Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế giới biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN QUỐC TOÀN
THẾ GIỚI BIỂU TƢỢNG
TRONG ĐIÊU TÀN CỦA CHẾ LAN VIÊN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8222012
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Võ Nhƣ Ngọc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kì công trình nào.
Ngƣời cam đoan
Nguyễn Quốc Toàn
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5
5. Đóng góp của luận văn........................................................................................6
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................6
Chƣơng 1. VẤN ĐỀ BIỂU TƢỢNG VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH BIỂU TƢỢNG
TRONG ĐIÊU TÀN ..................................................................................................7
1.1. Vấn đề biểu tƣợng trong văn hoá và văn học ..............................................7
1.1.1. Biểu tượng - từ góc nhìn văn hóa ..............................................................7
1.1.2. Biểu tượng - từ góc nhìn văn học ............................................................11
1.2. Đặc trƣng và chức năng của biểu tƣợng trong văn học............................17
1.2.1. Đặc trưng của biểu tượng trong văn học .................................................17
1.2.2. Chức năng của biểu tượng trong văn học ................................................21
1.3. Cơ sở hình thành biểu tƣợng trong Điêu tàn.............................................24
1.3.1. Hiện thực cuộc sống và dấu ấn Chiêm Thành .........................................24
1.3.2. Tư duy tôn giáo và cảm quan triết mỹ.....................................................27
Chƣơng 2. GIÁ TRỊ BIỂU TRƢNG CỦA BIỂU TƢỢNG TRONG ĐIÊU TÀN.....31
2.1. Biểu tƣợng gắn với sự tàn vong của Chiêm Thành...................................31
2.1.1. Tháp Chàm...............................................................................................31
2.1.2. Chiêm nữ..................................................................................................36
2.2. Biểu tƣợng gắn với sự hủy hoại của con ngƣời..........................................40
2.2.1. Xương - máu ............................................................................................41
2.2.2. Hồn - Mộ..................................................................................................45
2.3. Biểu tƣợng gắn với những chiều kích của vũ trụ ......................................50
2.3.1. Trăng - Sao...............................................................................................50
2.3.2. Hương - Hoa ............................................................................................54
Chƣơng 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƢỢNG TRONG ĐIÊU TÀN59
3.1. Xây dựng biểu tƣợng bằng ngôn ngữ nghệ thuật tân kỳ ..........................59
3.1.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ám gợi ...................................................................59
3.1.2. Thủ pháp tạo nghĩa phong phú ................................................................65
3.2. Xây dựng biểu tƣợng bằng tƣ duy nghệ thuật mới lạ...............................71
3.2.1. Tư duy nghệ thuật tương phản.................................................................71
3.2.2. Tư duy nghệ thuật tương hợp ..................................................................79
3.3. Biểu tƣợng trong không gian và thời gian nghệ thuật..............................84
3.3.1. Biểu tượng trong không gian nghệ thuật .................................................84
3.3.2. Biểu tượng trong thời gian nghệ thuật.....................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................92
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐỀ TÀI.................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................96
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Biểu tượng có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống con
người. Biểu tượng xuất hiện trong phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, các
loại hình nghệ thuật… Vì biểu tượng tồn tại quanh chúng ta, nên việc giải mã
những ẩn ngữ do biểu tượng đặt ra là vô cùng cần thiết. Trong văn học, biểu
tượng được sử dụng như một mã nghệ thuật quan trọng, thể hiện cái nhìn độc
đáo của nhà văn về thế giới. Bản chất của văn học là phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng, nên hình tượng, mà cao hơn là biểu tượng luôn dồn nén các tầng
nghĩa, mở ra khoảng không cho tác phẩm. Việc sử dụng biểu tượng trong thơ đã
có từ rất sớm trong văn học Đông - Tây. Trong văn học Việt Nam, từ thời trung
đại, các nhà thơ thường sử dụng hình ảnh ẩn dụ để hướng đến nguyên tắc diễn
đạt theo tinh thần “ý tại ngôn ngoại”. Đến Thơ mới, biểu tượng mở ra một
khoảng chân không, trống trải, mời gọi sự liên tưởng của người đọc và xem nó
như một phương thức nghệ thuật để thể hiện những vấn đề cuộc sống.
