Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

The roles of student’s university brand trust, identity and commitment in the relationship between university reputation and behavioral intention :Doctor of Philosophy - Major: Business adminnistration
PREMIUM
Số trang
99
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1540

The roles of student’s university brand trust, identity and commitment in the relationship between university reputation and behavioral intention :Doctor of Philosophy - Major: Business adminnistration

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI ĐỨC TOÀN

CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CĂNG THẲNG

CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH

VIỆN ĐA KHOA QUẬN 4 - TP. HCM

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã ngành: 8340101

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quốc Cường

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sĩ Trường Đại

học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1. .........................................................................- Chủ tịch Hội đồng

2. .........................................................................- Phản biện 1

3. .........................................................................- Phản biện 2

4. .........................................................................- Ủy viên

5. .........................................................................- Thư ký

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: BÙI ĐỨC TOÀN MSHV: 19630081

Ngày 30, tháng 05, năm sinh 1982 Nơi sinh: Trà Vinh

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã chuyên ngành: 8340101

I. TÊN ĐỀ TÀI:

CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CĂNG THẲNG CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN 4 - TP. HCM

NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

Áp dụng phân tích định tính rút ra các yếu tố ảnh hưởng đến căng thẳng trong công

việc, tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu để tìm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp

giảm căng thẳng công việc nhân viên y tế.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong Quyết định giao đề tài) 28/02/2021

III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong Quyết định giao đề tài)

28/06/2022

IV. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Quốc Cường

Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20 …

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

TS. Nguyễn Quốc Cường

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

(Họ tên và chữ ký)

TRƯỞNG KHOA

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với đề tài “Các giải pháp làm

giảm căng thẳng công việc của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa Quận 4 - TP.

HCM” là kết quả của quá trình nổ lực của bản thân.

Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo, Ban giám hiệu cùng toàn thể các thầy cô giáo trường

Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh; Khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều

kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình. Đặc

biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Cường đã trực tiếp tận tình hướng

dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp.

Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Quận 4 đã tạo điều kiện

tốt nhất để tôi tìm hiểu và nắm rõ các vẫn đề liên qua đến quá trình thực hiện nghiên

cứu này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ,

động viên.

Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế cùng với việc bản thân

chưa có nhiều kinh nghiệm nên luận văn của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Kính mong

nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và mọi người.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Căng thẳng trong công việc là một vấn đề thường xảy ra trong nhiều lĩnh vực làm việc, tùy

vào công việc có mức ảnh hưởng tuy khác nhau nhưng việc căng thẳng gây ra mất cân bằng

giữa công việc với các hoạt động cá nhân trong cuộc sống thì vấn đề này cần được khám

phá cho nhiều đối tượng khác nhau. Đặc biệt, đại dịch Covid – 19 đã xảy ra và gây ra một

hệ quả mà mức ảnh hưởng của nó tác động đến mọi lĩnh vực từ kinh tế đến hành vi cá nhân.

Đáng quan tâm hơn thì các công việc của nhân viên y tế đã bị ảnh hưởng đến mức căng

thẳng công việc trong quá trình chống dịch.

Mục tiêu nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố gây ra căng thẳng gồm những thành phần nào,

đánh giá hiện trạng thực tế, và đề xuất giải pháp thực tiễn để cải thiện các thành phần gây

căng thẳng công việc cho nhân viên y tế. Nghiên cứu thực nghiệm tại Bệnh viên đa khoa

quận 4, sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kiểm định khác biệt, phân tích hồi

qui đa biết. Các dữ liệu khảo sát thu được từ nhân viên y tế của bệnh viện quận 4.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố Áp lực công việc, Áp lực cấp trên, Áp lực thời

gian, Áp lực thu nhập có tác động cùng chiều đến căng thẳng trong công việc của nhân

viên y tế. Trong khi đó, các nhân tố Mối quan hệ đồng nghiệp, Môi trường làm việc, Phúc

lợi cho nhân viên có tác động ngược chiều đến căng thẳng trong công việc của nhân viên

y tế. Các đặc điểm nhân khẩu học giới tính, chức vụ công việc không có sự khác nhau với

căng thẳng công việc giữa 2 nhóm khảo sát. Kết quả nghiên cứu cũng phản ảnh được sự

khác nhau về căng thẳng công việc của các nhóm độ tuổi, học vấn, thâm niên, vị trí công

việc. Độ tuổi từ 35 – 45 cho biết mức căng thẳng nhiều nhất, các vị trí công việc thì nhóm

công việc điều dưỡng cho biết có mức căng thẳng cao nhất.

Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp cho các nhà quản trị tham khảo trong việc hoạch định

chính sách, các nhà nghiên cứu áp dụng mô hình phân tích về căng thẳng công việc của

nhân viên y tế.

Từ khóa: Căng thẳng, công việc, cấp trên, thời gian, thu nhập, mối quan hệ đồng nghiệp,

môi trường làm việc, phúc lợi

iii

ABSTRACT

Stress at work is a common problem in many areas of work, depending on the work has

different levels of influence, but the stress that causes an imbalance between work and

personal activities in life, this problem needs to be explored for many different subjects.

The Covid-19 pandemic has occurred and caused a consequence whose level of influence

affects everything from the economy to personal behavior. More importantly, the work of

medical staff has been affected to the level of work stress during the anti-epidemic process.

The goal of the study explores what stressors include, assesses the actual status quo, and

proposes practical solutions to improve the components that cause work stress for health

workers. Experimental research at District 4 General Hospital, using the method of

statistical analysis describing, different inspection, multi-known regression analysis. The

survey data was obtained from the medical staff of district 4 hospital.

