Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thí nghiệm Rơle Rel670 bảo vệ khoảng cách kỹ thuật số cho đường dây truyền tải điện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lê Kim Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 95 - 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
THÍ NGHIỆM RƠLE REL670 BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH KỸ THUẬT SỐ
CHO ĐƢỜNG DÂY TRUYỀN TẢI ĐIỆN
Lê Kim Hùng1
, Vũ Phan Huấn2
1Đại học Đà Nẵng, 2
Trung tâm thí nghiệm điện 3
TÓM TẮT
Rơle bảo vệ khoảng cách là loại bảo vệ hoàn hảo nhất để bảo vệ các đường dây tải điện. Một rơle
khoảng cách có thể tích hợp nhiều chức năng như bảo vệ khoảng cách, bảo vệ quá dòng, bảo vệ quá
áp và ghi sự cố…Rơle có khả năng cài đặt cấu hình phù hợp với nhiều dạng đường dây truyền tải.
Bài báo tập trung vào trình bày phương pháp thí nghiệm rơle khoảng cách kỹ thuật số, công việc
thí nghiệm được tiến hành trên rơle REL 670, bắt đầu bằng việc kiểm tra đấu nối nhị thứ, cài đặt
thông số chỉnh định, cấu hình rơle trên phần mềm chuyên dụng giao tiếp rơle ABB PCM600 và sử
dụng hợp bộ thí nghiệm nhi thứ CMC 256-6 để kiểm tra các sự cố tại vùng 1, vùng 2, vùng 3 và
vùng 4 của bảo vệ khoảng cách. Cuối cùng là kiểm tra giá trị tác động trên rơle từ bản ghi sự cố.
Từ khóa: Rơle 670, bảo vệ khoảng cách, truyền tải điện.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rơle khoảng cách kỹ thuật số được thiết kế
đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ, giám sát và
điều khiển các đường dây truyền tải và phân
phối trong hệ thống điện.Với đầy đủ tính năng
của bảo vệ khoảng cách, ngoài các vùng bảo
vệ chính, rơle còn tích hợp các chức năng
khác như dao động công suất, chức năng yếu
nguồn, sơ đồ bảo vệ liên động…nhằm đem lại
hiệu quả kinh tế và đảm bảo độ tin cậy trong
hệ thống điện. Vì vậy, việc tìm hiểu rơle trong
quá trình thí nghiệm và vận hành là rất cần
thiết.[5]
Thiết bị thí nghiệm
Hiện nay tại các Trung tâm thí nghiệm điện
dùng phổ biến hợp bộ thí nghiệm nhị thứ
Omicron CMC 256-6 điều khiển bằng máy
tính (hình 1), cùng một lúc có thể bơm được
cả dòng (6×12,5A) và áp (4×300V) vào rơle.
Hợp bộ có khả năng thử nghiệm các chức
năng như: hòa đồng bộ, hãm sóng hài, bảo vệ
quá dòng, bảo vệ so lệch và bảo vệ khoảng
cách… của rơle. Tuy nhiên, trong giới hạn bài
báo, tác giả chỉ đề cập đến tính năng thử
nghiệm đối với rơle khoảng cách kỹ thuật số.
Với phần mềm điều khiển Test universe 2.11
của hợp bộ thí nghiệm nhị thứ CMC 256-6,
cho phép các hãng sản xuất rơle như Areva,
Lê Kim Hùng, Đại học Đà Nẵng
Abb, Siemen, Sel và người thí nghiệm có thể
dễ dàng chuyển đổi thông số chỉnh định vùng
bảo vệ khoảng cách của rơle sang định dạng File
*.RIO hoặc *.XRIO mà không cần phải tính toán
thủ công (xem hình 2) [2]. Khi thí nghiệm cho
các rơle số đa chức năng cần chú ý:
Hình 1. Hợp bộ thí nghiệm CMC256-6
Hình 2. Mô hình làm việc XRIO
Nhiều loại rơle đa chức năng có nhiều giá trị
đặt và thời gian trễ cũng như chức năng logic