1.2. Trong phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên với tập Điêu tàn đã băng
qua bầu trời thi ca Việt Nam với vừng sáng huy hoàng, rực rỡ và rợn ngợp. Vừa
xuất hiện trong phong trào Thơ mới, Chế Lan Viên đã khiến bao người kinh
ngạc bởi cách cảm nhận thế giới bằng ấn tượng và trực giác, chiêm nghiệm và
triết lý; bởi cách xây dựng các lớp hình tượng mới mẻ bằng một thứ ngôn ngữ
biến hóa, độc đáo, quái đản và tân kỳ; bằng lối diễn đạt mới lạ, ám ảnh, giăng
mắc và mê hoặc. Đến với thế giới Điêu tàn của Chế Lan Viên, chúng ta như
bước vào “cái tháp Chàm chắc chắn, lẻ loi, bí mật” (Hoài Thanh), bước vào một
lâu đài kỳ diệu và bí ẩn mà càng tìm tòi khám phá, chúng ta càng phát hiện thêm
nhiều giá trị có ý nghĩa lớn lao về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật…
1.3. Thơ Chế Lan Viên là một thế giới nghệ thuật đặc sắc và một trong
những khía cạnh của sự đặc sắc ấy phải kể đến hệ thống biểu tượng. Biểu tượng
2
thể hiện sức nghĩ, sức cảm của một tâm hồn thơ không ngừng tỏa sáng, góp phần
tạo nên sự đa dạng cho bộ mặt văn học nước nhà. Chính điều này đã cuốn hút
chúng tôi nghiên cứu Thế giới biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên. Đề
tài của chúng tôi không chỉ cho thấy các lớp ý nghĩa đằng sau hệ thống biểu
tượng trong thơ ông, mà qua đó còn cho thấy những nỗ lực tìm kiếm những
phương thức nghệ thuật phù hợp để thể hiện những vấn đề mới của cuộc sống và
con người hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Với sự nghiệp thơ ca dày dặn mang đậm hơi thở, tinh thần thời đại, Chế
Lan Viên nổi lên trong nền thơ ca Việt Nam như là một trong những hiện tượng
thơ mang tầm thế kỷ. Từng chặng đường thơ của ông luôn được nhiều nhà phê
bình văn học uy tín theo dõi sát sao. Hầu hết các nhà nghiên cứu về Chế Lan
Viên đều đánh giá ông là nhà thơ tài năng về mọi phương diện và phân tích đúng
đắn quá trình sáng tác: sự chuyển biến tư tưởng, quan niệm và thi pháp biểu hiện
qua từng thời kỳ và khẳng định sự đóng góp đáng kể của Chế Lan Viên vào tiến
trình hình thành và phát triển của thơ ca Cách mạng. Riêng tập Điêu tàn, các
công trình nghiên cứu cũng được tiếp cận ở nhiều góc độ: có bài viết về tập thơ,
có bài viết về bài thơ, có bài nghiên cứu về ngôn ngữ, hình ảnh, thể loại… Xuất
phát từ mục đích nghiên cứu, góc độ nghiên cứu khác nhau, họ đã khám phá
được nhiều giá trị của tập thơ này, khẳng định được tầm vóc, vị trí, vai trò của
Chế Lan Viên trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
Riêng vấn đề nghiên cứu hình tượng và biểu tượng trong thơ Chế Lan Viên
nói chung, trong Điêu tàn nói riêng, cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bình nhận xét: “Thế giới hình ảnh thơ Chế
Lan Viên thật phong phú: có hình ảnh tả thực, có hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, có
hình ảnh thuộc cảm nhận mơ hồ của cõi tâm linh” [31, 239].
Đoàn Trọng Huy trong công trình Nghệ thuật thơ Chế Lan Viên đã chia
hình ảnh đặc trưng cho thơ Chế Lan Viên gồm ba loại: hình ảnh vừa thực vừa ảo,
3
hình ảnh biểu tượng - tượng trưng, hình ảnh liên kết hay hình ảnh chùm [49, 57].
Nguyễn Văn Long chỉ ra phương thức xây dựng thế giới hình ảnh thơ Chế
Lan Viên trong Điêu tàn: “Khả năng sáng tạo hình ảnh đã bộc lộ ngay từ tập thơ
đầu tay: Điêu tàn. Nhưng Điêu tàn nghiêng về tạo hình ảnh bằng tưởng tượng,
thậm chí sa vào những hình ảnh quái dị, có màu sắc siêu thực” [61, 91].
