Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thi công nền mặt đường phần 5 potx
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1310

Thi công nền mặt đường phần 5 potx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trang 101

9.3.2.3 Tường bảo vệ.

Thích hợp gia cố các mái ta luy dễ bị phong hoá, đường nứt phát triển nhưng không

dễ bị xói mòn. Loại tường bảo vệ này có tác dụng ngăn ngừa không cho ta luy bị phong hoá

thêm. Có thể xây đá, đổ bê tông hoặc làm bằng các vật liệu khác. Tường bảo vệ thường

không chịu áp lực ngang. Nếu xây thành khối liền thì phải bố trí các khe co giãn và lỗ thoát

nước. Cũng có thể xây tường bảo vệ cục bộ ở những chỗ đá bị mền yếu hoặc những lõm trên

mái ta luy để tiết kiệm vật liệu.

Trước khi xây tường bảo vệ trước hết cần dọn sạch đá phong hoá, cây cỏ, rác bẩn, đắp

các chỗ lõm cho bằng và làm cho tường tiếp xúc chặt với mái ta luy.

9.3.3 Láng phủ mặt, phun vữa, bịt đường nứt.

Thích hợp với các ta luy đá dễ bị phong hoá. Bịt đường nứt chủ yếu để đề phòng nước

mưa thấm qua đường nứt chảy vào lớp đá gây tác dụng phá hoại. Trước khi thi công cần

phải dọn sạch mặt đá, bỏ các lớp đá phong hoá và các hòn đá rời rạc, bù đá nhỏ vào, lấp

bằng các chỗ lõm, lấy hết rễ cỏ và rễ cây trong kẽ nứt để vữa có thể gắn chặt với đá.

Vữa láng có thể là vữa xi măng, vữa xi măng cát tỷ lệ 1: 3 ~ 1:4. Loại vữa để phủ mặt

tương đối kinh tế là vữa tam hợp gồm vôi, xi măng, cát hoặc vữa tứ hợp gồm: vôi, xi măng,

cát và đất sét.

9.3.4 Gia cố chống xói lở ta luy ở nền đường ven sông.

Với các nền đường đắp ven sông, để chống xói lở chân và mái ta luy, ngoài các biện

pháp đã nêu ở trên còn có các biện pháp sau:

9.3.4.1. Rọ đá.

Thường dùng các rọ đựng đá hộc đan bằng các sợi dây thép đường kính 2.5~4mm.

Các rọ đá có thể lát nằm trên mái ta luy hoặc lát ở chân ta luy nền đường.

Rä ®¸ Rä ®¸

MNTT MNTT hsãng + 0.5m hsãng + 0.5m

a) Lát ở chân ta luy b) Lát nằm trên mái ta luy

Dùng rọ đá để gia cố mái ta luy

Rọ đá thường làm thành các hình hộp chữ nhật để dễ lát, tại những dòng sông nước

chảy mạnh thì nên làm thành các hình trụ tròn để sau khi bỏ đá xong có thể lăn rọ xuống

sông. Mắt lưới của rọ có thể đan thành hình vuông hoặc hình sáu cạnh. Mắt lưới hình vuông

dễ đan nhưng cường độ thấp hơn và sau khi bị hỏng một mắt thì dễ bị hỏng tiếp sang các mắt

khác. Để cho lưới của rọ không bị đứt, khi bỏ đá vào rọ không nên ném mạnh và phải để các

đầu nhọn của đá lòi ra ngoài lưới.

Trang 102

a) Hình hộp; b) Hình trụ; c) Mắt lưới của rọ.

Rọ đá

9.3.4.2. Ném đá hộc gia cố mái ta luy

Nếu địa phương có nhiều đá thì có thể ném đá hộc xuống bộ phận taluy đã ngập nước

để gia cố. Đá có thể ném xuống nước tuỳ tiện, độ dốc của phần taluy đá dưới nước thường

vào khoảng 1:1,25; 1:1,5 và những nơi nước chảy mạnh thì có thể lên đến 1:2; 1:3. Khi xây

dựng nền đường mới có thể ném đá đắp bộ phận chân taluy. Kích thước hòn đá dùng để ném

xuống nước gia cố taluy xác định theo tốc độ nước chảy, thường dùng các hòn đá 0,3-0,5m.

Đá phải ném thành nhiều lớp (ít nhất là hai lớp) và các hòn đá lớn phải ném sau để đè lên các

hòn đá nhỏ hơn.

> 1m

MN ThÊp

> 1m

MN Cao

> 0.5 m

> 0.5m

MN Cao

> 0.5 m

MN ThÊp

> 1m

a) Ném đá gia cố chân taluy b) Ném đá gia cố taluy.

Gia cố taluy bằng phương pháp ném đá

Phương pháp ném đá đơn giản, không sợ lún và có thể cơ giới hoá hoàn toàn.

9.3.4.3. Gia cố bằng các tấm bê tông lắp ghép.

Gia cố bằng các tấm bê tông cốt thép (hình 9-19): dùng để gia cố mái taluy ở những

đoạn nền đường đắp thường xuyên hoặc thỉnh thoảng bị ngập nước và các mái taluy ở dọc

bờ sông chịu tác dụng của sóng lớn hơn 3 m. Thường dùng các tấm kích thước từ 2,5 x

1,25m đến 2,5 x 3,0m, chiều dày từ 10; 15 hoặc 20cm bằng bê tông cốt thép mác 200.

Khi thi công dùng cần trục để đặt tấm trên lớp móng đá dăm hoặc cuội sỏi đã chuẩn

bị sẵn. Sau khi đặt xong thì liên kết các tấm lại với nhau thành từng mảng lớn 40 x 20m ( khi

chiều cao sóng dưới 1,5m) hoặc 40 x 15m (khi chiều cao sóng lớn hơn 1,5m) bằng cách hàn

hoặc buộc cốt thép liên kết và đổ vữa xi măng tỉ lệ 1:3 vào khe nối rồi đầm chặt. Liên kết các

tấm bê tông thành mảng như vậy để đề phòng tác dụng phá hoại do nhiệt độ và lớp móng lún

không đều gây ra. Khi chiều cao sóng dưới 1,0m thì không cần liên kết các tấm bê tông

thành từng mảng như trên.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!