Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
89
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1394

Thế chấp hàng hóa luân chuyển theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

0

CHƯƠNG I.

CHƯƠNG II.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ BÍCH CHUNG

THẾ CHẤP HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN THEO QUY ĐINH

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2021

1

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn với đề tài “Thế chấp hàng hóa luân chuyển

theo pháp luật Việt Nam” là công trình khoa học của chính tôi.

Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong Luận văn, tôi

cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của Luận văn này chưa từng

được công bố hoặc sử dụng để nhận bằng cấp ở nơi khác.

Không có nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong Luận văn

này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Chung

2

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Luật, Khoa Đào tạo

sau đại học, Thư viện Trường cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ Trường Đại

học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong

suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện

đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện tốt nhất

cho tôi trong suốt quá trình thực hiện việc nghiên cứu luận văn.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và đồng

nghiệp đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học

tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, xin trân trọng cám ơn các thầy, cô trong Hội đồng chấm

luận văn đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn chỉnh luận

văn này.

Tác giả

Nguyễn Thị Bích Chung

3

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong bối cảnh kinh tế hàng hóa toàn cầu phát triển mạnh mẽ như hiện nay,

các giao dịch đảm bảo để thực hiên nghĩa vụ nhất là trong việc doanh nghiệp vay

vốn là công cụ hiệu quả đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiêp, đồng thời

đa dạng sản phẩm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tín dụng. Biện pháp thế

chấp hàng hóa luân chuyển để cung cấp những khoản vay cho các doanh nghiệp đã

được pháp luật quy định và đóng vai trò nhằm phòng ngừa rủi ro cho hệ thống vốn

tín dụng, làm nguồn vốn được lưu thông trên thị trường có giá trị đảm bảo sự trong

sạch, an toàn và hiệu quả tránh tình trạng lưu thông với mục đích xấu không đảm

bảo. Tuy nhiên, để các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp hiểu thêm về biện pháp thế

chấp cũng như biện pháp thế chấp hàng hóa luân chuyển thì trong luận văn với đề

tài: “Thế chấp hàng hóa luân chuyển theo quy định của pháp luật Việt Nam” này

tác giả đã nêu và phân tích hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu đã đạt

được như sau:

- Thứ nhất, tác giả đã khái quát được định về tài sản bảo đảm cũng như phân

tích biện pháp thế chấp tài sản. Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích thế chấp động

sản để mở đầu cho đề tài luận văn của mình.

- Thứ hai, tác giả cũng nêu khái quát về thế chấp về hàng hóa luân chuyển,

phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như phân tích sâu vào những ưu

điểm, nhược điểm của biện pháp bảo đảm thế chấp hàng hóa luân chuyển. Tác giả

cũng nêu ra những ví dụ thực thế về thực trạng áp dụng biện pháp này đối với các tổ

chức tín dụng, ngân hàng nói chung.

- Thứ ba, Từ những đánh giá, phân tích, lập luận của mình, tác giả đã đưa ra

được những biện pháp nhằm hoàn thiện những quy định của biện pháp thế chấp

hàng hóa luân chuyển, cải thiện những điểm yếu cũng như phát huy hết được những

ưu điểm trong việc sử dụng biện pháp thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá

4

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

trình sản xuất, kinh doanh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thực hiện hợp đồng tín

dụng ngân hàng, cũng như hoạt động sản suất, kinh doanh trong đời sống xã hội.

Từ khoá: Biện pháp thế chấp tài sản; hàng hóa luân chuyển trong quá trình

sản xuất, kinh doanh; hàng tồn kho luân chuyển.

5

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. 1

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 2

TÓM TẮT LUẬN VĂN ......................................................................................... 3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THẾ CHẤP HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN ĐỂ

BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG ............................ 17

1.1. Khái quát chung về bảo đảm nghĩa vụ bằng biện pháp thế chấp tài sản ........ 17

1.1.1. Khái quát về tài sản thế chấp: ................................................................ 17

1.1.2. Khái quát về biện pháp thế chấp tài sản ................................................. 21

1.1.3. Thế chấp tài sản là động sản: ................................................................. 28

1.2. Khái quát về thế chấp hàng hóa luân chuyển ............................................... 29

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm hàng hóa luân chuyển ....................................... 29

1.2.2. Điều kiện xác lập hợp đồng thế chấp hàng hoá luân chuyển .................. 32

1.2.3. Hiệu lực giao dịch thế chấp hàng hóa luân chuyển ................................ 38

1.2.4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong thế chấp hàng hóa luân chuyển .......... 40

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP

HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT .............................................................................. 46

2.1. Thực trạng về pháp luật và thực tiễn quản lý, bảo quản hàng hóa luân chuyển

tại Việt Nam ................................................................................................... 46

2.1.1. Thực trạng pháp luật về quản lý, bảo quản hàng hóa luân chuyển ......... 46

2.1.2. Thực tiễn về quản lý, bảo quản tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển

tại tổ chức tín dụng ......................................................................................... 48

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý tài sản thế chấp là hàng hóa luân

chuyển ............................................................................................................ 54

2.2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển 54

6

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

2.2.2. Thực tiễn xử lý tài sản thế chấp hàng hóa luân chuyển tại tổ chức tín

dụng ở Việt Nam ............................................................................................ 64

2.3. So sánh, đánh giá ưu điểm, hạn chế, rủi ro trong giao dịch thế chấp hàng hóa

luân chuyển. ................................................................................................... 69

2.3.1. Ưu điểm trong việc giao dịch thế chấp hàng hóa luân chuyển ............... 69

2.3.2. Những hạn chế, rủi ro trong giao dịch thế chấp hàng hóa luân chuyển ...... 71

2.4. Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện

hợp đồng tín dụng bằng hàng hóa luân chuyển ................................................ 75

2.4.1. Một số đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung pháp luật về bảo đảm

thực hiện hợp đồng tín dụng bằng hàng hóa luân chuyển ................................ 75

2.4.2. Một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về

bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng bằng hàng hóa luân chuyển .................. 78

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 85

7

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Chung

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài:

Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hóa, nó xuất hiện,

tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế; nó là các quan hệ kinh

tế gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn

nhu cầu vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn

trả. Vì vậy, tín dụng là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nền

kinh tế thị trường.

Thừa thiếu vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp. Việc phân

phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho

quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và

đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện cung cấp vốn cho

đầu tư phát triển. Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những

nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng

đã góp phần động viên vật tư đi vào sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Hoạt động tín dụng đảm

bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh vốn nhu cầu tiêu dùng cho các

cá nhân trong nền kinh tế và thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

Tín dụng đã và đang ngày một có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh

tế - xã hội.

Hoạt động tín dụng hay cho vay luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro, bởi đây là yếu tố

gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh nói chung. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả

và hạn chế đến mức tối đa trong hoạt động cho vay, ở tất cả các nước trên thế giới

đều có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Do

đó, khi giao kết hợp đồng tín dụng, điều gì là đáng lưu ý hơn cả, cách tốt nhất để

bảo đảm cho việc thanh toán (cũng như thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ) là nhất thiết

phải thiết lập các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!