Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp.
PREMIUM
Số trang
75
Kích thước
789.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1244

Thi pháp nhân vật trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

NGUYỄN HUY THIỆP

Người hướng dẫn:

PGS.TS Nguyễn Phong Nam

Người thực hiện:

Nguyễn Hữu Ái Nhi

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Nguyễn Hữu Ái Nhi xin cam đoan:

1. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của

PGS. TS Nguyễn Phong Nam.

2. Mọi tài liệu tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác

giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.

3. Nếu có bất kỳ sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay sự gian trá,

tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Đà Nẵng, ngày 05 tháng 05 năm 2013

Ngườ

i thưc hi ̣ êṇ

Nguyễn Hữu Ái Nhi

3

LỜI CẢM ƠN



Em xin bày tỏ lòng tri ân và biết ơn sâu sắc của mình tới PGS – TS Nguyễn

Phong Nam, người đã hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ tận tình em trong thời gian

nghiên cứu, thực hiện khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam,

ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tạo mọi điều

kiện cho em học tập, nghiên cứu khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ của thư viện trường Đại học Sư Phạm

Đà nẵng đã giúp đỡ tận tình em trong việc kiếm tìm tài liệu nghiên cứu để hoàn

thành khóa luận.

Em chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô khoa Ngữ văn trường Đại học Sư

Phạm Đà Nẵng, những người đã có vai trò giảng dạy, cung cấp kiến thức cho em

trong 4 năm học.

Em cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ của gia đình và bạn bè. Đây

chính là nguồn động viên về tinh thần rất lớn cho em trong thời gian làm khóa luận.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn

nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý

chân thành của các thầy cô.

Em xin chân thành cảm ơn.

Ngườ

i thưc hi ̣ êṇ

Nguyễn Hữu Ái Nhi

4

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thi pháp học là một ngành được nhiều nhà nghiên cứu văn học chú ý quan

tâm và đã có nhiều thành tựu nhất định. Không chỉ nghiên cứu thành công ở mặt thi

pháp ngôn từ mà thi pháp nhân vật cũng có những thành tựu đáng kể.

Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực cuộc sống.

Nó là điều kiện tiên quyết cho một tác phẩm văn học và thể hiện quan niệm của nhà

văn về cuộc đời. Do đó, khi xây dựng nhân vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với

những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm.

Với chức năng là khái quát hiện thực cuộc sống, nhân vật văn học luôn giữ vị

trí trung tâm và được nhà văn chuẩn bị trước tiên. Việc xây dựng nhân vật thành

công sẽ quyết định chất lượng của một tác phẩm văn học. Cái đọng lại trong tâm trí

của người đọc sâu sắc nhất là nhân vật với những bản chất, tính cách, thân phận do

nhà văn dựng nên. Trong cuốn Nghệ thuật và phương pháp viết văn nhà văn Tô

Hoài đã khẳng định: “Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết

thảy trong một sáng tác” [4, tr.62]. Do có chức năng khái quát hiện thực cuộc sống

và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình miêu tả, xây

dựng nhân vật, nhà văn có quyền chọn lựa cho mình những chi tiết, yếu tố mà họ

cho là cần thiết để bộc lộ được tính cách nhân vật và thể hiện quan niệm của mình

về con người trong cuộc sống.

Xuất hiện khá muộn trên văn đàn, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang

trong mình những biến động âm thầm của cuộc sống Việt Nam sau 1975. Tác phẩm

ông đã chạm đến chiều sâu của hiện thực xã hội, của chiều sâu tâm lý con người.

Nói đến truyện ngắn đương đại Việt Nam thì không thể không nhắc đến cái tên

Nguyễn Huy Thiệp – cây bút đã đem lại một tiếng nói lạ và khởi sắc. Như lời nhận

xét của Phạm Xuân Nguyên: “Nguyễn Huy Thiệp hai lần lạ: nội dung lạ, nghệ thuật

lạ” [10, tr.6].

Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp rất nhiều cho văn học Việt

Nam từ đề tài, thể loại, cách xây dựng truyện và một văn phong đơn giản nhưng hấp

5

dẫn. Tràn đầy tinh thần cách tân, tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên nhiều ý

kiến, tranh cãi. Nội dung truyện sâu sắc, nghệ thuật hấp dẫn, song đặc điểm nổi bật

nhất trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp chính là cách ông xây dựng nhân vật của

mình. Nhân vật của ông rất đa dạng, phong phú. Họ là những con người thị thành,

những người nông dân, những đứa trẻ thơ, những nhân vật lịch sử và thậm chí họ là

những người tàn tật. Chính vì vậy mà nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp đã gây được

sự chú ý của rất nhiều bạn đọc. Và cách ông miêu tả nhân vật của mình khiến chúng

ta khi đọc xong không khỏi nghiền ngẫm đánh giá.

Với lối viết ngắn gọn, dồn nén trong tác phẩm bao sự kiện, bao nhân vật với

những bản tính khác nhau, truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã tái hiện lại một bức

tranh về cuộc đời với đủ trạng thái, những đắng cay âm thầm, với những mảnh vỡ

của cuộc sống. Từ đó dội lên trong lòng bạn đọc nhiều xáo trộn về những con người

ứng với hiện thực xã hội. Thông qua tuyến nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ nên

một bức tranh nhân thế nhằm phanh trần và gợi nỗi âu lo cho người đọc. Nguyễn

Huy Thiệp đã dựng lên nhân vật một cách tự nhiên. Ông đã tái hiện lại một sân

khấu cuộc đời đầy phi lý, bất cập của thời hậu chiến, với cơ chế thị trường dầy tha

hóa, thực dụng.

Tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp đã mở ra thế giới nghệ thuật hấp dẫn, mới lạ.

Hiện thực cuộc sống và con người sau đổi mới hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn

thật sâu sắc. Nguyễn Huy Thiệp thành công và gây nhiều tranh cãi ở cách ông dựng

xây nhân vật. Tác giả đã có cách nhìn đầy khám phá về cuộc sống, về hiện thực và

về con người. Ông lẳng lặng đưa ra nhiều dạng nhân vật khác nhau làm người đọc

cảm thấy sốc trước ngòi bút lạnh lùng, tỉnh táo và tàn nhẫn của nhà văn.

Chính vì sự mới mẻ trong cách dựng xây nhân vật ấy mà từ khi xuất hiện đến

nay, Nguyễn Huy Thiệp đã gây nên nhiều dư luận khác nhau. Những ý kiến khen,

chê, trách móc rất mạnh mẻ và quyết liệt. Và thời gian qua đi những ý kiến tranh

luận vẫn chưa dứt, nhưng dư vị truyện Nguyễn Huy Thiệp vẫn còn đó, những trang

văn tỉ mỹ, thận trọng vẫn khiến người ta tiếp tục phân tích, bình luận.

6

Đi sâu tìm hiểu nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhất là thi pháp

nhân vật, giúp ta có cái nhìn rõ hơn về tài năng của nhà văn. Hy vọng đề tài Thi

pháp nhân vật trong tuyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ góp phần khẳng định tài năng

nghệ thuật của tác giả.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xuất hiện như một hiện tượng văn học độc đáo, Nguyễn Huy Thiệp đã khuấy

động không khí văn học Việt Nam bởi nội dung và nghệ thuật thể hiện mới lạ. Tác

giả đã phá vỡ sự bình ổn của văn học và làm cho văn học trở nên xôn xao, nhộn

nhịp hơn. Hiện nay, số lượng những lời đánh giá, nhận định về truyện ngắn Nguyễn

Huy Thiệp cũng như cách xây dựng nhân vật của ông đã lên đến số lượng đáng kể.

