Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Theo em vi sao lao hac lai chon cho minh cai chet lai la mot cai chet that la du doi nhu the
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Theo em vì sao lão Hạc lại chọn cho mình cái chết lại là một cái
chết ”thật là dữ dội” như thế
Hướng dẫn
Một trong những chi tiết để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc chính là
cái chết của Lão Hạc. Nam Cao đã sử dụng hàng loạt các tính từ động từ mạnh
giúp người đọc hình dung một cách chi tiết về cái chết thảm khốc đó: “Lão
đang vật vã ở trên giường đầu tóc rũ rượi quần áo xộc xệch hai mắt long sòng
sọc. Lão tru tréo bọt mép sùi ra khắp người chốc chốc lại bị giật giật một cái
nảy lên. hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến
hai giờ đồng hồ rồi mới chết. cái chết thật dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì
bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy…”. Vậy tại sao lão Hạc phải chết? Thực ra lão Hạc là người rất muốn sống và ham
sống. Lão đã làm mọi cách để có thể tồn tại trên cõi đời này. Nhưng lão phải
chọn cái chết bởi đó là giải pháp duy nhất để giữ được bản chất lương thiện của
mình. Lão chết để bảo toàn căn nhà bảo toàn mảnh vườn mà bao năm qua hai
vợ chồng lão đã vất vả kiếm được. Hơn thế nữa lão không muốn ăn lạm vảo số
tiền bòn vườn mà lão đã dành dụm để cho con cưới vợ. Đồng thời lão Hạc
không muốn làm phiền đến bà con hàng xóm. Cái chết của lão thể hiện lòng
thương con âm thầm nhưng lớn lao lòng tự trọng đáng quý của lão. Cái chết đó
là sự giải thoát của lão Hạc là sự tự giải thoát trước cuộc sống ngột ngạt của xã
hội phong kiến. Lão Hạc chọn cái chết như chú chó. Cảnh lão Hạc chết có những nét tương
đồng với với cảnh thằng Mục và thằng Xiên bắt cậu Vàng. Đó là lời tạ lỗi chân
thành và sâu sắc nhất với câu Vàng. Qua cái chết đó nam cao muốn thể hiện
niềm tin vào người nông dân: dù có chết họ vẫn luôn giữ bản chất lương thiện
lòng thương con và sự tự trọng của mình. đồng thời nó cũng thể hiện tấm lòng
nhân đạo của tác giả được thể hiện trong tác phẩm. Bài làm 2
Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: "Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai
cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn
củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài
củ ráy hay bữa trai, bữa ốc" mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không
muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão
có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì... Chờ con trai trở về. Biết
đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính
mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại
sao lão tự trọng đến "hách dịch" như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống
qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói "hàng xóm láng giềng tối lửa tắt
đèn có nhau" là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến
nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25
đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. "Đâu
vào đấy" là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho
nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực