Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp thơ hàn mạc tử qua thơ điên.
PREMIUM
Số trang
66
Kích thước
755.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1610

Thi pháp thơ hàn mạc tử qua thơ điên.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

NGUYỄN THỊNGỌC TUYẾT

Thi pháp thơ Hàn Mạc Tử qua

Thơ Điên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hàn Mạc Tử- một thiên tài thi ca đoản mệnh đã dâng cho đời bao trang

giấy thơm. Những trang giấy ấy như đưa chúng ta thoát khỏi một hiện thực

đời sống đầy khổ đau sang một thế giới lãng mạn, một thế giới siêu thoát, một

thế giới tượng trưng. Thế nhưng khi ta “động chạm” đến các trang thơ Hàn

Mạc Tử những yếu tố lãng mạn ấy như là một bức thông điệp để nhà thơ bộc

bạch những tâm sự của một hồn thơ đầy bất hạnh.

Hàn Mạc Tử - một hồn thơ dị biệt. Hàn Mạc Tử đến với độc giả bằng

những áng thơ văn như những vì sao Hôm trên thi đàn văn học Việt Nam hiện

đại. Nếu Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới.

Chế Lan Viên được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo hình ảnh thơ, thì Hàn

Mạc Tử được xem là nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới. Vì sao lại như

vậy? Có lẽ, thơ Hàn Mạc Tử đã đưa người đọc đến kênh hình ảnh mới lạ, một

lớp từ cực tả chỉ có trong Trường thơ loạn. Lạ ở đây không chỉ được tác giả

thể hiện qua phương thức thể hiện mà còn phụ thuộc vào chất liệu cấu tứ của

một bài thơ. Khi đọc thơ Hàn Mạc Tử ta hình dung ra được một con người

đang cảm nhận hiện thực không chỉ bằng xúc cảm của tâm hồn mà còn bằng

cả một con tim đang rướm máu bởi sự hủy hoại của thân xác. Do vậy, khi tiếp

xúc với trang thơ Hàn Mạc Tử, ta có một cảm giác lạ lẫm, càng đi xa càng ớn

lạnh (Tựa Thơ điên) bởi cái hồn của từng tác phẩm đó chính là cái hồn đang

bị dày vò của tác giả. Người đọc có thể nhìn thấy được một thi sĩ lúc cuối đời

bị bệnh phong hành hạ. Căn bệnh quái ác đó đã cướp đi một thiên tài thi ca

của dân tộc.

Nghiên cứu “Thi pháp thơ Hàn Mạc Tử qua Thơ Điên”, ta không chỉ

thấy được một bức chân dung về Hàn Mạc Tử đang chìm ngập trong cơn đau

tinh thần hay thấy được hình ảnh một thi sĩ tài hoa mệnh bạc. Và qua đó ta

còn thấy được nghệ thuật độc đáo của Hàn Mạc Tử. Độc đáo về các hình ảnh

thơ, về kiểu kết cấu không - thời gian nghệ thuật, về giọng điệu thơ… Vậy

bằng phương thức nào, phương pháp nào mà tác giả đã tạo nên chất lạ không

nhầm lẫn trong Trường thơ Loạn nói riêng và trong thi đàn văn học hiện đại

Việt Nam nói chung, để tạo nên một mạch riêng không hòa lẫn với các nhà

văn cùng thời? Mạch thơ Hàn Mạc Tử như dòng suối trong suốt không tạp

chất. Chất trong suốt ấy như phê lê óng ánh mỗi khi ta chiêm nghiệm thơ Hàn

Mạc Tử. Đó là một vấn đề rất lý thú và hấp dẫn, thu được nhiều kiến thức bổ

ích cho tôi sau khi ra trường.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Hàn Mạc Tử là một cây bút lạ trong phong trào Thơ mới 1932- 1945.

Sự nghiệp sáng tác thơ ca của Hàn Mạc Tử từ lúc khai sáng đến khi nhắm

mắt lìa xa trần thế tại mảnh đất Quy Nhơn chỉ trong vòng mười hai năm. Một

thời gian không dài cũng không ngắn nhưng thi nhân đã để lại một khối lượng

tác phẩm đồ sộ lưu truyền hậu thế. Những tác phẩm ấy như những nhành hoa

bất tử luôn khoe sắc trong vườn hoa ngạt ngào hương thơm. Thật vậy, Hàn

Mạc Tử được người đọc bắt gặp khi ông là một nhà thơ của Đường thi với ba

bài Chùa hoang, Gái ở chùa, Thức khuya. Thế rồi, thi sĩ đã rũ bỏ những quy

luật khắt khe của thơ Đường luật để bước chân sang vùng trời của Thơ mới

với quan niệm “Không nên có luật Thơ mới”. Tập thơ Gái quê ra đời như là

một minh chứng cho quan niệm thơ của Hàn Mạc Tử. Nếu như tập thơ Gái

quê ta bắt gặp những yếu tố lãng mạn luôn choáng ngợp lấy hồn thơ Hàn Mạc

Tử lúc này. Đến Thơ Điên, yếu tố tượng trưng như thấm đẫm lên từng trang

viết của ông. Và các tập: Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên,

Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội… như kế tiếp chặng đường thơ Hàn Mạc Tử.

Khi Hàn Mạc Tử bắt đầu sự nghiệp thơ ca của mình đã có những lời

bàn luận trái ngược nhau, có cả khen và chê. Có người đã buông ra một câu

nói đầy chua xót “ Hàn Mạc Tử thơ với thẩn gì”. Đến khi nhà thơ này nhắm

mắt bởi căn bệnh hủi lúc đó người ta mới xúm lại ca ngợi người thi sĩ hoa bạc

này. Do vậy, cuộc đời và sự nghiệp thi ca của Hàn Mạc Tử luôn luôn là một

điểm nóng, một tâm điểm làm tốn biết bao giấy mực của giới nghiên cứu. Vì

đọc thơ Hàn Mạc Tử, ta không chỉ cảm nhận được một giọng thơ đang rên

xiết mà ta còn thấy được hình ảnh một con người đang quằn quại trong cơn

đau đớn của xác thịt. Do vậy, Hàn Mạc Tử đã hiển nhiên trở thành một hiện

tượng văn học chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ và thú vị để giới nghiên cứu

đặt bút chuyên tâm.

Có thể nói người phát hiện ra tài năng thi ca Hàn Mạc Tử là người anh

trai Nguyễn Bá Nhân. Với ba bài thơ Đường đầu tay, Hàn Mạc Tử đã vô tình

gây xôn xao dư luận. Đến nỗi, ông già Bến Ngự Phan Bội Châu phải thốt lên

rằng: “Từ khi về nước đến nay, được xem nhiều văn thơ quốc âm, song chưa

gặp được bài nào hay đến thế. Hồng nam nhạn bắc, ước ao có ngày gặp gỡ

để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ đó” [19, tr.171]. Hay

Chế Lan Viên - người bạn chí thân của Hàn Mạc Tử, suốt một đời thơ ca thi

nhân luôn mang trong mình một câu hỏi lớn “Hàn Mạc Tử, anh là ai?”. Câu

hỏi ấy đi theo thi nhân cho đến khi cùng Hàn Mạc Tử gặp nhau dưới suối

vàng nhưng vẫn có câu trả lời thỏa đáng. Trong bài tiểu luận ấy, Chế Lan

Viên đã khẳng định: “ Tử là một thiên tài. Tử mới chính là một thiên tài”...

Chế Lan Viên luôn dành cho Hàn Mạc Tử những từ, những câu rất hay và rất

sắc: “ Tử là một đỉnh cao chói lòa trong văn học thế kỷ, thậm chí qua các thế

kỷ… Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mạc Tử như một ngôi sao chổi

soẹt qua bầu trời Việt Nam. Thế nhưng ngôi sao chổi ấy bỗng vụt tắt đi vào

cõi vĩnh hằng chỉ có ánh sáng của nó lung linh, huyền ảo, quyến rũ, kỳ lạ”

[24, tr.5]. Chế Lan Viên đã khẳng định tài năng thơ ca của Hàn Mạc Tử là thế.

Còn Trọng Miên đã xem thơ Hàn Mạc Tử như là “một nguồn thơ tân kỳ làm

bằng máu, bằng lệ, bằng hồn với tất cả say sưa, rung động của một người

hoàn toàn đau khổ” [18, tr.231]. Đó là những lời bình dành cho nhà thơ khi

còn sống.

Khi Hàn Mạc Tử yên nghỉ tại Quy Nhơn. Nơi có bãi biển xanh, hàng

dừa cao ngất như đón nắng trời sưởi ấm cho một tâm hồn đau đớn khi đang

còn sống. Lúc này, giới nghiên cứu và phê bình văn học đã dồn hết bút lực

của mình nghiên cứu về cuộc đời và hành trình thơ của thi nhân. Từ đó ngày

càng khẳng định được tài năng đặc biệt của con người biệt tài này.