* Về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Như trên đã nói, mới xuất hiện Nguyễn Huy Thiệp đã làm nóng bỏng không

khí văn học Việt Nam đương đại. Không phải ngẫu nhiên nhà nghiên cứu văn học

Vương Trí Nhàn trong bài Tưởng tượng về Nguyễn Huy Thiệp đã đánh giá: “Nếu có

một thứ quả bóng vàng ( hay là cây bút vàng ) dành để tặng cho cây bút xuất sắc

hằng năm thì trong năm vừa qua – và cả đầu năm nay nữa – người xứng đáng được

giải trong văn xuôi ta, có lẽ là Nguyễn Huy Thiệp” [10, tr.405].

Nhà phê bình văn học Đông La nhận xét rất ngắn gọn trong bài viết Về cái

“ma lực” trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã làm nổi bật lên truyện ngắn

Nguyễn Huy Thiệp: “Văn chương của Nguyễn Huy Thiệp, nếu đọc thoáng thật dễ

khen mà cũng thật dễ chê” [10, tr.130]. Và ông cũng nhận thấy: “Những truyện về

tầng lớp thị dân của Nguyễn Huy Thiệp rất giống với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.

Sự giống nhau ở giọng điệu văn chương, ở ngôn ngữ, nhân vật, thậm chí có cả

những cảnh giống y hệt Số đỏ” [10, tr.147].

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài

cảm nghĩ cũng nhận xét đánh giá thật khách quan về truyện ngắn của Nguyễn Huy

Thiệp: “Đọc Nguyễn Huy Thiệp, lắm lúc cảm thấy thật sự hoang mang. Vì chẳng

hiểu anh định nói gì – đúng là chủ đề không rõ ràng. Tôi làm nghề dạy học, có thói

7

quen cái gì cũng muốn giảng giải. Nhiều truyện Nguyễn Huy Thiệp thật tình không

biết giảng giải thế nào” [10, tr.458].

Cũng gần với sự đánh giá của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, nhà phê bình văn

học Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã nói:

“Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc Biện Hòa,

những viên ngọc với lớp đã vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài và nó đẹp nhất chính vì

người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [10, tr.118] hay: “ Đọc truyện

ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như một cuộc vật lộn với chính bản thân mình.

Rất khó tìm thấy nơi để tâm hồn có thể nghỉ ngơi trong những trang viết của ông”

[10, tr.118]. Không dừng ở đó, tác giả còn nhận thấy: “Nguyễn Huy Thiệp có một

giọng văn rất lạnh lùng nhưng vẫn ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa,

trìu mến đối với con người” [10, tr.126].

Nhà thơ Diệp Minh Tuyền trong bài Nguyễn Huy Thiệp một tài năng mới

nhận xét: “Chỉ cần đọc bấy nhiêu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp người đọc cũng

rất ngạc nhiên trước sự phong phú của vốn sống, sự lịch lãm của một bản lĩnh, sự

sắc sảo của một óc quan sát, sự sâu sắc của một trí tuệ, sự đằm thắm của tình người,

sự đa dạng bút pháp của anh. Chỉ với bấy nhiêu truyện ngắn, anh đã mang đến cho

văn học chúng ta một diện mạo mới” [10, tr.396]. Và cũng một lời đánh giá ngắn

gọn hơn nhà thơ đã khiến người đọc cảm nhận sự sâu sắc truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp: “Tác phẩm anh như là nguyên mẫu của một thứ chủ nghĩa hiện thực trần

trụi” [10, tr.397].

Nhà văn Nguyễn Văn Bổng trong bài “Một trường hợp đáng bàn cãi” đã có

phát hiện: “Các truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đề tài rất khác nhau, cách viết khác

nhau, lúc hiện thực lạnh lùng, ác nghiệt, lúc hư hư, thực thực, huyền ảo… đều hấp

dẫn, đã bắt đầu đọc thì không cưỡng lại được” [10, tr.445].

* Về cách xây dựng nhân vật

Nhân vật trong tuyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng được các nhà phê bình,

nghiên cứu quan tâm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!