Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Theo dõi hàm lượng hoạt chất diterpenoit trong cây Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep.,) họ Euphorbiaceae
PREMIUM
Số trang
60
Kích thước
800.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1918

Theo dõi hàm lượng hoạt chất diterpenoit trong cây Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis Gagnep.,) họ Euphorbiaceae

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1

MỞ ĐẦU

Theo thống kê số lượng các dược phẩm mới được phép lưu hành trong

20 năm vừa qua đã cho thấy, các hợp chất thiên nhiên đã và vẫn được coi là

nguồn cấu trúc mới để tạo ra các dược phẩm mới. Đặc biệt rõ ràng nhất là

trong lĩnh vực thuốc chống ung thư có tới 60%, trong bệnh truyền nhiễm là

70% có nguồn gốc tự nhiên.

Ý nghĩa to lớn của những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học là

ở chỗ chúng không chỉ được sử dụng trực tiếp làm thuốc chữa bệnh, mà quan

trọng hơn là chúng có thể là những chất mẫu, chất dẫn đường để phát triển

các thuốc mới hoặc là các chất dò sinh hoá để làm sáng tỏ các nguyên lý của

dược lý học con người.

Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu ung thư Quốc gia Hoa Kỳ coi kho

tàng cây thuốc của Trung Quốc là nguồn khai thác các chất mẫu, chất dẫn

đường mới nhằm khám phá và phát triển các thuốc chống ung thư và chống

HIV trong tương lai. Những năm gần đây có nhiều cây thuốc cổ truyền của y

học Trung Quốc là đối tượng nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng điều trị

ung thư, qua đó đã và đang phát hiện ra hàng loạt chất mới, nhiều chất rất có

triển vọng trở thành những chất dẫn đường. Nhiều ent -kauran ditecpenoit thể

hiện hoạt tính kháng khuẩn, gây độc hại tế bào, chống khối u và anti -HIV. Đã

có nhận xét rằng, hoạt chất ở một số cây thuốc có tính kháng khuẩn, chống

viêm, chống ung thư, hạ huyết áp, lợi tiểu và thường có mặt các ent -kauran

ditecpenoit.

Cây Khổ sâm cho lá thuộc loại cây thuốc dân gian Việt Nam. Cây mọc

hoang dại ở nhiều nơi trên miền Bắc Việt Nam, nhưng cũng được trồng nhiều

ở các trạm xá đông y, y tế xã và trong nhà dân, nhất là ở vùng đồng bằng sông

Hồng, vì được coi như nguồn thuốc tại chỗ để chữa các bệnh viêm nhiễm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2

bệnh đường ruột cho người và gia súc. Nhân dân dùng lá tươi nhai sống, vò

hoặc giã nát vắt lấy nước uống chữa bệnh đau bụng đi ngoài, chữa các vết

thương nhiễm trùng, chữa viêm loét hành tá tràng, đau dạ dày, trị sốt rét.

Những kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học và thử hoạt tính sinh

học của lá cây Khổ sâm đã khẳng định tính kháng khuẩn mạnh được quyết

định bởi các ent -kauran ditecpen, đồng thời đã phát hiện tính gây độc hại rất

mạnh đối với một số dòng tế bào ung thư người và chế phẩm từ cây Khổ sâm

còn có hoạt tính chống suy giảm miễn dịch ở gà bị nhiễm virus (gây suy giảm

miễn dịch) Gumboro cường độc.

Chúng tôi cho rằng các ent -kauran từ cây Khổ sâm rất có triển vọng là

chất dẫn đường nhiều hứa hẹn để tạo ra các thuốc chống viêm, chống ung thư

và chống suy giảm miễn dịch có hiệu lực.

Để góp phần tìm hiểu và đánh giá chất lượng nguồn nguyên liệu phong

phú đang được sử dụng rộng rãi trong dân gian, đề tài: “Theo dõi hàm lƣợng

hoạt chất diterpenoit trong cây Khổ sâm cho lá (Croton tonkinensis

Gagnep.,) họ Euphorbiaceae” là nội dung chính của luận văn này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Những loài cây thuộc chi Croton L., và công dụng trong y học

Các thực vật chi Croton L., thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) có

khoảng 700 loài [26], gặp phổ biến ở các vùng nhiệt đới, ít gặp ở vùng ôn đới

và rất hiếm ở vùng hàn đới. ở châu Á có khoảng 50 loài, riêng ở Đông dương

có hơn 40 loài [35].

ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ chi Croton L. có 18 loài [1], còn

Nguyễn Nghĩa Thìn [13] đã thống kê được 41 loài, trong đó có tới 21 loài đặc

hữu trong hệ thực vật nước ta.

Có nhiều loài cây thuộc chi Croton L. được sử dụng trong y học dân

gian nhiều dân tộc, nhất là ở khu vực Trung và Nam Mỹ cũng như ở Đông

Nam Á.

Y học cổ truyền ở Brasil và các dân tộc sinh sống trong vùng Amazon

dùng lá, vỏ và rễ cây C. cajucara [36] để chữa trị nhiều loại bệnh như là sốt

cao, chống viêm nhiễm, ỉa chảy, viêm loét dạ dày, giảm cholesterol máu, chữa

ung thư, hạ huyết áp, diệt trừ ốc sên, xua đuổi côn trùng [37]. Nước sắc rễ cây

C. campestris ở Brasil được dùng để chữa bệnh giang mai, viêm ống mật,

thuốc sổ, trị ung thư [26].

