Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của thành phố trực thuộc trung ương
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
fftrrvtyo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THI TUYỂN CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số chuyên ngành: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ TRÍ HẢO
Học viên: VŨ THỊ DIỆP
Lớp: CHLHP&HC, KHÓA 23
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết đề tài luận văn “Thi tuyển công chức trong cơ quan hành
chính nhà nƣớc của Thành phố trực thuộc Trung ƣơng” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Toàn bộ nội dung được trình bày và kết quả nghiên cứu đạt được
trong luận văn này do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. VÕ TRÍ
HẢO. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận văn này là
trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam kết của
mình.
Tác giả Luận văn
Vũ Thị Diệp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài........................................................................3
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài..........................................................3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.................................................................3
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài........................................................4
7. Kết cấu luận văn ................................................................................................4
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THI TUYỂN CÔNG
CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ
TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG.............................................................................4
1.1. Công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc của Thành phố trực
thuộc Trung ƣơng ..................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố
trực thuộc trung ương ...........................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố
trực thuộc trung ương .........................................................................................10
1.1.3. Phân loại công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố
trực thuộc trung ương .........................................................................................11
1.2. Thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nƣớc của Thành phố
trực thuộc Trung ƣơng........................................................................................12
1.2.1. Khái niệm thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của
Thành phố trực thuộc Trung ương .....................................................................12
1.2.2. Căn cứ, điều kiện, nguyên tắc thi tuyển công chức trong cơ quan hành
chính nhà nước của Thành phố trực thuộc Trung ương .....................................13
1.2.3. Thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà
nước của Thành phố trực thuộc Trung ương......................................................18
1.2.4. Trình tự, thủ tục thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
của Thành phố trực thuộc Trung ương...............................................................19
1.3. Phân biệt thi tuyển công chức với các hình thức tuyển dụng khác..........28
1.3.1. Phân biệt giữa thi tuyển và xét tuyển công chức......................................28
1.3.2. Phân biệt giữa thi tuyển và trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công
chức ....................................................................................................................29
1.4. Kinh nghiệm lịch sử về công tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành
chính nhà nƣớc.....................................................................................................31
1.5. Những nhân tố tác động đến thi tuyển công chức trong cơ quan hành
chính nƣớc của Thành phố trực thuộc Trung ƣơng.........................................33
1.5.1. Nhóm nhân tố chính trị - pháp luật ..........................................................33
1.5.2. Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội..................................................................35
1.5.3. Nhóm nhân tố khoa học – công nghệ.......................................................37
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THI TUYỂN CÔNG CHỨC TẠI
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN...............................41
2.1. Thực trạng về đội ngũ công chức trong cơ quan hành chính của Thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ ............................................................41
2.1.1. Thực trạng về đội ngũ công chức trong cơ quan hành chính của Thành
phố Hồ Chí Minh................................................................................................41
2.1.2. Thực trạng về đội ngũ công chức trong cơ quan hành chính của Thành
phố Cần Thơ .......................................................................................................42
2.2. Thực trạng công tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà
nƣớc của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ và giải pháp hoàn
thiện.......................................................................................................................44
2.2.1. Tình hình thi tuyển công chức hành chính nhà nước của Thành phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Cần Thơ ..........................................................................44
2.2.2. Thực trạng về căn cứ thi tuyển và giải pháp hoàn thiện...........................48
2.2.3. Thực trạng về điều kiện thi tuyển công chức và giải pháp hoàn thiện.....52
2.2.4. Thực trạng về thẩm quyền tổ chức thi tuyển công chức và giải pháp hoàn
thiện ....................................................................................................................58
2.2.5. Thực trạng về trình tự, thủ tục thi tuyển và giải pháp hoàn thiện ............59
2.2.6. Thực trạng về nội dung, hình thức thi tuyển và giải pháp hoàn thiện......69
2.3. Giải pháp hoàn thiện và đổi mới công tác thi tuyển công chức trong cơ
quan hành chính nhà nƣớc .................................................................................78
2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính
nhà nước .............................................................................................................78
2.3.2. Đổi mới quan điểm về công tác thi tuyển công chức..............................79
2.3.3. Đổi mới công tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
............................................................................................................................79
2.3.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động thi tuyển...............81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................82
KẾT LUẬN..............................................................................................................83
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến nền hành chính nhà nước là nhắc đến hệ thống thể chế quản lý,
điều hành, bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật là cơ sở để quản lý Nhà nước;
cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của bộ máy cơ quan hành chính các cấp, các
ngành từ Trung ương đến địa phương; đội ngũ công chức hành chính. Trong đó, có
thể khẳng định yếu tố con người (công chức hành chính) luôn là yếu tố có tính chất
quyết định và quan trọng nhất. Đội ngũ công chức có vị trí rường cột trong tổ chức,
hoạt động của các cơ quan hành chính, có vai trò quyết định đến sự phát triển của
đất nước, là đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng và thực thi luật pháp,
quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; tham mưu, hoạch định, tổ chức thực
hiện và thanh tra, kiểm tra việc thực thi các đường lối, chính sách. Để không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước nói chung và của các cơ
quan hành chính nhà nước nói riêng, việc tuyển chọn những người thực sự có trình
độ, năng lực và đạo đức để trở thành một công chức hành chính nhà nước là nhiệm
vụ hàng đầu, vừa mang tính cấp thiết và vừa mang tính kế thừa, thường xuyên, liên
tục và lâu dài trong các giai đoạn phát triển của đất nước. Muốn như vậy, hệ thống
pháp lý về công tác thi tuyển công chức hành chính phải được quy định một cách
chặt chẽ, hệ thống, hợp lý và thực sự mang lại hiệu quả, đảm bảo chất lượng công
chức được tuyển chọn.
Thời gian qua, bên cạnh những mặt làm được trong công tác thi tuyển công
chức hành chính như được tiến hành thường xuyên, liên tục tại tất cả các địa
phương trên cả nước; chất lượng đội ngũ công chức đang dần được nâng cao và chú
trọng hơn về chất lượng thì công tác thi tuyển công chức hành chính còn bộc lộ
không ít những hạn chế, tồn tại, chưa phát huy được được hiệu lực pháp lý và hiệu
quả thật sự của các văn bản quy phạm pháp luật. Luật Cán bộ, công chức năm 2008
đến nay đã trở lên lỗi thời, có nhiều điểm không còn phù hợp với tình hình thực tế
và nhu cầu về chất lượng công chức trong thời đại mới, gây ra không ít khó khăn
cho các cơ quan khi áp dụng dẫn đến hiệu quả công tác thi tuyển công chức không
cao.
Ngoài ra, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ công chức hiện nay vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước; số lượng công chức ngày càng tăng do việc
tuyển dụng tràn lan, không đúng chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước; việc
áp dụng quy định pháp luật không thống nhất giữa các tỉnh, Thành phố trong thi
2
tuyển công chức dẫn đến chênh lệch về số lượng, chất lượng công chức; nội dung
thi tuyển còn chưa thật sự phù hợp và phản ánh đúng năng lực của người dự thi; vấn
đề tiếp nhận người trúng tuyển công chức và tập sự công chức còn nhiều bất cập, sai
sót.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại như trên, có nguyên
nhân khách quan cũng có các nguyên nhân chủ quan tuy nhiên việc quy định chưa
thật sự chặt chẽ, đầy đủ và hợp lý của các quy định pháp luật về vấn đề thi tuyển
công chức là nguyên nhân hàng đầu. Do đó hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực
hiện thi tuyển công chức hành chính nhà nước bảo đảm tăng về chất, giảm về lượng
trong bộ máy hành chính nhà nước nói chung và trong cơ quan hành chính nhà nước
của Thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng là một trong những vấn đề cần
được nghiên cứu.
Với ý nghĩa đó, tác giả chọn đề tài “Thi tuyển công chức trong cơ quan hành
chính nhà nước của Thành phố trực thuộc Trung ương” làm Luận văn thạc sĩ Luật
học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về công chức nói chung và thi tuyển công chức nói riêng, hiện
nay có ý nghĩa và tầm quan trọng hết sức to lớn, được nhiều tác giả quan tâm với
phạm vi và mức độ khác nhau.
