Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thị trường thế giới và tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
86
Kích thước
438.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1749

Thị trường thế giới và tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam có khuynh hướng xuất khẩu ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời mở đầu

Doanh nghiệp sản xuất là một tế bào của nền kinh tế, là nơi trực tiếp sản xuất ra cuả vật

chất cho xã hội. Tất cả các doanh nghiệp trong mọi thời kỳ đều phải cạnh tranh để tồn tại

và phát triển, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn phải cạnh

tranh để tồn tại và phát triển không chỉ dựa vào nội lực cũng như dựa vào thị trường hiện

có mà luôn phải vươn tới thị trường nước ngoài để có được những cơ hội mới và tiềm lực

mới. Vì vậy mà công tác mở rộng thị trường là vấn đề quan trọng hiện nay đối với các

doanh nghiệp và đặc biệt đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế trong

điều kiện cạnh tranh gay gắt lợi nhuận bị chia sẻ các doanh nghiệp cần phải vươn tới thị

trường mới nhằm khai thác các tiềm năng và thế mạnh mới

Trong nền kinh tế thị trường hàng hoá được sản xuất ra với khối lượng lớn cung vượt quá

cầu vì thế khâu tiêu thụ hàng hoá có ý nghĩa quan trọng hơn cả. Với các doanh nghiệp

sản xuất hàng hoá để xuất khẩu không chỉ dừng lại ở việc duy trì mà phải tính đến việc

mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc tìm đầu ra cho sản phẩm giúp hàng hoá

được lưu thông bình thường, tăng thu nhập cho người lao động kích cầu cho nền kinh tế

Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức là công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm sản xuất chủ

yếu là các que hàn điện ,dây hàn phục vụ cho phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Cùng với xu thế toàn cầu hoá trong những năm gần đây công ty đã mở rộng thị trường

tiêu thụ sản phẩm ra ngoài thế giới. Đứng trước xu thế quốc tế hoá của hoạt động kinh

doanh, và nhận thức được vai trò của việc mở rộng thị trường quốc tế đối với Công Ty

Que Hàn Điện Việt -Đức, em đã đi sâu vào tìm hiểu và chọn đề tài hướng công ty tới

hoạt động mở rộng thị trường quốc tế

Được sự giúp đỡ của thầy giáo Th.S : Đàm Quang Vinh và sự hướng dẫn của các anh chị,

chú bác trong Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức em đã đã hoàn thành chuyên đề thực tập

tốt nghiệp với đề tài "Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu Quốc tế của

Công Ty Que Hàn Điện Việt -Đức "

Chuyên đề này gồm có ba chương sau:

ChươngI : Những vấn đề lý luận về thị trường, xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị

trường xuất khẩu

ChươngII : Thực trạng hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn

Điện Việt -Đức trong những năm gần đây

ChươngIII : Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu của Công Ty Que Hàn

Điện Việt -Đức

ChươngI : những vấn đề lý luận về thị trường- xuất khẩu và hoạt động mở rộng thị

trường xuất khẩu

I. Những vấn đề lý luận về thị trường

Trong thời kỳ đất nước mở cửa và xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hoá đang tạo ra cơ hội

cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Tuy

nhiên để tồn tại và phát triển được là một điều rất khó khăn vì các doanh nghiệp Việt nam

còn nhiều bỡ ngỡ trước thềm của xu hướng toàn cầu hoá hoạt động kinh doanh. Toàn cầu

hoá mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng mới song cũng dẫn đến điều kiện kinh doanh với

mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị trường thường xuyên biến động. Vì vậy, mỗi

doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt hơn trên thị trường trong nước và thị trường

quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp mỗi nhà kinh tế phải nắm bắt được, hiểu biêt được bản

chất của thị trường

1. Thế nào là thị trường

Thị trường là một phạm trù kinh tế khách quan, gắn bó chặt chẽ với khái niệm phân công

lao động xã hội. ở đâu có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị

trường. Cùng với sự phát triển của thị trường đã có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận,

hiểu biết khác nhau về thị trường. Với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá

khái niệm thị trường ngày càng được nghiên cứu tìm hiểu sâu và điều đó giúp nó ngày

càng hoàn thiện hơn

Theo cách hiểu cổ điển ‘Thị trường được xem như là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi

mua bán hàng hoá, nó được gắn với không gian, thời gian địa điểm cụ thể ". Như vậy

trước đây nói tới thị trường thì người ta thường hình dung ra thị trường như là một cái

chợ hay nhỏ hơn là một của hàng hoặc một địa điểm cụ thể để người mua và người bán

gặp nhau tiến hành trao đổi mua bán

Ngày nay khi mà phân công lao động xã hội diễn ra mạnh mẽ sản xuất và lưu thông hàng

hoá ngày càng phát triển, các quan hệ trao đổi mua bán ngày càng đa dạng và phức tạp thì

khái niệm thị trường cũng được các nhà kinh tế học nhìn nhận một cách phát triển hơn "

thị trường là một quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác

định giá cả và lượng hàng hoá mua bán". Như vậy ở đây thị trường không còn là một địa

