Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi pháp ngôn từ nguyễn huy thiệp trong như những ngọn gió.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP ĐẠI HỌC ̣
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đề tài:
THI PHÁP NGÔN TỪ NGUYỄN HUY THIỆP TRONG NHƯ
NHỮNG NGỌN GIÓ
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Khắc Sính
Người thực hiện:
Trần Thị Hải Yến
Đà Nẵng, tháng 5/2013
- 1 -
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Khắc Sính. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung
khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hải Yến
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
thầy giáo TS. Nguyễn Khắc Sính – người đã nhiệt tình, chu
đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm
ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư
phạm Đà Nẵng đã chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè và
người thân đã ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song do kiến thức của bản
thân tôi còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô, bạn bè
để đề tài được hoàn thiện hơn.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hải Yến
MUC L ̣ UC̣
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát .................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5
Chương 1. THI PHÁP NGÔN TỪ VÀ TẬP TRUYỆN NGẮN
NHƯ NHỮNG NGỌN GIÓ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP...... 6
1.1. Thi pháp ngôn từ trong văn học ............................................................. 6
1.1.1. Khái niệm thi pháp ngôn từ ............................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm thi pháp ngôn từ................................................................ 7
1.2. Thi pháp ngôn từ trong truyện ngắn...................................................... 9
1.2.1. Thể loại truyện ngắn và những đặc điểm của nó ............................. 9
1.2.2. Đặc trưng thi pháp ngôn từ truyện ngắn trong cái nhìn đối sánh
với các thể loại khác ................................................................................... 14
1.2.2.1. Truyện ngắn - đặc điểm riêng liên quan đến thi pháp ngôn từ... 14
1.2.2.2. Một số điểm khác biệt giữa thi pháp ngôn từ truyện ngắn với thi
pháp ngôn từ tiểu thuyết và thơ............................................................... 15
1.3. Tác giả Nguyễn Huy Thiệp và tập truyện ngắn Như những ngọn gió.... 16
1.3.1. Nguyễn Huy Thiệp – một hiện tượng độc đáo, “lạ” trên văn đàn
Việt Nam đương đại.................................................................................... 16
1.3.2. “Như những ngọn gió” – hơi thở mới nơi núi rừng Tây Bắc........ 21
Chương 2. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THI PHÁP NGÔN TỪ
TRONG NHƯ NHỮNG NGỌN GIÓ........................................ 27
2.1. Những biểu hiện của thi pháp ngôn từ trong tập truyện ................... 27
2.1.1. Gia tăng hàm lượng loại ngôn ngữ sinh hoạt................................. 27
2.1.2. Giảm thiểu tối đa những trạng từ, tính từ ...................................... 31
2.1.3. Ngôn từ mang tính giễu nhại........................................................... 33
2.1.4. Lối viết dụ ngôn khéo léo ................................................................. 36
2.2. Thi pháp ngôn từ của Nguyễn Huy Thiệp – một trong những sự mở
đầu của dấu hiệu hậu hiện đại trong truyện ngắn Việt Nam.................... 41
2.2.1. Một vài đặc điểm của ngôn từ trong văn học hậu hiện đại............ 41
2.2.2. Nguyễn Huy Thiệp, một trong những người mở đầu của lối ngôn
từ mang dấu ấn hậu hiện đại ở Việt Nam ................................................. 43
2.3. Hạn chế của thi pháp ngôn từ trong Như những ngọn gió ................ 44
2.3.1. Tần số các từ “tục”, câu “phũ” xuất hiện quá dày đặc dễ gây phản
cảm nơi người đọc ...................................................................................... 45
2.3.2. Lối sử dụng câu đặc biệt – lại vấn đề liều lượng. ........................... 53
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 61
PHỤ LỤC
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Là một loại hình nghệ thuật đặc biệt – nghệ thuật ngôn từ nên ngôn
ngữ đương nhiên trở thành “yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Gorki). Ngôn
ngữ là tế bào của văn bản, không có nó nghĩa là không có gì cả. Mỗi tác phẩm
văn học đều đem đến cho người đọc một hình tượng cụ thể để tác động vào trí
tuệ, tưởng tượng và liên tưởng của người đọc. Giải mã được ngôn ngữ tức là
chúng ta giải mã được hình tượng văn học. Đó là lí do mà bất cứ nhà văn nào
cũng đều vừa say mê lại vừa cảm thấy nhọc nhằn khi cày xới trên cánh đồng
chữ nghĩa.
1.2. Mỗi thời, do những tác nhân khác nhau sẽ có những cách sử dụng
chữ nghĩa khác nhau. Người đọc cũng theo đó mà cảm nhận, đánh giá sự
dụng công của nhà văn trong việc lựa chọn lời văn cho tác phẩm của mình
một cách khác nhau. Văn chương nước ta sau 1975 chắc chắn không hoàn
toàn giống văn chương của những thời kì trước đó. Giờ đây, sắc màu văn
chương dường như đa dạng hơn, gần đời thường hơn, mang âm hưởng thế sự
hơn…Nhờ thế đã tạo nên những nhà văn có lối văn phong đặc biệt, ghi dấu ấn
đậm nét trong lòng người đọc như Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thế Hoàng
Linh...
1.3. Nguyễn Huy Thiệp từng được coi là một “hiện tượng” trên văn
đàn Việt Nam ở thập kỉ 90 của thế kỉ XX không chỉ ở việc phản ánh hiện thực
ở những góc khuất một cách mạnh mẽ đến nghiệt ngã, ở việc đưa ra những
kiểu nhân vật mà trong văn học thời trước chưa thể có nếu xét riêng về
phương diện ngôn từ nghệ thuật, có thể coi ông là người tiên phong trong việc
tạo ra những hợp âm đường phố xô bồ, hỗn tạp, bề bộn nhưng rất hấp dẫn,
hợp lí, tạo nên thứ “ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp”.