The results of the study showed that the factors of work pressure, superior pressure, time

pressure, income pressure have the same effect on the stress in the work of medical staff.

Meanwhile, the factors of co-worker relationships, working environment, employee

welfare have the opposite effect on the stress in the work of health workers. The gender

demographic characteristics and job positions did not differ from the work stress between

the two survey groups. The results of the study also reflected the differences in work stress

of the age groups, education, seniority, job positions. Between the ages of 35 and 45

reported the most stress levels, and the nursing work group reported the highest levels of

stress.

The study results contributed to reference managers in policy-making, the researchers

adopted an analytical model of the work stress of health workers.

Keywords: Stress, job, leader, working time, income, co-worker relationships, working

environment, benefits

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các giải pháp làm giảm căng thẳng công việc của nhân viên

y tế tại bệnh viện đa khoa quận 4 - Tp. HCM” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện,

các nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ là trung thực, số liệu và trích dẫn trong luận văn

được chỉ rõ nguồn tài liệu trích dẫn đúng qui định, với sự hướng dẫn khoa học của TS.

Nguyễn Quốc Cường. Các số liệu thu thập đúng trình tự, các quá trình được tiến hành và

kết quả được trình bày trong luận văn theo nội dung đề cương đã duyệt. Số liệu thu thập

trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình

nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Bùi Đức Toàn

v

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................................... v

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ........................................................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ......................................................................................................... viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................................ ix

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................ 9

1.1 Các khái niệm liên quan ....................................................................................................... 9

1.1.1 Khái niệm về nhân viên y tế ........................................................................................... 9

1.1.2 Khái niệm và tác hại của căng thẳng trong công việc .................................................... 9

1.1.3 Khái niệm về sự hài lòng...............................................Error! Bookmark not defined.

1.1.4 Khái niệm về nguồn nhân lực....................................................................................... 11

1.2 Các mô hình lý thuyết có liên quan .................................................................................... 12

1.2.1 Thuyết nhu cầu tồn tại, quan hệ và phát triển (ERG - (Existence, Relatedness and

Growth).................................................................................................................................. 12

1.2.2 Thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964)................................................................... 13

1.2.3 Chỉ số mô tả công việc (JDI - Job Descriptive Index).................................................. 14

1.3 Các nghiên cứu có liên quan............................................................................................... 14

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................................... 14

1.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam ....................................................................................... 18

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ................................................................... 21

1.4.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................................... 21

1.4.2 Thang đo chính thức ......................................................Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐƠN VỊ.................................................................... 26

2.1 Giới thiệu về bệnh viện quận 4........................................................................................... 26

2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu............................................................................... 28

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................................ 28

2.2.2 Phương pháp sử dụng trong xử lý dữ liệu .................................................................... 32

2.2.3 Kết quả xử lý dữ liệu sơ cấp......................................................................................... 34

2.2.3.1 Phân tích Cronbach’s Alpha ...................................................................................... 34

2.2.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập.......................................................... 36

2.2.3.3 Phân tích khám phá biến phụ thuộc........................................................................... 40

vi

2.2.3.4 Phân tích hồi quy ....................................................................................................... 40

2.2.3.5 Các kiểm định khác biệt (T-TEST, ANOVA)........................................................... 42

2.2.3.5.1 Kiểm định sự khác nhau của giới tính, chức vụ với mức độ căng thẳng................ 42

2.2.3.5.2 Kiểm định sự khác nhau về độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên, vị trí công việc

với mức độ căng thẳng .......................................................................................................... 43

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động của bệnh viện .................................................................... 43

2.3.1 Thực trạng hoạt động yếu tố Áp lực công việc ............................................................ 43

2.3.2 Thực trạng hoạt động yếu tố Áp lực cấp trên ............................................................... 43

2.3.3 Thực trạng hoạt động yếu tố Áp lực thời gian.............................................................. 44

2.3.4 Thực trạng hoạt động yếu tố Áp lực thu nhập .............................................................. 44

2.3.5 Thực trạng hoạt động yếu tố Mối quan hệ đồng nghiệp............................................... 44

2.3.6 Thực trạng hoạt động yếu tố Môi trường làm việc....................................................... 45

2.3.7 Thực trạng hoạt động yếu tố phúc lợi........................................................................... 45

2.4 Đánh giá chung hoạt động của bệnh viện........................................................................... 45

2.4.1 Đánh giá chung............................................................................................................. 45

2.4.2 Những mặt đạt được/Ưu điểm...................................................................................... 46

2.4.3 Những mặt tồn tại /Nhược điểm................................................................................... 51

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM CĂNG THẲNG....................................................... 53

3.1. Định hướng chiến lược ...................................................................................................... 53

3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp ...................................................................................................... 54

3.3 Các giải pháp nhằm cải thiện căng thẳng công việc........................................................... 55

3.3.1 Tập trung cải thiện áp lực công việc của nhân viên y tế............................................... 55

3.3.2 Chú trọng cải thiện thu nhập nhân viên y tế ................................................................. 56

3.3.3 Giảm áp lực từ cấp trên bằng việc mô tả công việc của từng chức danh ..................... 56

3.3.4 Giải pháp mối quan hệ đồng nghiệp............................................................................. 57

3.3.5 Giải pháp môi trường làm việc..................................................................................... 58

3.3.6 Giải pháp khen thưởng phúc lợi ................................................................................... 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 62

PHỤ LỤC 1 CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 67

PHỤ LỤC 2 BẢNG THANG ĐO RÚT RA TỪ PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH............................... 75

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN............................................................................. 87

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!