Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thể loại truyện Nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông
PREMIUM
Số trang
130
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1641

Thể loại truyện Nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGÔ THU HƯƠNG

THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGÔ THU HƯƠNG

THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH

NGỮ VĂN PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng

THÁI NGUYÊN - 2019

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Thể loại truyện Nôm trong chương

trình Ngữ văn phổ thông” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất

cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Ngô Thu Hương

ii

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành nhất của mình, em xin bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Dương Thu Hằng, người đã tận tình hướng

dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu, khoa

Báo chí - Truyền thông và văn học, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái

Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình học tập và

nghiên cứu luận văn.

Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THPT Đại Từ và các

đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và

hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn bạn bè và những người thân đã động viên và

nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Ngô Thu Hương

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................ii

MỤC LỤC.........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... v

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu................................................................ 6

4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 7

5. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 8

6. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 8

7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 8

NỘI DUNG...................................................................................................... 10

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 10

1.1. Một số vấn đề chung về thể loại truyện Nôm.......................................... 10

1.1.1. Khái niệm truyện Nôm.......................................................................... 10

1.1.2. Phân loại truyện Nôm............................................................................ 11

1.1.3. Đặc điểm cơ bản của truyện Nôm......................................................... 13

1.1.4. Vị trí, vai trò của thể loại truyện Nôm trong nền văn học dân tộc ....... 18

1.2. Truyện Kiều của Nguyễn Du và một số trích đoạn Truyện Kiều trong

chương trình phổ thông........................................................................... 19

1.2.1. Những đặc điểm cơ bản về tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du..... 19

1.2.2. Các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn phổ thông

hiện hành ............................................................................................... 25

1.3. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu và một số trích đoạn

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình........ 26

1.3.1. Những đặc điểm cơ bản về Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. 26

1.3.2. Các trích đoạn Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu trong

chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành ........................................... 30

iv

Chương 2. THỂ LOẠI TRUYỆN NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH

GIÁO KHOA NGỮ VĂN PHỔ THÔNG HIỆN HÀNH.................................. 33

2. 1. Những tri thức cơ bản về thể loại truyện Nôm được giảng dạy trong

chương trình SGK Ngữ văn phổ thông hiện hành .................................. 33

2.1.1. Tri thức về Truyện Kiều ........................................................................ 33

2.1.2. Tri thức về Truyện Lục Vân Tiên .......................................................... 36

2.2. Khảo sát thực trạng dạy - học thể loại truyện Nôm trong chương trình

Ngữ văn tại nhà trường phổ thông hiện nay ........................................... 39

2.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................. 39

2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát............................................................... 40

2.2.3. Nội dung và cách thức khảo sát ............................................................ 40

2.3. Kết quả điều tra thực trạng....................................................................... 41

2.3.1. Kết quả trắc nghiệm khách quan và kết quả khảo sát tự luận - một số

ý kiến luận giải, đề xuất tiêu biểu ......................................................... 41

2.3.2. Một số nhận xét..................................................................................... 41

Chương 3. PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH PHẦN THỂ LOẠI TRUYỆN

NÔM TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN PHỔ THÔNG MỚI...... 52

3.1. Điều chỉnh hệ thống tri thức về truyện Nôm trong chương trình SGK

ngữ văn phổ thông................................................................................... 53

3.1.1. Tồn tại ................................................................................................... 53

3.1.2. Đề xuất .................................................................................................. 55

3.2. Dạy học thể loại truyện Nôm trong chương trình ngữ văn phổ thông

theo chủ đề .............................................................................................. 59

3.2.1. Chủ đề đạo lý ........................................................................................ 60

3.2.2. Chủ đề tình yêu ..................................................................................... 72

KẾT LUẬN...................................................................................................... 83

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88

PHỤ LỤC ...................................................................................................... 104

v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung được viết tắt

GV Giáo viên

HS Học sinh

NXB Nhà xuất bản

PGS TS Phó giáo sư tiến sĩ

SGK Sách giáo khoa

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Văn học trung đại Việt Nam được hình thành, phát triển trong một thời

gian dài (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX) và đã để lại những thành tựu rực rỡ,

tự hào cho nền văn học nước nhà. Từ chỗ tiếp thu và ảnh hưởng sâu sắc văn

hóa, văn học Trung Hoa, ông cha ta đã dần tạo nên diện mạo riêng cho nền

văn học dân tộc: những sáng tác văn học bằng chữ Nôm xuất hiện từ khoảng

thế kỉ XIII, đến thế kỉ XV- XVI và đã có những tác giả văn học chữ Nôm nổi

tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm; những thể loại văn học của dân

tộc xuất hiện như Ngâm khúc, Truyện Nôm, Hát nói. Trong những thể loại

văn học được viết bằng ngôn ngữ dân tộc của nền văn học trung đại Việt

Nam, truyện Nôm là một thể loại đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất, để lại

dấu ấn sâu sắc nhất, được đông đảo quần chúng nhân dân yêu thích và là đỉnh

cao sự phát triển văn học trung đại Việt Nam suốt 10 thế kỷ. Cho đến hôm

nay, những tác phẩm truyện Nôm như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu… vẫn luôn khẳng định sức sống lâu

bền và là niềm tự hào của người Việt Nam.

Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông, việc lựa chọn những thể loại

văn học, các tác giả, tác phẩm giảng dạy cho học sinh (HS) có rất nhiều tiêu

chí đưa ra đòi hỏi các nhà biên soạn sách phải trăn trở hướng tới để đáp ứng

được mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách, trí tuệ… cho các em một cách

phù hợp nhất với từng lớp học, cấp học. Và trong số những thể loại được chọn

đưa vào chương trình phổ thông môn Ngữ văn không khi nào thiếu vắng

truyện Nôm. Những đoạn trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã được đưa vào chương trình môn

Ngữ văn ở cả bậc trung học cơ sở (THCS) và bậc trung học phổ thông

(THPT). Đó là minh chứng cho thấy, thể loại truyện Nôm có một vị trí rất

quan trọng trong chương trình giáo dục ở phổ thông.

2

Theo Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, một yêu cầu

mới đặt ra là phải đổi mới căn bản, toàn diện chương trình giáo dục theo định

hướng phát triển năng lực người học. Trong môn Ngữ văn, điều cần được

quan tâm và nhìn nhận đúng đắn hơn là không chỉ chú trọng dạy cái gì cho

HS mà cần phải chú ý tới việc tổ chức các hoạt động dạy học hợp lý, hiệu quả

để phát huy tốt nhất năng lực của người học. Đối với các tác phẩm văn học

trung đại, khoảng cách về thời gian và cả về văn hóa với HS phổ thông là khá

xa, nếu chỉ chú trọng dạy cái gì từ văn bản HS sẽ luôn cảm thấy khó hiểu,

không hứng thú với bài học và hiệu quả dạy học sẽ khó đạt như mong muốn.

Phải làm sao cho văn học gần với đời sống hơn, định hướng cho các em thấy

được mối liên hệ giữa văn học với đời sống để môn ngữ văn trở nên thực sự

cần thiết và có hiệu quả với tất cả HS phổ thông là điều quan tâm suy nghĩ

của rất nhiều người. Là giáo viên (GV) dạy môn Ngữ văn ở phổ thông, trước

những yêu cầu mới của giáo dục hiện nay, chúng tôi luôn trăn trở suy nghĩ:

dạy những gì và dạy như thế nào để tác phẩm văn học trung đại nói chung,

các đoạn trích trong những truyện thơ Nôm nổi tiếng của dân tộc nói riêng

(Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên) được HS đón nhận một cách hào hứng

trong giờ học, để có thể phát huy một cách tốt nhất năng lực của các em và

đồng thời định hướng cho HS có được những suy ngẫm, trải nghiệm riêng sau

tiết học về cách sống, cách ứng xử với bản thân, với mọi người và môi trường

xung quanh một cách đúng đắn, hợp lý nhất. Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn đề

xuất nghiên cứu đề tài: Thể loại truyện Nôm trong chương trình ngữ văn

phổ thông với mong muốn góp thêm góc nhìn mới về thể loại truyện Nôm

trong hành trình tiếp nhận và để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn

Ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay.

2. Lịch sử vấn đề

Với ý thức dân tộc sâu sắc, bằng tài năng sáng tạo tuyệt vời, ông cha ta

đã sáng tạo ra chữ Nôm và cùng với đó là thể loại văn học viết bằng chữ

3

Nôm. Cho đến nay có thể tự hào khẳng định truyện thơ Nôm có sức hấp dẫn,

sức sống bền lâu trong lòng độc giả và là đỉnh cao của sự phát triển văn học

trung đại Việt Nam. Để phổ biến rộng rãi trong nhân dân, cuối thế kỉ XIX,

một số truyện Nôm đã được phiên âm ra chữ quốc ngữ như Truyện Kiều,

Phan Trần, Truyện Lục Vân Tiên. Khi nghề in ấn phát triển vào đầu thế kỉ

XX, truyện Nôm được in, xuất bản ở một số thành phố lớn như Sài Gòn, Hải

Phòng, Hà Nội. Và cho đến nay, truyện Nôm vẫn luôn thu hút được sự quan

tâm đặc biệt của công chúng. Với giá trị sâu sắc về nhiều mặt, truyện Nôm

luôn được giới nghiên cứu quan tâm, viết nên nhiều công trình khám phá về

thể loại văn học đặc biệt này. Được biết đến nhiều nhất là những công trình

nghiên cứu như: Kiều Thu Hoạch trong luận án PTS KH Ngữ văn “Truyện

Nôm bình dân của người Việt, lịch sử hình thành và bản chất thể loại”, Đặng

Thanh Lê với cuốn “Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm”. Với sự đam mê