Trần Thanh Mại đã có bài viết Nghệ thuật của Hàn Mạc Tử, tác giả đã

đi theo hành trình thơ Hàn Mạc Tử từ Gái quê, đến Đau thương, đến Xuân

như ý và Thượng thanh khí. Từ đó tác giả đã rút ra được nghệ thuật thơ Hàn

Mạc Tử cũng như tính nhạc trong thơ. Để rồi từ đó tác giả đi đến khẳng định:

“Hàn Mạc Tử là nhà thi sĩ Việt Nam có cái nghệ thuật âm nhạc tài tình nhất.

Trong suốt sự nghiệp thi ca, kể cả cũng đã là vĩ đại đối với đời ngắn ngủi của

chàng, không có bài nào, đến cả không có câu nào làm ra mà không đóng

theo âm điệu” [18, tr.121]. Và tác giả đã cho độc giả biết được “Hàn Mạc Tử

là người đầu tiên đã tìm ra cái mà ta có thể gọi là quy luật cho lối thơ tám

chữ. Trước nhà thi sĩ ấy lối thơ tám chữ làm ra còn lổn chổn, mặc dù ý thơ có

thể đẹp, lời thơ có thể xinh, nhưng đọc lên vẫn nghe lủng củng không xuôi.

Với Hàn Mạc Tử, âm nhạc lối thơ tám chữ đã xuôi thành vững chãi, rõ ràng.

Ấy là nhờ sự tìm ra được chỗ ngắt hơi (césure) trong lối thơ tám chữ phải

nằm sau chữ thứ ba” [18, tr.123-124]. Như vậy, Hàn Mạc Tử là người đầu

tiên trong thế kỷ XX mở một cuộc cải cách lớn cho văn chương Việt Nam và

thành công một cách vinh quang rực rỡ.

Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan có bài viết Hàn Mạc Tử, tác giả

đã cho độc giả thấy được yếu tố tôn giáo ảnh hưởng như thế nào trong thơ

Hàn Mạc Tử . Tác giả đã khẳng định “Có lẽ Hàn Mạc Tử là người Việt Nam

đầu tiên ca ngợi Thánh nữ đồng trinh Maria và chúa Jesu bằng thơ trước

nhất” [18, tr.146]. Từ đó ta có thể nói rằng Hàn Mạc Tử chính là một con

chiên của Đạo Thiên Chúa. Thật vậy, khi chạm đến các trang thơ của thi nhân

ta dường như rơi vào thế giới của miền cực lạc, của sự đau khổ. Ba hình ảnh

trăng, hồn, máu đượm lấy từng câu thơ, nét chữ của thi sĩ. Đặc biệt là hình

ảnh trăng- một hình ảnh biết nói, tĩnh mà động. Hình ảnh ấy luôn ẩn chứa một

nỗi niềm vô tận của nhà thơ. Vì thơ Hàn Mạc Tử là “một vườn thơ rộng rinh

không bờ bến, càng đi xa càng thấy lạnh”(Tựa Thơ điên). Trong bài viết Thế

giới độc đáo của nghệ thuật thơ Hàn Mạc Tử, tác giả Phan Cự Đệ đã khẳng

định: “Hàn Mạc Tử là con chim đầu đàn của nhóm thơ Quy Nhơn, là một

trong những ngọn cờ tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn và tượng trưng

thời kỳ 1930- 1945” [18, tr.166]. Thật vậy, Hàn Mạc Tử chính là con Rồng

trong nhóm Tứ linh, là vị chúa của Trường thơ loạn. Tác giả là người khai

sáng nên nhóm thơ Quy Nhơn và rất tận tình cho công việc của nhóm. Hàn

Mạc Tử đã viết lời tựa đề tập thơ Điêu Tàn của Chế Lan Viên. Và chính thi

nhân đã tạo nên một hồn thơ (Bích Khê như bây giờ). Như vậy, Hàn Mạc Tử

có một vai trò quan trọng trong nhóm thơ Bình Định, mất anh như mất một vị

chủ soái, người cầm lái đầu tàu. Do vậy, khi thi nhân nhắm mắt nhóm thơ

Bình Định cũng dần dần tan rã.

Như vậy, ta thấy những công trình nghiên cứu trên về Hàn Mạc Tử như

là những viên gạch đầu tiên của một tòa kiến trúc mà ẩn chứa bên trong là

hình tượng thơ Hàn Mạc Tử luôn mời gọi. Những công trình này như một dấu

chấm lửng, tạo sự tò mò, đánh động vào sự tìm tòi cho những công trình

nghiên cứu tiếp theo.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!