điểm hay một nơi cụ thể mà nó là một hoạt động tương tác giữa cung và cầu để tạo nên

giá cả

Theo quan điểm của Mác thì : ‘thị trường là tổng thể của nhu cầu hoặc tập hợp nhu cầu

về một hàng hoá nào đó, là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá bằng tiền tệ ‘

Theo từ điển kinh tế Việt Nam : ‘ Thị trường là nơi lưu thông tiền tệ là toàn bộ các giao

dịch mua bán hàng hoá"

Theo định nghĩa của hiệp hội quản trị Hoa Kỳ : ‘Thị trường là tổng hợp các lực lượng và

các điều kiện trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng

hoá dịch vụ từ người bán sang người mua’

Những khái niệm trên cùng diễn tả cho thị trường chung, nó được xem xét dưới góc độ

của những nhà phân tích kinh tế theo giác độ quan lý vĩ mô nền kinh tế

Theo quan điểm của Marketing, dưới giác độ quản trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu

xác định thị trường để có những quyết định trong kinh doanh thì khái niệm thị trường

được phát biểu như sau :’ thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm năng cùng có

một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả

mãn nhu cầu và mong muốn đó ‘

Tóm lại dù xét ở nhà hoạch định kinh tế vĩ mô hay nhà quản trị doanh nghiệp thì thị

trường phải hội tụ đủ ba yếu tố sau :

- Phải có khách hàng

- khách hàng phải có nhu cầu chưa được thoả mãn

- khách hàng phải có khả năng thanh toán cho việc mua hàng

2. Phân loại thị trường

2.1 Phân loại theo tính chất

Theo tính chất người ta thành thị trường các khu vực I và thị trường các khu vực II. Cách

phân loại này dựa trên sự tồn tại của hai hệ thống xã hội tồn tại song song trước đây

Thị trường khu vực I là thị trường mà hàng hoá được buôn bán trong phạm vi các nước

xã hội chủ nghĩa

Thị trường khu vực II là thị trường mà hàng hoá được buôn bán ngoài phạm vi các nước

xã hội chủ nghĩa

2.2 Phân loại thị trường theo đối tượng mua bán

Thị trường hàng hoá : đây là thị trường có quy mô lớn nhất, rất phức tạp và tinh vi. Trong

thị trường này diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá với mục tiêu thoả mãn nhu cầu về

vật chất

Thị trường tiền tệ, tín dụng là nơi diễn ra các loại hoạt động trao đổi tiền tệ trái phiếu

....Với sự phát triển của nền kinh tế đây là một thị trường quan trọng quyết định sự phát

triển của xã hội

Thị trường lao động : ở đây xuất hiện mối quan hệ về mua bán sức lao động. Thị trường

này gắn với nhân tố con người, nhân cách, tâm lý, thị hiếu....Thị trường này chịu ảnh

hưởng của một số quy luật đặc thù. Thị trường chất sám diễn ra sự trao đổi tri thức, mua

bán bản quyền kỹ thuật, bằng phát minh sáng chế ....Dưới sự phát triển như vũ bão của

cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại thì thị trường này trở thành

trọng điểm, quyết định sự phát triển tri thức của toàn nhân loại

2.3 Phân loại theo phạm vi

Thị trường quốc tế : là nơi các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia tham gia kinh

doanh, là nơi giao lưu kinh tế quốc tế là nơi xác định giá cả quốc tế của hàng hoá. Ngoài

những quy luật của thị trường, thị trường quốc tế còn chịu sự tác động của các thông lệ

quốc tế và tập quán quốc tế

Thị trường quốc gia là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trong phạm vi quốc gia thị

trường này là thị phần của thị trường quốc tế chịu sự biến động cũng như chi phối của

từng quốc gia. Ngày nay hầu như không có thị trường quốc gia tồn tại độc lập, với xu thế

toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới các quốc gia tất yếu phải hội nhập

