Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thể loại phỏng vấn qua chuyên mục gặp gỡ đầu tuần trên báo tuổi trẻ năm 2012.
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
1.4 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
908

Thể loại phỏng vấn qua chuyên mục gặp gỡ đầu tuần trên báo tuổi trẻ năm 2012.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

Đề tài

GẶP GỠ ĐẦU TUẦN

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Người hướng dẫn:

ThS. Phạm Thị Hương

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hoài Tiến

Đà Nẵng, tháng 5/2013

Lời cam đoan

Tôi: Nguyễn Thị Hoài Tiến, sinh viên lớp 09CBC, khoa Ngữ văn, Trường Đại

học Sư phạm Đà Nẵng xin cam đoan rằng: Công trình này do tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn của Thạc sĩ: Phạm Thị Hương.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong công trình này.

Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Tiến

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................2

1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................10

4. Mục đích nghiên cứu vấn đề .................................................................................10

5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................10

6. Kết cấu đề tài:........................................................................................................11

NỘI DUNG ..............................................................................................................12

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHỎNG VẤN VÀ PHỎNG VẤN

TRÊN BÁO TUỔI TRẺ..........................................................................................12

1.1. Lý luận chung về phỏng vấn...........................................................................12

1.1.1. Các quan niệm về phỏng vấn ...................................................................12

1.1.2. Đặc điểm phỏng vấn.................................................................................14

1.1.3. Phân loại phỏng vấn .................................................................................15

1.2. Phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ ..........................................................................19

1.2.1. Vài nét về báo Tuổi Trẻ............................................................................19

1.2.2. Phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ....................................................................20

1.2.3. Nhận diện phỏng vấn trong chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần.....................22

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM THỂ LOẠI PHỎNG VẤN QUA CHUYÊN MỤC

GẶP GỠ ĐẦU TUẦN TRÊN BÁO TUỔI TRẺ NĂM 2012.................................24

2.1. Đặc điểm nội dung đề tài................................................................................24

2.1.1. Đề tài chính trị..........................................................................................24

2.1.2. Đề tài xã hội .............................................................................................28

2.1.3. Đề tài kinh tế ............................................................................................34

2.1.4. Đề tài văn hóa, thể thao............................................................................38

2.2. Đặc điểm hình thức phỏng vấn.......................................................................42

2.2.1. Nghệ thuật tiếp cận nhân vật phỏng vấn ..................................................42

2.2.2. Nghệ thuật sử dụng câu hỏi......................................................................47

2.2.3. Đặc điểm thể hiện tác phẩm .....................................................................53

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN PHỎNG VẤN THỜI

SỰ CỦA BÁO TUỔI TRẺ......................................................................................67

3.1. Vài nhận xét về ưu, nhược điểm....................................................................67

3.2. Một số kinh nghiệm tác nghiệp thực tế trong phỏng vấn thời sự trên báo Tuổi

Trẻ..........................................................................................................................72

3.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả phỏng vấn thời sự trên báo Tuổi Trẻ ..................77

KẾT LUẬN..............................................................................................................82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................84

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

SỐ THỨ TỰ NỘI DUNG TRANG

Bảng biểu 01

Phân bố tỉ lệ bài viết ở các mảng đề tài

18

Bảng biểu 02 Mức độ sử dụng các dạng đầu đề 48

Bảng biểu 03 Phân bố tỉ lệ sử dụng các dạng sapo trong bài 52

Bảng biểu 04

Phân loại tỉ lệ sử dụng các dạng box trong

chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần 57

DANH MỤC MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG

NXB Nhà xuất bản

ĐH KHXH&NV Đại học khoa học xã hội và nhân văn

UBND TP. HCM Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

VN Việt Nam

TS Tiến sĩ

HSSV Học sinh sinh viên

VH-TT&DL Văn hóa- thể thao và du lịch

NB Nhà báo

KTS Kiến trúc sư

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Phỏng vấn là một thể loại báo chí xuất hiện từ rất sớm và vai trò của

nó ngày càng được khẳng định. Đặc biệt, trong điều kiện bùng nổ thông tin

như hiện nay, thể loại này lại càng có ý nghĩa khi các bài phỏng vấn đều khai thác

thông tin một cách khách quan, tức thì và chân thật nhất, đáp ứng nhu cầu thông tin

của độc giả và định hướng được dư luận. Chính những hiệu quả đó, phỏng vấn dần

chiếm một vị trí quan trọng trong lòng độc giả. Trước những vấn đề thời sự nóng

hổi, độc giả luôn chờ đợi, đón đọc, tìm lời giải đáp trên những bài phỏng vấn.

