Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp
MIỄN PHÍ
Số trang
74
Kích thước
603.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
814

thị trường vàng việt nam, thực trạng và giải pháp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LuËn v¨n tèt nghiÖp

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vàng là hàng hoá đa dạng với chức năng là tiền tệ, công cụ tài chính và

hàng hoá thông thường. Mặc dù thực tế chức năng tiền tệ của vàng không còn

quan trọng như thời kỳ bản vị vàng, Chính phủ rất nhiều nước vẫn giữ một

lượng vàng đáng kể trong dự trữ. Vàng vẫn còn chứng tỏ vai trò quan trong

của mình như một công cụ tài chính bên cạnh các công cụ tài chính khác như

chứng khoán và trái phiếu. Đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nền

kinh tế chưa thực sự vững chắc, giá trị đồng bản tệ chưa thực sự ổn định.

Cũng vì lý do đó tại một số nước vẫn duy trì chính sách quản lý vàng một cách

chặt chẽ.

Ở Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế vai trò của vàng

cũng gắn liền với bước thăng trầm của nền kinh tế. Vai trò tiền tệ của vàng đã

phát huy rõ nét trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, lạm phát với tốc độ phi

mã, vàng được coi là công cụ dự trữ, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán

đối với tài sản có giá trị. Nhà nước đã sử dụng vàng làm công cụ ổn định giá

trị đồng Việt Nam, góp phần chống lạm phát.

Trong bối cảnh hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã qua thời kỳ khủng

hoảng và đang có bước phát triển ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp,

xu hướng hội nhập toàn cầu hoá ngày càng tăng, thì giá vàng cũng ổn định và

biến động theo giá vàng của thị trường vàng quốc tế. Vai trò tiền tệ của vàng

ngày càng giảm, thị trường vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng phát triển, nhu

cầu vàng trang sức mỹ nghệ ngày càng tăng theo mức độ tăng của đời sống.

Tuy nhiên do tập quán và thói quen vàng vẫn được sử dụng như một loại tiền

trong thanh toán dân gian, trong thanh toán quốc tế (lậu) ở biên giới nên vàng

vẫn có một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.

Bên cạnh đó ngành sản xuất, kinh doanh vàng có truyền thống lâu đời

với hơn 8000 tổ chức, cá nhân sử dụng hàng chục vạn lao động, trong đó có

nhiều nghệ nhân, nhiều thợ có tay nghề cao phải là một thế mạnh cần khai

thác. Hàng trăm tấn vàng trong dân chưa trở thành vốn để phục vụ đầu tư

tăng trưởng. Sự manh mún, nhỏ lẻ của công nghệ sản xuất, kinh doanh vàng,

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

1

LuËn v¨n tèt nghiÖp

sự yếu kém của các đơn vị quốc doanh đang trở nên nhức nhối trong khi đó

những đơn vị kinh doanh vàng có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang hoạt động

có hiệu quả.

Trước tình hình đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận, cũng như

kinh nghiệm thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng

Việt Nam theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực "vàng" cho mục tiêu

tăng trưởng kinh tế của đất nước. Đề tài nghiên cứu "Thị trường vàng Việt

Nam, thực trạng và giải pháp" nhằm đáp ứng những yêu cầu đó.

2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước có

hoàn cảnh kinh tế tương đồng với Việt Nam, luận văn trình bày một số biện

pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động thị trường vàng ở

Việt Nam, với trọng tâm là:

- Làm rõ nội dung về vai trò của vàng trong đời sống xã hội.

- Cơ cấu hoạt động của thị trường vàng thế giới trong thời gian qua.

- Một số kinh nghiệm về quản lý thị trường vàng của một số nước.

- Đánh giá hoạt động thị trường vàng ở Việt Nam trên cơ sở đó đề ra

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam.

3. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, dự báo

và sử dụng các kết quả nghiên cứu. Từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị

nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vàng tại Việt Nam.