Huỳnh Văn Hoa có nhận xét về hình ảnh thơ trong Điêu tàn: “Trong thơ
Chế Lan Viên có hai loại hình ảnh: một loại hình ảnh có tính chất hiện thực và
một loại hình ảnh có tính chất ẩn dụ tượng trưng. Loại thứ hai này mới là những
gì tiêu biểu cho thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên (…). Hầu hết hình ảnh
trong thơ ông, kể cả trước và sau năm 1945, đều cơ bản tồn tại dưới dạng biểu
tượng, tượng trưng, khái quát. Những xương, sọ đầu lâu, thành quách tượng đài,
tháp, tháng ngày biền biệt, mùa xuân, mùa thu...và những hình ảnh về đất nước,
con người, nhân dân (sau 1945)...đều mang giá trị ẩn dụ. Nói thơ của Chế Lan
Viên là thơ của hệ thống những biểu tượng, ẩn dụ không có gì là quá đáng”
[43,156].
Nguyễn Bá Thành cắt nghĩa phương thức tạo nên vẻ đẹp độc đáo của biểu
tượng trong thơ Chế Lan Viên: “Chế Lan Viên có một lối liên tưởng tạo những
hình ảnh, những biểu tượng tượng trưng vừa sinh động cụ thể, vừa trừu tượng,
vô hình, khó nắm bắt” [73, 184].
Ngô Thị Kết sau khi chỉ ra sự vận động của cái tôi trữ tình thơ Chế Lan
Viên trước và sau cách mạng đã nhận định: “Do quan điểm sáng tác và nội dung
phản ánh khác nhau dẫn tới ý nghĩa hình ảnh khác nhau. Hệ thống hình ảnh ở
Điêu tàn gợi liên tưởng đến đau thương, hoang phế, đổ nát gắn với hình ảnh của
quá khứ, hình ảnh phi hiện thực. Trái lại, ở tập Ánh sáng và phù sa do thi sĩ đã
được ánh sáng tư tưởng của Đảng, phù sa của cuộc đời bồi đắp nên hình ảnh thơ
biểu tượng cho niềm vui của cuộc sống mới, gắn với tương lai tốt đẹp và gần gũi
với cuộc sống đời thường” [54, 80]. Tác giả cũng chỉ ra sự vận động của biểu
tượng thơ từ Điêu tàn đến Ánh sáng và phù sa có mối quan hệ trực tiếp với cái
4
tôi trữ tình: “Từ cái tôi cô đơn buồn đau, bế tắc gắn với hình ảnh giàu sức biểu
tượng trong Điêu tàn, tới cái tôi hòa hợp riêng chung, trở về với nhân dân, đất
nước gắn với hình ảnh chân thực, mĩ lệ ở Ánh sáng và phù sa và cả hai tập
“Điêu tàn” và “Ánh sáng và phù sa” đều xuất hiện những hình ảnh mang ý nghĩa
biểu tượng” [54, 81].
Nghiên cứu về biểu tượng trong Điêu tàn, đáng chú ý nhất là Chế Lan Viên
thi sĩ tiền chiến của Hoàng Diệp. Công trình này, Hoàng Diệp đã minh xác tương
đối thuyết phục những nguyên lý, những chứng giải đưa đến sự hình thành của
những biểu tượng: “ma Hời”, “Tháp Chàm”, “Gạch Chàm”, “thành Bình Định” và
cuộc sống của nhà thơ ở Bình Định. Đồng thời, Hoàng Diệp cũng có đề cập đến thế
giới của Cõi Ta - Cái ta, của âm phủ, của àu sắc và âm thanh hiện diện trong Điêu
tàn. Tác giả đánh giá rất cao sự hiện diện của Điêu tàn trên thi đàn dân tộc lúc bấy
giờ: “Với Điêu tàn, nghệ thuật thi ca của Chế Lan Viên đã đạt tới cao độ, ngoài
nhãn tuyến của chúng ta. Nó tích luỹ được cái dạt dào của thác đổ, cái mênh mông
của đại dương. Nó đượm vẻ oai linh của núi rừng. Nó nhuốm màu thần bí của cõi
chết” [36, 132]. Tiếc rằng, những vấn đề Hoàng Diệp đề cập mới chỉ là căn
nguyên, là tiền đề hình thành các biểu tượng trong thơ chứ chưa đi vào làm rõ ý
nghĩa của những biểu tượng ấy trong Điêu tàn.
