Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thiên nhiên và con người nam bộ trong “đất rừng phương nam” của đoàn giỏi.
MIỄN PHÍ
Số trang
67
Kích thước
655.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1499

Thiên nhiên và con người nam bộ trong “đất rừng phương nam” của đoàn giỏi.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊ LINH NGÂN

Thiên nhiên và con người Nam Bộ trong “Đất

rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Nam Bộ là mảnh đất có truyền thống văn chương. Truyền thống ấy

được viết nên bởi sự gắn bó máu thịt giữa người nghệ sĩ với chất hiện thực ngồn

ngộn luôn sẵn có của một vùng đất mới. Bằng lối văn thông tục, những nhà văn

ưu tú của lục tỉnh Nam kỳ đã đưa hình ảnh quê hương mình từ một mảnh đất

mới mẻ, xa lạ và đầy bí ẩn trở nên vô cùng gần gũi với đồng bào cả nước.

Cùng với Hồ Biểu Chánh, Trang Thế Hy, Anh Đức, Sơn Nam, Nguyễn

Quang Sáng… Đoàn Giỏi được đánh giá là cây bút văn xuôi độc đáo trong

việc làm sống dậy cá tính và bản lĩnh người phương Nam. Bằng tình yêu và

trách nhiệm đối với quê hương, bằng lối viết mộc mạc nhưng có khả năng thu

hút bạn đọc ở mọi lứa tuổi, Đoàn Giỏi đã sớm tạo dựng tên tuổi trong “vườn

văn” Nam Bộ.

1.2. Gắn với tên tuổi Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam đã để lại ấn

tượng đẹp trong lòng bao thế hệ độc giả. Với đứa con tinh thần này, Đoàn

Giỏi đã làm tốt nhiệm vụ của một nhà văn khi thổi vào tác phẩm của mình

hồn khí của thiên nhiên và con người miền Nam. Qua những trang văn thấm

3

đẫm hơi thở của sông nước, rừng cây, của dáng hình, thần thái con người

Nam Bộ, Đoàn Giỏi đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện tưởng như được viết

nên từ huyền thoại. Bên cạnh đó, ông còn thể hiện khả năng biến những câu

chữ tưởng như vô hồn trở nên vô cùng sinh động.

1.3. Cái nôi của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại chính là Nam Bộ. Ở

mảnh đất trù phú này, hàng loạt những tác phẩm mở đầu cho khuynh hướng

hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã được

đăng đàn. Nam Bộ là “đất của tiểu thuyết”, vậy thì không lý gì những cuốn

tiểu thuyết độc đáo của Nam Bộ lại không xứng đáng được giành đất để

nghiên cứu. Là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tạo văn chương

của Đoàn Giỏi, được lựa chọn trích dẫn trong chương trình Ngữ văn 6, được

dựng thành phim, được bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận nồng nhiệt, thế

nhưng hầu như những bài nghiên cứu về Đất rừng phương Nam vẫn chỉ xuất

hiện dưới hình thức những bài phê bình mang tính chất nhỏ lẻ.

Chọn, nghiên cứu đề tài Thiên nhiên và con người Nam Bộ trong

“Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi, khóa luận đi đến nhận diện những

đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó, có những đánh giá

xác đáng về đóng góp của Đoàn Giỏi đối với mảng văn xuôi Nam Bộ.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Có thể khẳng định, Đoàn Giỏi là một nhà văn tài hoa. Càng lão luyện,

ông lại càng thể hiện sức viết của một ngòi bút đầy tinh lực. Thế nhưng,

những bài viết, những công trình nghiên cứu về Đoàn Giỏi và văn nghiệp của

ông lại vô cùng khiêm tốn so với những gì mà ông đã cống hiến.

2.1. Về tác giả Đoàn Giỏi:

Trong một số giáo trình, từ điển văn học, từ điển nhà văn,… cuộc đời và

sự nghiệp văn chương Đoàn Giỏi cũng được đề cập đến, song chỉ dừng lại ở

những bài giới thiệu có tính khái quát. Có thể viện dẫn một số công trình sau:

4

- Nguyễn Đăng Mạnh - Bùi Duy Tân - Nguyễn Như Ý (Đồng chủ biên,

2004), Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho nhà trường,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

- Hội nhà văn Việt Nam (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội

nhà văn, Hà Nội.

- Ngô Văn Phú - Phong Vũ - Nguyễn Phan Hách (1999), Nhà văn Việt

Nam thế kỷ XX (Tập 2), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

- Trần Mạnh Thường - biên soạn (2003), Từ điển tác gia văn học thế

kỷ XX, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

Bên cạnh đó, qua hồi ký của một số đồng nghiệp, hoặc qua một số giai

thoại được truyền lại trong làng văn, chân dung Đoàn Giỏi cũng hiện lên khá

rõ nét. Theo hồi ức Nhớ Đoàn Giỏi của Sơn Nam thì Đoàn Giỏi có tác phong

“khệ nệ” của người khu 8, Mỹ Tho và những thói quen ăn vận, cư xử đậm

chất Nam Bộ. Hồi ức cũng cho thấy Đoàn Giỏi là người nghiêm túc, tận tâm

với nghề nghiệp, hễ nghe ai nói trật một dấu hỏi, dấu ngã là ông sửa ngay cho

đến ý tưởng cải biên “ngâm thơ” thành “thét thơ” vô cùng độc đáo.

Bài viết Đoàn Giỏi - Nhà văn ưu tú của Nam Bộ kể về những kỷ niệm

của nhà văn Anh Đức từ lúc nhận được sự dìu dắt của Đoàn Giỏi cho đến khi

ông vĩnh biệt tác giả của Đất rừng phương Nam. Qua bài viết này, bên cạnh

hình ảnh một Đoàn Giỏi mẫn cán, nhiệt tình đào tạo nhà văn trẻ cho đất nước,

Anh Đức còn khẳng định vị trí của cây bút Đoàn Giỏi từ khi còn ở chốn bưng

biền Nam Bộ cho đến những ngày sống giữa thủ đô.