4. Kết cấu của luận văn.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được kết cấu thành 3 chương.

Chương 1: Tổng quan về vàng và thị trường vàng

Chương 2: Thực trạng thị trường vàng Việt Nam

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vàng Việt Nam

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

2

LuËn v¨n tèt nghiÖp

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VÀNG VÀ THỊ TRƯỜNG VÀNG

1.1. VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI.

1.1.1 Vài nét khái quát về lịch sử của vàng.

Nhiều nguồn tài liệu cổ còn lưu lại cho biết, vào khoảng 12000 năm

trước Công nguyên người Ai Cập đã biết đến vàng và từ "vàng" đã được ghi

trong cuốn từ điển cổ của người Ấn Độ cách đây 6000 năm. Cũng vào thời đó

người Ai Cập, người Xume đã biết gia công vàng làm đồ trang sức. Năm

3100 trước Công nguyên, vua Ai Cập Menes đã cho đúng vàng thành từng

thỏi mang tên mình, mỗi thỏi vàng nặng 14gr. Các đoàn lạc đà của vua Xa-lô￾mông hàng năm đem về từ Ophir một số vàng theo trị giá ngày nay đến hàng

tỷ phrăng. Vua có ngai bọc vàng và uống ruợu trong những ly rượu bằng

vàng. Khi vua Ai Cập trẻ Tontankhamon chết (khoảng năm 1350 trước Công

nguyên), các thần dân của Vua đã đặt xác ướp của ông vào một cái quách

bằng vàng khối trên 100kg, còn được trang trí bằng một tượng vàng người đồ

sộ bằng vàng tạc theo hình vua. Năm 1492, Christophe Colomb đã phát hiện

có vàng trên đảo Hispanila nằm giữa Đô-mi-ních và Ha-i-ti ngày nay. Suốt cả

thế kỷ sau đó, những người đi chinh phục Châu Mỹ đã gửi về nước mình

những số lượng lớn thứ kim loại quý đó.

Ở thời Trung Cổ, người Fhini, sau đó là người Hy Lạp đã biết dùng vàng

để đúc thành tiền và cho lưu hành song song với đồng tiền bằng kim loại bạc.

Cách đây khoảng 3000 năm đã thấy xuất hiện tiền bằng vàng ở Ấn Độ,

ở Trung Quốc. Ở Việt Nam từ đầu Công nguyên ông cha ta đã biết đến vàng.

Trên thế giới, dưới các triều đại nô lệ và phong kiến, vàng được dùng

đúc thành vương miện, tượng trưng cho quyền uy của bọn vua chúa phong

kiến. Từ thời tư bản chủ nghĩa cho đến ngày nay, vàng được dùng làm

phương tiện cất giữ của cải, phương tiện dự trữ, thanh toán và ngày càng được

dùng vào công kỹ nghệ phục vụ đời sống và làm đồ trang sức.

Lúc đầu vàng được xếp sau bạc trong hàng ngũ kim loại màu khan

hiếm. Nhưng sau đó người ta tìm cách cải tiến công tác thăm dò, khai thác

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

3

LuËn v¨n tèt nghiÖp

bạc, do dự trữ bạc lớn, dễ khai thác hơn, nên bạc đã được khai thác nhiều hơn

vàng, làm cho vàng vốn đã khan hiếm ngày càng trở nên khan hiếm và cao giá

hơn bạc. Từ thời cổ đại đến thời trung cổ, tương quan giá trị giữa vàng và bạc

thường dao động trong phạm vi 1/10 đến 1/12, chưa bao giờ vượt quá tỷ lệ

1/16. Đến đầu thế kỷ 20, tương quan ấy đã có lúc dao động trong phạm vi:

1/36 đến 1/39 (1)

.

Trong lịch sử nhân loại, cho đến nay con người đã khai thác được

khoảng 130 ngàn tấn vàng, nhưng do vàng là kim loại quý hiếm và bền vững,

cho nên hiện còn khoảng 85% số vàng này nếu thu gom lại thì có thể xếp

thành một khối hình hộp mỗi bề 16m (2)

.

1.1.2 Vàng đối với sự ra đời của tiền tệ

Từ xa xưa, để tồn tại và phát triển, loài người đã xuất hiện nhu cầu trao

đổi hàng hoá dịch vụ lẫn nhau nhằm thoả mãn mục đích riêng của mình.

Phương thức đầu tiên được sử dụng trong thanh toán đó chính là phương thức

hàng đổi hàng. Đây là hình thức trao đổi ngẫu nhiên. Tuy nhiên khi sản xuất

hàng hoá phát triển, hình thức trao đổi này bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này đòi

hỏi phải có một vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hoá. Lúc đầu người

ta lựa chọn một hàng hoá làm vật ngang giá chung. Khi giao lưu trao đổi hàng

hoá giữa các vùng, các quốc gia phát triển thì vật ngang giá chung này bộc lộ

những hạn chế khá lớn đó là không phải quốc gia nào cũng có một vật ngang

giá chung giống nhau.