ở Equađo người ta dùng vỏ cây C. eluteria chữa bệnh cao huyết áp, kiết

lỵ, sốt rét, đau dạ dày và còn có tác dụng bồi bổ sức khoẻ [45]. Nhân dân các

nước vùng Trung và Nam Mỹ như Peru, Equađo dùng nhựa và vỏ cây

C.lechlerii có tính kháng sinh để chữa các vết thương, trị ung thư [27]. Nước

sắc lá cây C. schiedeanus được y học dân gian Columbia chữa bệnh cao huyết

áp, có tác dụng giãn mạch [29].

Rễ cây C. macrostachys ở Tanzania được dùng để chữa bệnh tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4

đường [27]. Một số nước ở vùng Đông Phi (Camơrun, Nigeria, Siraleon v.v..)

dùng rễ và vỏ thân cây C. zambicus làm thuốc nhuận tràng, trị kiết lỵ và

chống co giật [39].

ở Thái Lan người ta dùng vỏ, rễ cây cũng như quả của cây C.

oblongifolius để chữa bệnh rối loạn tiêu hoá, kiết lỵ, loét dạ dày, trị ung thư

[44] hoặc dùng cây C. sublyratus [33] để trị loét hành tá tràng.

ở nước ta cũng có một vài loài thuộc chi Croton L., được dùng trong y

học dân gian. Cây Lơpơté (C. crassifolium) ở Tây Nguyên được dùng để trị

bệnh đường ruột [13], cây Khổ sâm cho lá (C. tonkinensis) trị sốt rét, bệnh

đường ruột [2], [12].

Bên cạnh những cây được dùng làm thuốc trong y học dân gian, người

ta cũng biết một số cây thuộc chi Croton L., có chứa độc tố. ở châu Phi có

nhiều Croton spp thuộc loại cây độc, được thổ dân sử dụng trong đánh bắt cá,

tẩm tên độc trong săn bắn như vỏ cây C. hovarum ở Madagasca là một thí dụ

[34]. ở Việt Nam có nói đến cây Ba đậu (C. tiglium) [3] là cây độc, dùng làm

thuốc trừ sâu thảo mộc.

1.2. Những nghiên cứu hoá thực vật về chi Croton L.,

Cho đến nay có khoảng trên 50 loài thực vật chi Croton L., được nghiên

cứu hoá thực vật [28], đã phân lập và nhận dạng được 271 chất, chủ yếu gồm

các ditecpenoit và ancaloit.

1.2.1. Các ancaloit

Các ancaloit tìm thấy trong thực vật chi Croton L., đều có chứa dị vòng

cơ bản là isoquinolin [41], tạo ra các bộ khung proaporphin (1), aporphin (2),

morphinandienon (3) và rất gần đây là berbin (tetrahydroprotoberberin) (4).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

5

1.2.1.1. Ancaloit khung proaporphin (1)

1

2

3 4

5

6

8 7

9

10

13

11

12

NH

O

H

6a

(1)

Các ancaloit kiểu khung proaporphin (1) khác nhau bởi các nhóm thế ở

các vị trí 1, 2, 6 và cấu hình của hydro ở vị trí 6a.

1.2.1.2. Ancaloit khung aporphin (2)

Các ancaloit khung aporphin (2) thường khác biệt nhau bởi nhóm thế ở

các vị trí 1, 2, 6, 9, 10, 11 và cấu hình hydro ở vị trí 6a.

N

H

1

2

3 4

5

6

7

8

6a

9

10

11

(2)

1.2.1.3. Ancaloit khung morphinandienon

O

N

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13 14

15 16

17

A

B

C

D

(3)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6

Các ancaloit khung morphinandienon (3) khác biệt nhau bởi các nhóm

thế ở vị trí 2, 3, 4, 6, 8, 17 và cấu hình của vòng D.

1.2.1.4. Ancaloit khung berbin (tetrahydroprotoberberin) (4)

N

R6

R5

R4

R3

R1

R2

H

1

4 5

6

14

13

8

9

10 12

(4)

Các berbin (4) hay tetrahydroprotoberberin ancaloit là những ancaloit

mới phát hiện rất gần đây trong hai loài thực vật chi Croton L., các ancaloit

này khác nhau bởi các nhóm thế gắn vào các vị trí 2, 3, 8, 10, 11 và cấu hình

của proton ở vị trí C14.

1.2.2. Các hợp chất ditecpenoit

Các ditecpenoit chiếm tới 114/271 kiểu hợp chất đã phân lập và nhận

dạng được từ các loài thuộc chi Croton [28]. Cách gọi tên và cấu trúc hoá học

của chúng rất đa dạng, từ loại khung không vòng cho đến khung đa vòng giáp

nhau.

Kiểu không vòng như phytan (5) (2,6,10,14-tetrametylhexadecan), loại

một vòng lớn như cembran (6) (18,19,20-trimetyl-1-isopropylcyclotridecan).

Kiểu hai vòng giáp nhau như labdan (7), clerodan (8). Ba vòng giáp nhau như

pimaran (9), kauran (10), beyeran (11). Kiểu 4 vòng giáp nhau như atisan

(12), sarcopetelan (13), phorbol (14). Năm vòng như trachyloban (15).

1.2.2.1. Ditecpen không vòng

Phytan thuộc loại ditecpen không vòng, có cấu trúc hoá học 2,6,10,14-

tetrametylhexadecan (5).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!