Chân dung Đoàn Giỏi cũng được nhà văn Nguyễn Thụy Kha phục

dựng qua bài viết Đoàn Giỏi “cậu bé” nhiều tuổi đăng trên tạp chí Văn học

& Tuổi trẻ. Từ sự xuất hiện của Đoàn Giỏi trong Từ điển văn hóa Việt Nam

cùng những ảnh hưởng của văn chương Đoàn Giỏi đến tuổi thơ của mình,

5

Nguyễn Thụy Kha khẳng định: “Để bước vào đội ngũ nhân vật chí Việt Nam

từ ngày lập quốc, thật không phải dễ dàng…”

Trong tập tiểu luận - phê bình Tiếng vọng những mùa qua, Nguyễn

Thị Thanh Xuân nhận định: “Có mảnh đất sinh ra những nhà văn, và ngược

lại, có nhà văn từ trang viết đã biến miền quê riêng của mình thành miền quê

chung thân thuộc trong tâm tưởng bao người... Với Đoàn Giỏi, tôi nghĩ rằng

ông đã đón nhận được cái hạnh phúc đó... Ông đã đem đến cho bạn đọc cả

nước những hiểu biết và tình cảm về một vùng đất mà trước đó xa ngái,

hoang sơ trong hình dung của mọi người... Ông đã xây dựng những nhân vật

lòng đầy nghĩa khí mà tinh tế và giàu chất văn hóa...”

Ngoài ra trên các trang thông tin điện tử, đặc biệt là trên các chuyên

mục về văn học nghệ thuật, thi thoảng cũng xuất hiện những nhận xét, đánh

giá về Đoàn Giỏi và văn nghiệp của ông.

Trên blog của nhà nghiên cứu văn hóa, văn học Vương Trí Nhàn

(www.vuongdangbi.blogspot.com) có đăng cuộc trò chuyện giữa ông và Đoàn

Giỏi về Hà Nội - mảnh đất mà Đoàn Giỏi đã gửi gắm một mảnh tâm hồn

mình. Qua cuộc trò chuyện Đoàn Giỏi bộc bạch, chỉ có ở Hà Nội, ông mới có

thể viết hay về quê hương miền Nam và ngược lại, chỉ khi trở về miền Nam,

ông mới có thể trả mối nợ thâm tình cho Hà Nội. Tâm sự này đã được Vương

Trí Nhàn đúc kết: “Đoàn Giỏi là một nhà văn của những kỷ niệm”.

Đồng quan điểm với Vương Trí Nhàn, TS. Phạm Văn Tình trong bài

viết Mái đình - nét đẹp trong hồn quê Việt Nam nhận định: “Nhà văn Đoàn

Giỏi, trong bài tùy bút “Măng tầm vông” đã có những dòng thật cảm động,

mô tả tâm trạng của người con miền Nam tập kết ra Bắc, ngồi trên thuyền

nhìn lại xóm làng của mình lần cuối: “Tôi đứng mãi trên boong, chờ đợi phút

qua ngang nhà. Làng tôi, xanh ngắt những tàu dừa, tàu chuối. Mái đình cháy

6

hơn một nửa, nhô ra giữa rặng cây. Bờ tầm vông thấp thoáng, ngọn tầm vông

hoe vàng trong ánh nắng một chiều thu”.

Trên trang thông tin điện tử của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh

(www.nhavantphcm.com.vn) cũng có hai bài viết: Đoàn Giỏi - nhà văn của

núi cả cây ngàn của Đỗ Thành Nam và Đoàn Giỏi và những áng văn của

đất của rừng phương Nam của Huỳnh Mẫn Chi. Nếu như Đỗ Thành Nam

nghiêng về tóm tắt tiểu sử và nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên của Đoàn Giỏi

qua kho tư liệu được ghi chép tỉ mỉ về những câu chuyện chỉ có ở phương

Nam thì Huỳnh Mẫn Chi tập trung tìm hiểu con người, sự nghiệp văn chương

và đôi nét về tác phẩm cuối cùng đang còn dang dở của Đoàn Giỏi.

Trên trang báo điện tử của văn nghệ sĩ vùng sông Cửu Long

(www.vannghesongcuulong.org.vn) có bài viết Nhớ Đoàn Giỏi - Nhà văn

chiến sĩ công an của tác giả Đoàn Minh Tuấn. Bài viết này được xem như là

một nén nhang tưởng nhớ nhà văn - chiến sĩ Tiền Giang tài hoa đã để lại cho

đời những trang văn thấm đượm tình người. Qua bài viết, hình ảnh Đoàn Giỏi

trong những ngày cuối đời được tác giả ghi lại khá rõ nét.

2.2. Về tác phẩm Đất rừng phương Nam

Hiện, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn

diện giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam. Rải

rác trong một số công trình nghiên cứu, một số bài viết về văn học 1945 -

1975, tác phẩm cũng được điểm qua bằng một vài nhận xét có tính khái lược.

Có thể kể đến bài phê bình Đất rừng phương Nam của Tô Hoài trong

cuốn Phê bình - bình luận văn học do Vũ Tiến Quỳnh biên soạn (1998). Ở

bài viết này, Tô Hoài khẳng định “những sáng tác viết cho thiếu nhi của

Đoàn Giỏi như tiểu thuyết Cuộc truy tầm kho vũ khí, tiểu thuyết Đất rừng

phương Nam, truyện Cái trống con… Có thể nói tất cả các sáng tác viết cho

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!