1.2. Mặc dù có những bước phát triển và có vai trò nổi bật trong sự phát triển

của báo chí nhưng cho đến nay những công trình nghiên cứu sâu về thể loại phỏng

vấn không nhiều, hơn nữa chưa khai thác triệt để được những đặc trưng về nội dung

cũng như hình thức của thể loại này.

1.3. Cùng với sự phát triển của nền báo chí Quốc gia, tờ báo Tuổi Trẻ ngày

càng hoàn thiện hơn về nội dung và hình thức. Các chuyên mục hay lần lượt ra đời,

được đầu tư và nâng cao về chất lượng. Không chỉ “chăm lo” cho chuyên mục, các

thể loại cũng được báo sử dụng linh hoạt, đa dạng và phù hợp tạo được sự hấp dẫn,

lôi cuốn người đọc. Là thể loại nổi bật trong báo Tuổi trẻ, phỏng vấn ngày càng

được chú trọng hơn để đáp ứng được yêu cầu của độc giả.

Theo định hướng phát triển thể loại của tờ báo, chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần

tập hợp những bài phỏng vấn thời sự hay, sắc nét được ra đời vào năm 2007. Từ khi

đến với công chúng, chuyên mục liên tục được nâng cao chất lượng về cả nội dung

và hình thức nên nhanh chóng nhận được sự quan tâm và tạo được dấu ấn trong

lòng độc giả.

1.4. Tạo được thế đứng trong làng báo in Việt Nam, những năm gần đây các

chuyên mục trên báo Tuổi Trẻ được chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu của

khá nhiều các công trình. Mặc dù tạo được dấu ấn trong lòng bạn đọc nhưng đến

nay chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần vẫn chưa được công trình nào nghiên cứu, khai

phá. Chính vì vậy, chúng tôi muốn là người đi đầu khai phá tìm ra được những điểm

đặc biệt trong chuyên mục này.

1.5. Các bài phỏng vấn trong chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần rất sắc sảo và

được thể hiện dưới nhiều dạng, góc độ, sắc nét khác nhau. Nghiên cứu sâu chuyên

mục này, chúng tôi sẽ tìm ra được những yếu tố cơ bản trong một tác phẩm phỏng

vấn, sự khác biệt của phỏng vấn so với các thể loại khác cũng như những thế mạnh,

đặc trưng của thể loại phỏng vấn… Những điều này rất cần thiết đối với một nhà

báo cũng như một cơ quan báo chí để có một tác phẩm phỏng vấn hoàn chỉnh. Hơn

thế nữa đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng thể loại phỏng vấn trên

báo in nói riêng và chất lượng các tác phẩm báo chí nói chung.

Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Thể loại phỏng vấn qua

chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần trên báo Tuổi Trẻ năm 2012 để nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ra đời từ lâu, thể loại phỏng vấn đã được nghiên cứu và đề cập trong nhiều

sách, đặc biệt là sách về báo chí.

Phỏng vấn trong báo viết do Hội nhà báo Việt Nam xuất bản năm 2002 là một

cuốn sách hay về phỏng vấn. Đây là một giáo trình thực hành, tác giả không đi sâu

vào lí luận. Các ví dụ về các dạng phỏng vấn được trích dẫn và dùng làm minh họa

mang tính gợi ý rất bổ ích để người đọc áp dụng các dạng phỏng vấn đó vào trong

thực tiễn. Đồng thời quyển sách cũng nêu lên và phân tích được những phương

pháp phỏng vấn. Kỹ năng phỏng vấn trong báo viết giúp người đọc nắm rõ lí luận

hơn về thể loại cũng như những kỹ năng cơ bản trước khi vào thực tế.

