính nữ vì thế trở thành một đặc sắc trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.

Chính điều này, đã góp phần khẳng định đƣợc tài năng và phong cách nghệ thuật

viết truyện ngắn của nữ nhà văn.

Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thiên tính nữ

trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Chúng tôi hi vọng với hƣớng nghiên cứu này

có thể tiếp cận sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ theo một hƣớng riêng từ góc nhìn

thiên tính nữ, để đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định về giá trị truyện ngắn của

nhà văn nữ trong tiến trình vận động văn xuôi Việt Nam sau năm 1986.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Tƣ là cây bút nữ trẻ tài năng. Mặc dù thời gian sáng tác chƣa

dài nhƣng chị liên tục cho ra đời những tác phẩm có giá trị. Trong thời gian vừa

qua, đã có rất nhiều bài báo, bài nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tƣ,

điều này cho thấy bạn đọc đã dành sự quan tâm đặc biệt đến nhà văn nữ này. Trong

phạm vi đề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ đi vào những công trình, bài viết khái quát

về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ và vấn đề thiên tính nữ trong sáng tác của nữ nhà

văn này.

2.1. Những công trình, bài viết khát quát về truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Nghiên cứu về Nguyễn Ngọc Tƣ có thể thấy phần lớn các công trình, bài viết

đều tập trung khẳng định màu sắc Nam Bộ làm nên chất riêng trong truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tƣ và cũng là đóng góp của nữ nhà văn trong dòng chảy văn học

đƣơng đại. Nhà văn Dạ Ngân từng nhận xét về Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Văn của

Ngọc Tư mang đậm chất Nam Bộ: hồn hậu, hào sảng. Văn hóa tiểu vùng khác nhau,

thì sản sinh ra những chất văn khác nhau, sản sinh ra những tác giả khác nhau. Ở

Bắc Hà không sinh ra văn của Ngọc Tư được, mà ở Nam Bộ không thể sinh ra được

3

văn của Y Ban và Tạ Duy Anh được, tôi nghĩ thế” [29]. Mỗi nhà văn đều có một

vùng không gian trọng điểm mà họ am hiểu và gắn bó. Sự am hiểu quê hƣơng của

Nguyễn Ngọc Tƣ từ vốn sống và trải nghiệm cuộc đời đƣợc chị khẳng định: “Tôi tự

tin vào sự hiểu biết về nông thôn quê hương tôi” [58].

Yêu mến tài năng của Nguyễn Ngọc Tƣ, tác giả Trần Hữu Dũng dù đang

sinh sống và làm việc tại Mỹ đã lập một thƣ viện điện tử Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư.

Trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, tác giả đã nhấn mạnh chính

ngôn ngữ Nam Bộ đƣợc sử dụng tự nhiên đã tạo nên dấu ấn riêng biệt trong truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Nguyễn Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo

được một chỗ đứng khu biệt cho mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của

Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc rươm rà từ mỗi truyện cô viết. Đúng (…)

Song, trước hết, cái đầu tiên làm người đọc choáng váng là nồng độ phương ngữ

miền Nam trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư”, “Từ vựng Nguyễn Ngọc Tư không

quý phái hay độc sáng như của Mai Ninh chẳng hạn nhưng, đối nghịch, đó là một

từ vựng dân dã, lấy hẳn từ cuộc sống xung quanh. Sự phong phú của phương ngữ

trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư tích tụ của một thính giác tinh nhạy và trọn

vẹn: nghe và nhớ” [9]. Chất Nam Bộ của Nguyễn Ngọc Tƣ đƣợc tác giả Huỳnh

Công Tín khẳng định trong bài viết Nguyễn Ngọc Tư, một nhà văn trẻ Nam Bộ

nhƣ sau: “Đặc biệt, vùng đất và con người Nam Bộ trong các sáng tác của chị được

dựng lên bằng chính chất liệu của nó là ngôn từ và văn phong nhiều chất Nam Bộ

của chị” [41].

Ngoài ra có thể thấy khi tìm hiểu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ, một số tác giả

công trình nghiên cứu khác còn đi sâu khám phá về nhân vật, đặc điểm và phong cách

truyện ngắn của nhà văn nữ Nam Bộ này. Luận văn thạc sĩ văn học của tác giả Đoàn

Thị Tiến trƣờng Đại học Vinh năm 2011 với công trình nghiên cứu Thế giới nhân

vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra “Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng thế

giới nhân vật với dụng ý kí thác tư tưởng, quan điểm nghệ thuật của mình đến với

công chúng bạn đọc. Đồng thời đề cao trách nhiệm của người cầm bút, phải làm sao

thể hiện tài năng vốn có của mình để truyền tải hết tình yêu thương tha thiết với đồng

loại, đau cùng nỗi đau của nhân vật. Vì thế nhà văn đã xây dựng các kiểu nhân vật:

4

nhân vật cô đơn, nhân vật sám hối, nhân vật bi kịch, nhân vật vượt lên số phận,… rất

phong phú đa dạng” [40, tr.110]. Đồng thời, có hai công trình nghiên cứu khá đầy đủ

về phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ là luận văn thạc sĩ

văn học Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của tác giả Nguyễn Thành Ngọc

Bảo thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh và luận văn thạc sĩ ngôn

ngữ và văn hóa Việt Nam Những đặc điểm thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn

Ngọc Tư của tác giả Phạm Thị Lâm thuộc trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2. Bên

cạnh đó, cũng có công trình nghiên cứu những phƣơng diện làm nên phong cách

Nguyễn Ngọc Tƣ. Tác giả Lƣơng Thị Hải trong luận văn thạc sĩ Phong cách truyện

ngắn Nguyễn Ngọc Tư đã chỉ ra “yếu tố chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân

phong cách nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư là bản sắc vùng văn hóa Nam Bộ với những

nét đặc sắc” [21, tr.105] và “chi phối thế giới nhân vật là quan niệm nghệ thuật về

con người của Nguyễn Ngọc Tư với cái nhìn nhân ái” [17, tr.105]. Trong thời gian

gần đây, tác giả Lê Thúy Vi trƣờng Đại học Quy Nhơn cũng đóng góp công trình

nghiên cứu Sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư năm 2021

đã chỉ ra sự vận động trong phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhìn từ phƣơng

diện nội dung và phƣơng diện nghệ thuật nhƣ sau: “Từ sự thấu hiểu ngày càng sâu

sắc, tác phẩm của chị có được sức nặng khái quát khi nó đặt ra được những vấn đề

nhân sinh sâu sắc của con người nói chung, không chỉ là những vấn đề của một số

đối tượng chính ở thời kì đầu như người nông dân, người nghệ sĩ. Tuy có sự thay đổi,

nhưng người đọc vẫn nhận ra một Nguyễn Ngọc Tư nhân hậu đằng sau những trang

viết có vẻ lạnh lùng, gay gắt ấy. Đó là điểm thống nhất xuyên suốt của Nguyễn Ngọc

Tư” [60, tr.110], “Không còn kiểu kể chuyện theo bản năng như nói chuyện, như thủ

thỉ tâm tình, càng về sau, cách kể chuyện của Nguyễn Ngọc Tư đã có nhiều sự mới

mẻ” [60, tr.110].

Những công trình bài viết nghiên cứu về phong cách nghệ thuật truyện ngắn

Nguyễn Ngọc Tƣ đã đề cập trên nhiều phƣơng diện. Giọng điệu là một trong những

phƣơng diện biểu hiện quan trọng của phong cách nhà văn ngƣời Nam Bộ này. Ở

bài viết Một số giọng điệu trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tác giả Phạm Thị

Hồng Nhung đã chỉ ra ba giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của nữ nhà văn là:

5

giọng buồn mênh mang; giọng trầm tĩnh, có phần đƣợm chua xót đắng cay và giọng

dân dã mộc mạc. Tác giả Phạm Thị Hồng Nhung đã kết luận về giọng điệu trong

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ nhƣ sau: “Như vậy, có thể thấy bên cạnh âm hưởng

và giọng buồn, nhưng không chán chường ủ dột, thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là

giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên phong cách nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư”

[31]. Trong bài viết Không gian sông nước trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc

Tư của Thụy Khuê đăng trên trang web Viet – Studies và Thời gian huyền thoại

trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tƣ của Mai Hồng đƣợc

đăng trên trang web Viet – Studies đã làm rõ không thời gian nghệ thuật trong

truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ chính là không gian ruộng đồng sông nƣớc và thời

huyền thoại. Bên cạnh đó, bàn về hình tƣợng con ngƣời có bài viết Hình tượng con

người cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư đăng trên Tạp chí Văn nghệ

quân đội của tác giả Phạm Thái Lê. Nhƣ vậy, đa số các bài viết chủ yếu khai thác

cảm hứng nghệ thuật và các phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: không gian nghệ thuật,

thời gian nghệ thuật, nhân vật, ngôn ngữ ,... trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ.

Ngoài ra còn một số lƣợng không nhỏ những nghiên cứu về những tác phẩm cụ thể

của Nguyễn Ngọc Tƣ đặc biệt là những tác phẩm tiêu biểu nhƣ Cánh đồng bất tận,

Khói trời lộng lẫy, Ngọn đèn không tắt,… Ở các công trình bài viết này tuy thiên

tính nữ không phải là đối tƣợng nghiên cứu trực tiếp song đây đó ngƣời viết vẫn tìm

thấy đƣợc những gợi ý liên quan đến đề tài.

2.2. Những bài viết về thiên tính nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư và trong

văn học Việt Nam đương đại

Trong phạm vi tài liệu chúng tôi khảo sát đƣợc, tuy chƣa nhiều nhƣng vấn đề

thiên tính nữ đã đƣợc nghiên cứu trong văn học Việt Nam ở các thể loại thơ lẫn văn

xuôi. Tiêu biểu có thể kể đến công trình nghiên cứu của tác giả Phan Thanh Bình

trƣờng Đại học Sƣ phạm năm 2007 với đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong

truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã chỉ ra yếu tố thiên tính nữ trong sáng tác

của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nhƣ sau: “Vẻ đẹp của thiên tính nữ còn được

Nguyễn Huy Thiệp tập trung ở việc khắc họa sự hòa nhập của cái đẹp thực với cái

đẹp bí ẩn thiêng liêng của tạo hóa, tạo vẻ đẹp mang màu sắc huyền ảo vừa gần gũi,

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!