Chính vì vậy, vai trò vật ngang giá chung sau đó được chuyển sang

hàng hoá kim loại. Khi vàng đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao

đổi hàng hoá và dịch vụ thì phạm trù “tiền tệ” xuất hiện. Vàng được chấp

nhận trong lưu thông bởi những thuộc tính tự nhiên vốn có của nó thích hợp

với vai trò phương tiện trao đổi cho thế giới hàng hóa: dễ chia nhỏ, dễ hợp

nhất; bền vững, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên; có giá trị lớn

trong một khối lượng nhỏ - dễ di chuyển. Đầu tiên các thỏi vàng với những

trọng lượng và hình dáng khác nhau được sử dụng làm phương tiện trao đổi,

1 Xem - Những trang lịch sử của đồng tiền - NXB khoa học phân viện Xibiria 1986, Tr 84 - T. Nga

2 Xem - "kỹ thuật v ng b à ạc" - HN - Khoa học kỹ thuật - 1990, Tr. 11

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

4

LuËn v¨n tèt nghiÖp

sự bất tiện của nó chính là động lực để hình thành nên các đồng tiền đúc bằng

vàng với trọng lượng, hình dáng, kích thước thống nhất.

Ban đầu trọng lượng và độ tinh khiết của những đồng tiền vàng đều

được các nhà nước đảm bảo. Bởi tiền vàng được dùng một cách trân trọng

như vậy nên nhiều loại đã tồn tại trong lưu thông hàng thập kỷ, thậm chí hàng

thế kỷ. Nhưng về sau hết lần này đến lần khác các Chính phủ lại hạ bớt loại

kim loại quý của đồng tiền để nhằm đáp ứng những nhu cầu tài chính của họ.

Độ tinh khiết của những đồng tiền vàng bị hạ thấp trọng lượng hay kích cỡ bị

thu nhỏ lại. Những thực tế ấy đã nhen nhóm lạm phát và cản trở quá trình

thanh toán.

Những khó khăn đặc biệt ngày càng tăng lên trong suốt giai đoạn suy

tàn của thời Trung cổ, lúc đó sự giảm giá trị đồng tiền vàng kết hợp với sự

phân chia thành vô số các nhà nước nhỏ và rất nhỏ của Châu Âu đã gây ra

tình trạng hỗn loạn của tiền tệ. Trong bối cảnh đầy xáo trộn đó, người ta thích

tiêu những đồng tiền đã mòn hay kém chất lượng với giá trị danh nghĩa của

chúng, còn cất riêng những đồng tiền tốt cho riêng mình. Đó chính là trào lưu

đã khiến Thomas Gresham rút ra một qui luật rất nổi tiếng là: "Tiền xấu đuổi

tiền tốt".

Trong điều kiện như vậy, ước muốn tự nhiên về sự trở lại một hệ thống

thanh toán giản đơn hơn và an toàn hơn lại hình thành giữa đông đảo các

thương gia và dân chúng. Và kết quả là một bước thụt lùi mang tính lịch sử.

Những người đổi tiền thời bấy giờ chính là tiền thân của các ngân hàng ngày

nay - người ta không đếm tiền nữa mà lại cân các đồng tiền vàng để xác định

lượng vàng của chúng. Sau đó họ đưa cho các khách hàng của mình một hóa

đơn, trong đó họ cam kết rằng sẽ trao cho người nào giữ hóa đơn một khoản

tiền có đúng lượng vàng như vậy.

Một loại tiền mới - tiền giấy - đã ra đời như thế. Tiến trình này đã thu

được thắng lợi. Tuy nhiên, hình thức tiền tệ này cũng bị lạm dụng bởi các

Chính phủ và các ngân hàng do nhà nước quản lý y như tiền vàng. Vào đầu

thế kỷ 19, nhà kinh tế học vĩ đại David Ricardo đã buộc lòng phải ghi nhận

rằng không một ngân hàng nào đã từng độc quyền việc phát hành tiền giấy lại

không lạm dụng hình thức này.

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

5

LuËn v¨n tèt nghiÖp

1.2 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.2.1 Chế độ hai bản vị (Double Standard System)

Trong chế độ phong kiến, bạc là kim loại tiền tệ chủ yếu. Ở giai đoạn

đầu của chủ nghĩa tư bản, Nhà nước quy định dùng bạc làm kim loại tiền tệ.

Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển, nhất là những khoản giao dịch

với khối lượng hàng hóa có giá trị lớn ngày càng tăng khiến cho việc dùng

bạc làm vật ngang giá chung không còn thích hợp nữa. Vì giá trị của bạc rất

nhỏ, do vậy người ta phải tìm kim loại khác có giá trị cao hơn bạc để đưa vào

lưu thông. Kim loại đó chỉ có thể là vàng. Như vậy, có hai kim loại bạc và

vàng cùng đồng thời làm kim loại tiền tệ: chế độ hai bản vị ra đời.

