Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập 1 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thế chiến thứ nhì tại Ả Rập
1
Tình hình Anh đầu thế chiến
Trong mấy ngàn năm lịch sử, chưa bao giờ dân tộc Anh gặp nỗi nguy ghê gớm
như đầu Thế chiến thứ nhì. Thủ tướng Chamberlain, kẻ đầu hàng Đức ở Munich
(năm 1938), phải về vườn, giao trách nhiệm vô cùng nặng nhọc lại cho Churchill
(tháng năm năm 1940). Sau khi gian nan lắm mới rút lui được khỏi Dunkerque, trở
về nước, chưa kịp hoàn hồn thì Anh phải chịu những trận dội bom kinh khủng cả
đêm lần ngày của phi cơ Đức. Pháp đầu hàng (tháng sáu năm 1940), thành thử ở
mặt trận Âu châu chỉ còn một mình Anh đương đầu với Đức, Ý. Mà nào phải chỉ
có mặt trận châu Âu. Thuộc địa của Anh hồi đó rải rác khắp thế giới (họ tự hào
rằng mặt trời không bao giờ lặn trên ngọn quốc kỳ của họ), nên họ phải chiến đấu
ở khắp thế giới: ở Đông Á với Nhật Bản, ở Tây Á và Phi châu với Đức, Ý. Nhưng
năm đó mới thấy cái tài siêu quần của Churchill: sáng suốt, cương nghị, quyết
đoán táo bạo và mau mắn, kiên nhẫn, bình tĩnh và tự tin. Ông đã cứu được nước
Anh “khỏi bị chìm lỉm”, nhưng không sao cứu được trọn đế quốc Anh. Sau chiến
tranh, thời của Anh đã hết mà tới thời của Mỹ.
Trận Bắc Phi và ảnh hưởng của nó tới Ai Cập
Đức đã dự bị chiến tranh từ lâu, năm 1936-1937 phái viên thủ lãnh thanh niên
Baldur Von Schirach đi tuyên truyền ở Tây Á, Trung Á, và Tiến sỹ Schacht đi
“thăm các khách hàng”, bán sản phẩm và khí giới với một giá rẻ để mua nguyên
liệu bằng một giá đắt. Đức vung tiền ra trợ cấp, tạo các cơ quan thông tin, gửi
phim và sách báo cho Thổ, Iran, Ai Cập. Nhờ vậy ảnh hưởng của Đức tăng lên, và
gần như khắp nơi, các đảng Quốc-xã-hồi-giáo mọc lên: ở Ai Cập là đảng Tân Ai