Điểm qua lịch sử vấn đề, có thể thấy rằng, thơ Chế Lan Viên nói chung,
tập Điêu tàn nói riêng được giới nghiên cứu, phê bình đặc biệt quan tâm. Càng
về sau, các công trình nghiên cứu về thơ Chế Lan Viên càng chuyên sâu hơn, đề
cập đến nhiều vấn đề tinh vi và phức tạp trong thơ ông, trong đó có biểu tượng
trong Điêu tàn. Tuy nhiên, đó hầu hết là những bài viết ngắn, đề cập đến từng
khía cạnh nhỏ của vấn đề, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện. Luận văn của chúng tôi là một hướng nghiên cứu, một đóng góp mới trên
cơ sở tiếp thu thành tựu của những người đi trước để tìm hiểu, khám phá sâu sắc
hơn, biện chứng hơn Thế giới biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên.
5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mục đích của đề tài là tìm hiểu thế giới biểu
tượng trong Điêu tàn, vì vậy đối tượng chính để khảo sát là toàn bộ các bài thơ
trong tập Điêu tàn Chế Lan Viên. Những tập thơ khác sau Cách mạng và các tác
phẩm văn xuôi, tiểu luận, phê bình, tạp văn của ông được xem là tài liệu tham
khảo quan trọng, soi sáng nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu: Tuy tìm hiểu thế giới biểu tượng trong Điêu tàn của
Chế Lan Viên trong tính chỉnh thể giữa nội dung và hình thức, nhưng luận văn
chỉ tập trung nghiên cứu trên những phương diện nổi bật nhất. Đó là: vấn đề biểu
tượng và cơ sở hình thành biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên; giá trị
biểu trưng cùng nghệ thuật xây dựng hệ thống biểu tượng gắn với cảm quan triết
mỹ của nhà thơ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp văn học sử: Nghiên cứu một tác giả cụ thể, chúng tôi
không tách rời, biệt lập mà đặt trong mối quan hệ với trào lưu cùng thời. Vì văn
học là một quá trình lịch sử - hiện thực, một quá trình lịch sử - sáng tạo, cho nên
mỗi hiện tượng văn học thường có định hướng của cả phong trào. Tìm hiểu thế
giới biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên, chúng tôi đặt trong mối quan
hệ giữa tác giả và trào lưu, tác phẩm và thời đại…
- Phương pháp thi pháp học: Luận văn sẽ đi vào khảo sát tần số xuất hiện
hệ thống biểu tượng trở đi trở lại như ám ảnh nghệ thuật trong Điêu tàn của Chế
Lan Viên, và hệ thống các phương thức, phương tiện tham gia cấu thành chỉnh
thể nghệ thuật đó.
- Phương pháp liên ngành: Luận văn vận dụng yếu tố hỗ trợ của các
phương pháp nghiên cứu văn học khác như: văn hóa học, tâm lý học, phê bình
văn học, so sánh văn học, ngôn ngữ văn học… từ đó phân tích, tổng hợp, so sánh
để thấy được giá trị biểu trưng và nghệ thuật xây dựng thế giới biểu tượng trong
Điêu tàn của Chế Lan Viên.
6
5. Đóng góp của luận văn
- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của dân tộc, là hiện tượng thi ca độc đáo của
thế kỉ XX. Nhiều người đã quan tâm nghiên cứu thơ Chế Lan Viên từ rất sớm,
trong đó có một số bài nghiên cứu biểu tượng nghệ thuật thơ ông. Nhưng nhìn
chung đó là những bài viết ngắn, đề cập từng yếu tố cụ thể của từng tác phẩm,
chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện. Luận văn là công trình chuyên biệt
đầu tiên nghiên cứu thế giới biểu tượng trong Điêu tàn của Chế Lan Viên.
- Luận văn lý giải mối liên hệ hữu cơ của hệ thống biểu tượng trong Điêu
tàn, tìm hiểu các nghệ thuật xây dựng thế giới biểu tượng đó trong mối quan hệ
biện chứng với lịch sử, thời đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần: Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn
được triển khai theo ba chương:
Chƣơng 1: Vấn đề biểu tượng và cơ sở hình thành biểu tượng trong Điêu tàn
Chƣơng 2: Giá trị biểu trưng của biểu tượng trong Điêu tàn
Chƣơng 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong Điêu tàn