Công nghệ phỏng vấn (NXB Thông Tấn, năm 2004) là một cuốn sách hay nói

về những lí luận và thực tiễn trong phỏng vấn. Tác giả Maria Lukina đã đề cập đến

các quan niệm về phỏng vấn; các dạng phỏng vấn; các hình thức tổ chức phỏng vấn.

Ngoài ra, tác giả còn đi sâu vào nghệ thuật phỏng vấn cụ thể từ khâu chuẩn bị,

nghiên cứu đối tượng đến việc đưa ra những câu hỏi, điều khiển cuộc phỏng vấn sao

cho tự nhiên, để người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái, chủ động phát lộ tư

tưởng, quan điểm của mình. Đây là cuốn sách không chỉ mang tính lí luận mà giá trị

thực tiễn cũng rất cao.

Với cách viết súc tích, kết hợp logic giữa lí luận và thực tiễn, tác giả Samy

Cohen trong cuốn Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo (NXB thông tấn, 2004),

đã đề cập có chiều sâu vấn đề phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo. Tác giả đã thể

hiện ngắn gọn mà đầy đủ những kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhà báo đã

từng thực hiện phỏng vấn. Cuốn sách còn mô tả những khó khăn khi phỏng vấn

những nhà lãnh đạo, những sai lầm phải tránh. Nghệ thuật tiếp cận nhân vật trong

các cuộc phỏng vấn quan chức cũng được thể hiện rất rõ.

Hay sách Nhà báo hiện đại (NXB Trẻ, năm 2009) cũng đã dành nguyên

chương 3 viết về phỏng vấn. Trong chương này tác giả đã nói kĩ về cách chuẩn bị

cho cuộc phỏng vấn, cách đặt câu hỏi, cách tạo mối quan hệ, tiếp cận nhân vật trong

một cuộc phỏng vấn. Mỗi một phần các tác giả đều phân tích cặn kẽ đồng thời đưa

ra những ví dụ thiết thực giúp người đọc hình dung ra vấn đề. Quyển sách này

không chỉ nói về lý luận mà còn có những lưu ý kĩ càng giúp người phỏng vấn có

thể áp dụng trong thực tế.

Đặc biệt trong cuốn sách Kỹ năng phỏng vấn dành cho các nhà báo (NXB

Thông Tấn, năm 2007) của Sally A darm và Wynford Hicks đã trình bày chi tiết các

kỹ năng làm báo rất quan trọng là làm thế nào đạt được câu hỏi trúng và đúng cách

thức. Đây là một cẩm nang cô đọng và thiết thực dành cho phóng viên báo in – nhà

báo chuyên nghiệp, sinh viên và những người tập sự - cho dù là viết tin hay phóng

sự cho các nhà báo hoặc tạp chí.

Sách tập trung vào nhiều dạng phỏng vấn, từ dư luận quần chúng và họp báo.

Cuốn sách mô tả những nét nổi bật của các cuộc phỏng vấn với nhiều nhà báo thành

đạt như Lynda Lee – potter của tờ Daily Mail và Anderew Duncan của tờ Radio

Times, đồng thời bao quát từng giai đoạn phỏng vấn, bao gồm nghiên cứu, lên kế

hoạch chuẩn bị soạn câu hỏi, tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ, cách khai thác

những câu trích dẫn sinh động, kiểm tra biên tập tư liệu…

Không chỉ được đề cập trong sách, những năm gần đây, thể loại phỏng vấn

còn được chọn làm đối tượng khảo sát, nghiên cứu của khá nhiều công trình.Tiêu

biểu như công trình luận án tiến sĩ: Thể loại phỏng vấn trên báo in hiện nay của

giảng viên Lê Thị Nhã - khoa báo chí- học viện báo chí tuyên truyền Hà Nội. Công

trình này đã tổng kết một cách công phu về lí luận và thực tiễn thể hiện của thể loại

phỏng vấn trên báo in. Hay đề tài nghiên cứu: Thể loại phỏng vấn trong báo chí

truyền hình của sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học

Quốc gia Hà Nội. Đề tài này đã thể hiện được rõ nét những đặc trưng, các dạng thức

của thể loại phỏng vấn truyền hình, cũng như đánh giá được tầm quan trọng của thể