nghiên cứu của mình về thể loại truyện này, Kiều Thu Hoạch đã tiếp tục xuất

bản cuốn “Thi pháp truyện Nôm”. Ngoài ra còn có rất nhiều các bài viết đăng

trên các báo, tạp chí văn học thể hiện sự quan tâm tìm tòi, nghiên cứu rất sâu

sắc về thể loại truyện Nôm như: “Nhân vật phụ nữ qua một số truyện Nôm”

của Đặng Thanh Lê, “Thể loại truyện Nôm và sự phát triển của thể loại văn

học trung đại Việt Nam” của Đoàn Thị Giang.

Trong những công trình nghiên cứu về truyện Nôm kể trên, các tác giả

đã đi sâu tìm hiểu về những vấn đề như nguồn gốc, nội dung, nghệ thuật, vị

trí…của thể loại này. Đặc biệt trong cuốn “Truyện Nôm nguồn gốc bản chất

và thể loại”, tác giả Kiều Thu Hoạch đã tập trung nghiên cứu chủ yếu vào vấn

đề thể loại, đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành phát triển thể loại,

qua đó chỉ ra giá trị sâu sắc của truyện Nôm: “Xu hướng chung của truyện

Nôm là đề cao trung, hiếu, tiết nghĩa, nhưng trong đa số truyện Nôm, nhất là

truyện Nôm nguồn gốc ở truyện dân gian thì đó là thứ trung, hiếu, tiết, nghĩa

theo quan điểm dân gian” [7, tr22].

4

Những công trình nghiên cứu bề thế, có giá trị kể trên là những tài liệu

quý báu, tạo cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu những tác phẩm truyện

Nôm của nền văn học trung đại Việt Nam.

Trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông, truyện thơ Nôm luôn có một

vị trí xứng đáng, được chọn dạy trong nhiều tiết học ở lớp 9, 10 và bài đọc

thêm ở lớp 11. Với giá trị đặc biệt về nội dung và nghệ thuật, truyện Nôm

thực sự có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ từ nếp cảm, nếp

nghĩ đến đạo đức, nhân cách, lối sống, cách hành xử… trong cuộc sống của

các em. Đến với truyện Nôm, HS còn có thể biết được những hình thức nghệ

thuật đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Hai tác giả tiêu biểu của thể loại truyện

Nôm bác học được chọn dạy trong chương trình Ngữ văn ở phổ thông là

Nguyễn Du và Nguyễn Đình Chiểu - những tác gia văn học lớn của dân tộc.

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu và viết nên những cuốn

sách, những công trình phục vụ cho việc tìm hiểu những tác phẩm truyện

Nôm trong chương trình ngữ văn nhưng chủ yếu là tìm hiểu riêng từng tác

phẩm, từng đoạn trích, hay một khía cạnh của truyện Nôm trong chương trình

như cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… Vấn đề thể loại truyện Nôm trong

chương trình phổ thông chưa được nhìn nhận một cách hệ thống và toàn diện.

Trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc

nhìn thể loại”, Lã Nhâm Thìn đã đem đến cho người đọc cách nhìn thiết thực

đối với việc nghiên cứu, giảng dạy văn học từ góc nhìn thể loại. Chương V

của cuốn sách đã đề cập đến đặc điểm và phương pháp phân tích truyện thơ,

những định hướng khi phân tích một số đoạn trích trong truyện thơ: “Truyện

được kể bằng thơ nên đặc điểm nổi bật nhất của truyện Nôm là sự kết hợp

giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình” [25, tr238]. Hay “Truyện Nôm bác học

một mặt khẳng định lễ giáo phong kiến, mặt khác lại đề cao tình yêu tự do,

khát vọng giải phóng tình cảm. Có những tác phẩm đề cập tới những vấn đề

đạo đức nhân sinh và xã hội sâu sắc như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện

5

Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu. Truyện Nôm bác học thường rất chau

chuốt về nghệ thuật” [25, tr238].