Chế độ hai bản vị là chế độ tiền tệ mà pháp luật của Nhà nước quy định

hai loại kim loại vàng và bạc đồng thời làm kim loại tiền tệ, hai loại tiền vàng

và tiền bạc được tự do đúc và có hiệu lực pháp lý thanh toán vô hạn.

Căn cứ vào cách quy định về mối quan hệ trao đổi giữa tiền đúc bằng

vàng và tiền đúc bằng bạc mà chia chế độ hai bản vị ra làm hai loại cụ thể:

Chế độ bản vị song song là chế độ hai bản vị mà trong đó quy định tỷ

lệ trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc trong lưu thông phụ thuộc vào giá trị

thực tế của lượng vàng và lượng bạc chứa trong hai đồng tiền đó quyết định.

Ví dụ, nước Anh năm 1633 đúc tiền vàng sử dụng cùng với tiền bạc. Hai đồng

tiền này lưu thông và trao đổi với nhau theo tỷ giá hình thành tự phát trên thị

trường giữa kim loại vàng và kim loại bạc. Nếu 1 ounce vàng có giá trị thực tế

gấp 5 ounce bạc thì tỷ giá tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc là 1/5.

Chế độ bản vị kép là chế độ hai bản vị mà nó quy định cụ thể tỷ giá

trao đổi giữa tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc. Ví dụ, ở Mỹ năm 1792

quy định tỷ giá này là 1/15. Thông thường, người ta gọi chế độ hai bản vị chủ

yếu là chỉ chế độ bản vị kép này.

Chế độ hai bản vị là một chế độ tiền tệ không ổn định. Bởi vì, bản tính

của tiền tệ là độc chiếm, gạt bỏ những cái khác. Việc pháp luật của Nhà nước

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

6

LuËn v¨n tèt nghiÖp

quy định vàng và bạc đồng thời đều làm kim loại tiền tệ là trái với bản tính đó

của tiền tệ.

1.2.2 Chế độ bản vị vàng (Gold Standard System)

Tính chất không ổn định của chế độ hai bản vị đã kìm hãm sự phát triển

nhanh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhưng trong thời kỳ đầu của chủ

nghĩa tư bản chưa có đủ điều kiện khách quan để thực hiện một chế độ bản vị

đơn vàng, vì lượng vàng khai thác ra chưa thể đáp ứng yêu cầu lưu thông tiền

tệ bằng vàng, do đó phải đúc tiền bạc để đưa vào lưu thông. Mãi tới cuối thế

kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, do công nghiệp khai thác vàng phát triển, các nước

mới có đủ điều kiện chuyển từ chế độ hai bản vị sang chế độ bản vị vàng.

Chế độ bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà pháp luật quy định dùng vàng

để đúc tiền vàng. Trong quá trình phát triển, chế độ này tiến triển dưới hình

thức của 3 chế độ khác nhau: bản vị tiền vàng, bản vị vàng thoi và bản vị

vàng giấy.

1.2.2.1 Chế độ bản vị tiền vàng

Là chế độ tiền tệ trong đó tiền tệ được đúc bằng vàng một cách tự do,

tiền phụ và tiền tín dụng, tiền ngân hàng được đổi ra tiền vàng một cách tự do,

vàng được tự do xuất nhập khẩu.

Nhờ có chế độ tiền tệ như vậy nên lạm phát tiền tệ khó biến thành hiện

thực. Đây là một chế độ tiền tệ ổn định nhất từ trước tới nay. Tính chất ổn

định của chế độ bản vị tiền vàng là tương đối. Có nghĩa là sự ổn định của tiền

tệ chỉ trong quan hệ giữa tiền tệ và vàng, chứ hoàn toàn không phải là quan hệ

giữa tiền tệ và hàng hoá. Vì trong những điều kiện nhất định, tiền tệ có thể đại

biểu cho một lượng vàng nhất định, song, sức mua của tiền tệ có thể biến

động, một khi quy luật cung và cầu của hàng hoá có sự thay đổi trên thị

trường.

1.2.2.2 Bản vị vàng thoi

Bản vị vàng thoi là sự biến tướng của bản vị tiền vàng, không thông

dụng trên thế giới, chỉ được áp dụng ở Anh vào năm 1925 và ở Pháp vào năm

1926 và lấy tiền bản xứ làm chuẩn mực.

NguyÔn ThÞ Thu Trang - HVNH 2031

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!