2.4 Phân loại theo góc độ sử dụng hàng hoá

Thị trường tư liệu tiêu dùng : những mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng của xã hội đều

được mua bán trao đổi qua thị trường này. Đây là hoạt động cuối cùng nhằm thoả mãn

nhu cầu tiêu dùng, với mức sống ngày càng cao, thị trường ngày càng mở rộng

Thị trường tư liệu sản xuất : Đây là thị trường cung ứng các tư liệu sản xuất làm nền tảng

cho cho sự phát triển của xã hội, là tiền đề cho sự phát triển của thị trường tiêu dùng hàng

hoá , thị trường này tạo ra lợi nhuận gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế đi lên

3. Vai trò của thị trường đối với doanh nghiệp

Trước đây trong nền kinh tế các doanh nghiệp không cần quan trọng về thị trường vì

hàng hoá khi đó khan hiếm, không đủ cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng, hơn nữa mọi sản

phẩm của doanh nghiệp được sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh sản phẩm bán được hay

không doanh nghiệp không cần quan tâm. ngày nay trong quá trình cải tổ nền kinh tế mỗi

doanh nghiệp đều phải tự hạch toán lỗ lãi, phân tích nhu cầu của người tiêu dùng để đáp

ứng một cách tốt nhất với lợi nhuận cao nhất. Thị trường gắn liền với sự thành công hay

thất bại của doanh nghiệp, hàng hoá sản xuất ra không lưu thông được trên thị trường tức

là đồng tiền của doanh nghiệp bỏ ra bị ứ đọng trong giá trị hàng hoá, điều đó có nghĩa là

đồng tiền của doanh nghiệp đã bị chết, không quay vòng được, doanh nghiệp sẽ bị ngừng

hoạt động trong khi vẫn phải trang trải những chi phí về khấu hao, nhân công…Vì vậy thị

trường bên cạnh việc giúp cho doanh nghiệp hoạt động một cách nhịp nhàng, nó còn yếu

tố mang tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Các doanh

nghiệp ngày nay rất đa dạng về quy mô, với từng quy mô khác nhau các doanh nghiệp

phải lựa chọn những mảng thị trường riêng cho mình. Trong quá trình tồn tại và phát

triển các doanh nghiệp phải luôn cạnh tranh nhau để giành giật và giữ lấy một mảng thị

trường thích hợp cho mình. Để có được một mảng thị trường thích hợp cho doanh nghiệp

mình doanh nghiệp có thể sử dụng các cách sau:

- Doanh nghiệp có thể cạnh tranh đánh bật đối thủ để chiếm lấy thị trường. Đây thường

là những doanh nghiệp lớn có lợi thế cạnh tranh cao, già giặn kinh nghiệm trong việc

cạnh tranh trên thương trường. ở nước ta hiện nay đó thường là các doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh

- Doanh nghiệp có thể tự tạo ra thị trường cho mình:

+ Doanh nghiệp có thể nghiên cứu tìm ra những đoạn thị trường còn để trống để từ đó có

kế hoạch tập trung sản xuất vào phục vụ cho đoạn thị trường đó

+ Doanh nghiệp có thể tạo ra nhu cầu cho khách hàng về một loại sản phẩm hàng hoá

mới từ đó tạo ra mảng thị trường cho mình , doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm thay

thế, hoặc một loại sản phẩm bổ sung để cung cấp cho người tiêu dùng

+ Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường của mình sang các khu vực địa lý khác nhau

nhằm khai thác những lợi thế mới và những cơ hội mới từ đó có được mảng thị trường

thích hợp cho mình

II. Những lý luận về xuất khẩu

1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu

1.1 Khái niệm

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác

trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở

đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt

động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng

quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia

đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này.

1.2 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó cũng có những

đặc trưng của hoạt động thương maị quốc tế và nó liên quan đến hoạt động thương mại

quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế...Hoạt động xuất

khẩu không giống như hoạt động buôn bán trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia

buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi

nước ngoài

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ

xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ

cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung

và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong

thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi

một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại lợi ích

cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ tích luỹ

từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông

qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các

lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác. Ngoài ra hoạt động xuất

khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập

nên kinh tế toàn cầu

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ dùng tiền tệ

làm phương tiện thanh toán. Xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động thương mại

quốc tế nó xuất hiện rất sớm và phát triển cả chiều rộng và chiều sâu,nó diễn ra trên mọi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!