Trong phạm vi Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, hiện nay chưa có một
đề tài khóa luận hay luận văn nào nghiên cứu về vấn đề “thi tuyển công chức hành
chính”. Tuy nhiên, cũng đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về công tác tuyển dụng
công chức nói chung. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Quang Lâm với
đề tài “Bầu cử, sử dụng cán bộ và tuyển dụng, sử dụng công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước cấp tỉnh tại tỉnh Lâm Đồng” (2013)…Bên cạnh đó, cũng có
các bài viết đề cập đến các góc độ khác nhau liên quan đến công tác tuyển dụng
công chức như bài viết “Một số vấn đề về đổi mới tuyển dụng công chức ở Việt
Nam” (2016) của PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Hải đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà
nước (số 5) năm 2016,…Đặc điểm chung của các đề tài, bài viết nêu trên đều có
phạm vi nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực trạng công tác tuyển dụng công chức
nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện về các nội dung của thi
tuyển công chức hành chính nhà nước.
3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả hệ thống lại vấn đề lý luận về thi
tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước kết hợp khảo sát thực tiễn áp
dụng Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định pháp luật hiện hành có liên
quan quy định về thi tuyển công chức để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hành chính về thi tuyển công chức hành
chính nhà nước của Thành phố trực thuộc Trung ương theo đúng tinh thần cải cách
hành chính. Để đạt được mục đích trên luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau:
- Nghiên cứu và hệ thống toàn bộ những vấn đề lý luận và pháp lý về công
tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Phân tích và đánh giá những quy định của Luật Cán bộ công chức năm
2008 và các quy định pháp luật hiện hành có liên quan về thi tuyển công chức trong
cơ quan hành chính nhà nước của Thành phố trực thuộc Trung ương.
- Đánh giá đúng thực trạng công tác thi tuyển công chức hành chính nhà
nước tại một số Thành phố trực thuộc Trung ương và đưa ra kiến nghị, giải pháp
hoàn thiện đối với công tác này.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học tác giả tập trung nghiên cứu một
số vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn về thi tuyển công chức tại cơ quan
hành chính nhà nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Cơ sở phương pháp luận: Để đạt được những mục đích đề ra, trong quá trình
nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp khoa học như:
phân tích, thống kê, tổng hợp và đối chiếu so sánh.
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác
– Lê-nin, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp ở Chương 1 nhằm
khái quát hóa tình hình nghiên cứu của đề tài cũng như tổng hợp, đánh giá cơ sở lý
luận và cơ sở pháp lý của công tác thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính
nhà nước của Thành phố trực thuộc Trung ương để làm nền tảng cho Chương 2. Ở
Chương 2, tác giả đã nghiên cứu theo phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực
4
tiễn, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng hợp, đánh giá thực tiễn để giải quyết
những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê,
so sánh, đối chiếu và tổng hợp để đánh giá thực trạng, những hạn chế trong thi
tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước của một số Thành phố trực
thuộc Trung ương để đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Đề tài là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống dưới
góc độ lý luận đồng thời đưa ra thực trạng và giải pháp hoàn thiện, đổi mới công tác
thi tuyển công chức trong cơ quan hành chính nhà nước.
Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên Cao học Luật và
những ai quan tâm đến đề tài này. Mặt khác, với chủ trương của Đảng và Nhà nước
ta trong tiến trình cải cách hành chính và chế độ công vụ công chức hiện nay, đề tài
sẽ là tài liệu bổ ích cho những người làm công việc thực tế như cán bộ làm công tác
tuyển dụng công chức hành chính nhà nước.
7. Kết cấu luận văn
Phần mở đầu
Phần nội dung: Gồm 2 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thi tuyển công chức trong cơ quan
hành chính nhà nước của thành phố trực thuộc trung ương.
Chương 2: Thực trạng công tác thi tuyển công chức tại cơ quan hành chính
nhà nước của Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ và giải pháp hoàn
thiện.