Với kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du, bên cạnh những đặc điểm

chung của truyện thơ Nôm còn có những sáng tạo đặc biệt của tác giả. Đặng

Thanh Lê trong cuốn sách “Giảng văn Truyện Kiều” đã thể hiện những

nghiên cứu sâu sắc về việc tìm hiểu và giảng dạy Truyện Kiều. Tác giả đã

trình bày quan điểm về phân tích Truyện Kiều theo hướng tiếp cận thi pháp

học và ngôn ngữ học. “Việc phân tích những đặc điểm trong thi pháp Truyện

Kiều cần được đặt trong mối quan hệ giữa ba “cấp độ” thi pháp: thi pháp tác

phẩm tự sự, thi pháp cổ điển và thi pháp Truyện Kiều. Nhìn nhận như vậy,

chúng ta có thể khám phá được những nét chung và nét riêng truyền thống

cộng đồng và cá tính sáng tạo, đó là quy luật phát triển của văn học cũng như

một cơ sở tạo nên thiên tài Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều” [11, tr12].

Khi phân tích ngôn ngữ Truyện Kiều, Đặng Thanh Lê cũng lưu ý hai điều, đó

là: “phải chú trọng đến hiệu quả thông tin tối ưu hơn là tối đa” [11, tr12].

“Những đoạn thơ đã được chọn lọc trích giảng là những đoạn thơ ưu tú…

những từ ngữ, tứ thơ hay nhất thuộc hệ thống từ ngữ dân tộc và những điển

cố, thi liệu, từ ngữ Hán đã được sử dụng hết sức sáng tạo” [11, tr13].

Tác giả cuốn sách “Bình giải 10 đoạn trích trong Truyện Kiều”, Trương

Xuân Tiếu đã đem đến những định hướng hữu ích khi tìm hiểu một số đoạn

trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với mỗi đoạn trích cần tìm hiểu, tác

giả đều giới thiệu về đoạn trích tương ứng trong Kim Vân Kiều truyện, giải

thích những thành ngữ tiếng Việt, những điển cố văn học Trung Quốc được

Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích ấy. Từ đó tạo cơ sở để tìm hiểu vị trí, bố

cục và phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

Trong chương trình ngữ văn phổ thông hiện hành, Truyện Lục Vân Tiên

của Nguyễn Đình Chiểu được dạy học ở chương trình Ngữ văn lớp 9 và

chương trình Ngữ văn nâng cao lớp 11. Với Truyện Lục Vân Tiên, người dân

miền Nam ai cũng mến yêu, say mê thưởng thức. Tác phẩm này được các nhà

6

nghiên cứu dày công tìm hiểu thể hiện qua rất nhiều bài viết trong cuốn sách.

Giáo sư Nguyễn Đình Chú đã nhận xét: “Về thể loại truyện thơ, Lục Vân Tiên

của Đồ Chiểu đáng xếp vào hàng thứ hai sau Truyện Kiều của Nguyễn Du, sự

sáng tạo nghệ thuật ở sức sống, ở khả năng phô-cờ-lo-ri-dê (dân gian hóa)

của nó” [24, tr581]. Trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng

trong bầu trời văn nghệ dân tộc”, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng

định: “Cho nên các nhân vật của Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga,

Tiểu đồng… là những người đáng quý, đáng yêu, trọng nghĩa, khinh tài, trước

sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn. Họ

là những nhân vật của một thuở đã qua, điều đó không cần phải nói. Nhưng

họ là những con người có ruột gan, xương thịt. Họ sống trong một xã hội

cũng như biết bao xã hội từ xưa đến nay, có người tốt, kẻ xấu, người ngay, kẻ

gian, có nhiều đau khổ, bất công - họ đã đấu tranh không khoan nhượng

chống mọi gian dối bất công và họ đã thắng. Họ là những tấm gương dũng

cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta

xúc động và thích thú” [ 20, tr27].

Tìm hiểu lịch sử nghiên cứu thể loại truyện Nôm nói chung và những

truyện Nôm nổi tiếng như đã kể trên được đưa vào chương trình Ngữ văn phổ

thông hiện hành, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã có những kết quả

tìm hiểu bề thế, có ý nghĩa và ảnh hưởng sâu sắc. Tiếp thu kết quả nghiên cứu

của những bậc tiền bối, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Thể loại truyện

Nôm trong chương trình Ngữ văn phổ thông nhằm có cái nhìn hệ thống hơn

về những truyện Nôm được đưa vào chương trình giảng dạy, và đó cũng là

cách để đưa văn học gần gũi với đời sống hơn góp phần bảo tồn và phát huy

giá trị văn hóa dân tộc qua những tác phẩm có giá trị đặc biệt trong nền văn

học trung đại Việt Nam.

3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Thể loại truyện Nôm trong chương trình Ngữ văn phổ thông, đặc biệt là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!