loại phỏng vấn trong hệ thống thể loại báo chí ngày nay.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên kênh báo chí cũng có

nhiều bài viết tổng hợp về những vấn đề từ thực tiễn của thể loại phỏng vấn. Như

bài viết Những vấn đề đặc biệt trong phỏng vấn của Khổng Thanh Loan (Dịch từ

Metzler, K - 1997, Creative Interviewing: The writer's guilde to gathering

information by asking questions, 3rd edition; USA: Allyn & Bacon); Phỏng vấn -

thể loại bậc thầy của G.G. Marquez (Nobel văn học) do Lê Xuân Quỳnh dịch; bài

viết Kỹ năng biểu đạt ngôn ngữ trong phỏng vấn trên đài truyền thanh- truyền hình

thành phố Tam Kỳ đăng ngày 2/8/2011; Phỏng vấn trên báo chí: Những lỗi dễ gặp

và khó chữa trên báo Công an nhân dân đăng ngày 30/10/2009 …

Các công trình nghiên cứu về phỏng vấn có nhiều, tuy nhiên, chưa có một

công trình nào nghiên cứu thể loại phỏng vấn trong chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần

trên báo Tuổi Trẻ. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu trên là điểm tựa, điều

kiện tiền đề để chúng tôi thực hiện tốt đề tài nghiên cứu Thể loại phỏng vấn qua

chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần trên báo Tuổi Trẻ năm 2012.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là các tác phẩm phỏng vấn trong

chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần của nhật báo Tuổi Trẻ.

- Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu 48 tác phẩm phỏng vấn trong chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần trên

báo Tuổi Trẻ năm 2012.

4. Mục đích nghiên cứu vấn đề

- Thực hiện đề tài này chúng tôi muốn:

+ Tìm hiểu những đặc điểm nội dung, hình thức của các bài phỏng vấn trong

chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần.

+ Đánh giá về góc độ nội dung, cách thức tổ chức và hiệu quả mà chuyên mục

Gặp gỡ đầu tuần mang tới cho độc giả.

+ Rút ra một vài kinh nghiệm thực tế để thực hiện một bài phỏng vấn tốt hơn.

+ Góp phần làm một tư liệu học tập cho sinh viên, đặc biệt sinh viên báo chí.

5. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài: Thể loại phỏng vấn qua chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần trên

báo Tuổi Trẻ năm 2012, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu: phương

pháp nghiên cứu lý thuyết; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp thống kê,

phân loại; phương pháp phỏng vấn sâu.

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Với phương pháp này, chúng tôi tiến

hành thu thập và nghiên cứu các tài liệu: sách báo chí, các tác phẩm phỏng vấn, các

dạng thức phỏng vấn trên mạng Internet để có những cơ sở lý luận để khái quát, bổ

sung hệ thống lý thuyết về phỏng vấn nói chung và thể loại phỏng vấn nói riêng. Đây

chính là những lý thuyết cơ sở cho việc đánh giá các kết quả khảo sát thực tế.

- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Chúng tôi khảo sát thu thập thông tin từ

48 bài phỏng vấn trong chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần trong năm 2012.

- Phương pháp thống kê, phân loại: Thông qua khảo sát, chúng tôi sẽ thống

kê số lượng bài phỏng vấn chiếm bao nhiêu phần trăm trong các mảng đề tài, đặc

điểm chủ yếu là gì… Phân loại các bài phỏng vấn theo các mảng đề tài cụ thể, các

đặc điểm nổi bật…

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu đối với

các đối tượng trong chuyên ngành báo chí, các nhà báo, phóng viên để có được

những thông tin khách quan đánh giá về phỏng vấn cũng như có cái nhìn thực tế về

thực trạng, thế mạnh của thể loại phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ hiện nay.

6. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu

được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về phỏng vấn và phỏng vấn trên báo Tuổi

Trẻ

Chương 2: Đặc điểm thể loại phỏng vấn qua chuyên mục Gặp gỡ đầu tuần

trên báo Tuổi Trẻ năm 2012.

Chương 3: Một số kinh nghiệm thực hiện phỏng vấn thời sự của báo Tuổi Trẻ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!