Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thcdbf 1 14 100
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày nay, muốn phát triển, mỗi quốc gia
phải tích cực tham gia mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Thực tế đã chứng minh
“ngoại thƣơng” là con đƣờng tốt để đƣa đất nƣớc phát triển và hoà nhập với xu thế
phát triển chung của thế giới. Ngoại thƣơng giúp đất nƣớc đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đi đôi với việc tạo lập
đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trƣờng, đặt thƣơng mại và thị trƣờng vào vai trò
hết sức quan trọng, trong đó nhập khẩu, yếu tố đầu vào của nền kinh tế là vấn đề
cần phải đƣợc chú trọng.
Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thƣơng. Nhập khẩu tác
động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nƣớc. Đối với các
doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu ảnh hƣởng trực tiếp tới vòng quay của vốn, do
vậy ảnh hƣởng tới toàn bộ quá trình tái sản xuất đầu tƣ và lợi nhuận.
Việc giao lƣu buôn bán giữa các quốc gia đã trờ thành một yếu tố khách quan.
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế đƣợc thực hiện một cách thuận lợi an
toàn thì một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình giao nhận
hàng hoá nhập khẩu. Thực hiện nhập khẩu là một khâu quan trọng trong kinh doanh
quốc tế nói chung đặc biệt là kinh doanh XNK. Việc tổ chức nhập khẩu nếu không
theo kịp và đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế thì chính nó sẽ là một nhân tố
kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình giao nhận hàng hoá
nhập khẩu.
Trong quá trình thực tập tại phòng thƣơng mại của Công ty TNHH Thƣơng
Mại và Dịch Vụ IPO Logistics, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc giao nhận
hàng hoá cùng với những kiến thức đã đƣợc trang bị trong nhà trƣờng, tôi đã lựa
chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu vận chuyển bằng container đƣờng biển tại công ty TNHH Thƣơng
mại và Dịch vụ IPO Logistics” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của tôi.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây để xác
định hiệu quả kinh doanh đồng thời nghiên cứu về quy trình giao nhận hàng hoá
nhập khẩu bằng container tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Dịch Vụ IPO
Logistics. Tận dụng những kiến thức đã học đƣa ra các giải pháp giúp công ty nâng
cao hiệu quả thực hiện giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng container.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng container đƣờng
biển tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Dịch Vụ IPO Logistics.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Tập trung tìm hiểu và phân tích quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
bằng container đƣờng biển dƣới góc độ là nhà giao nhận tại Công ty TNHH Thƣơng
Mại và Dịch Vụ IPO Logistics.
- Thời gian thực hiện từ ngày 01/06/2015 đến ngày 31/08/2015.
- Đƣợc thực hiện tại Công ty TNHH Thƣơng Mại và Dịch Vụ IPO Logistics,
địa chỉ số 354/17 Bùi Đình Túy, P.14, Q. Bình Thạnh, TP.HCM và Cảng Cát Lái,
địa chỉ Nguyễn Thị Định, Cát Lái, Quận 2, TP HCM.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài này gồm:
- Phƣơng pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công ty để
biết đƣợc tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt đƣợc
cũng nhƣ những phần công ty còn chƣa hoàn thành.
- Phƣơng pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về số lƣợng giao nhận, các
chỉ tiêu về kinh doanh, chỉ tiêu về thị trƣờng giao nhận…
- Phƣơng pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng nhƣ đƣa ra
giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn.
3
5. Kết cấu của bài khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các bảng, biểu đồ, tài liệu tham
khảo, phụ lục đề tài đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Ở chƣơng này, tôi đƣa ra những cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận xuất
nhập khẩu đã đƣợc các nhà nghiên cứu đúc kết. Đây sẽ là nền tảng khoa học, là cơ
sở để tôi có thể đƣa ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng hoạt động giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng container đƣờng biển tại công ty TNHH Thƣơng Mại và
Dịch Vụ IPO Logistics.
Chƣơng 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển bằng
container đƣờng biển tại công ty TNHH Thƣơng Mại và Dịch Vụ IPO Logistics.
Ở chƣơng này, tôi đào sâu nghiên cứu và phân tích về hoạt động giao nhận
hàng hóa nhập khẩu bằng container đƣờng biển của công ty. Tìm ra những điểm
Đặt vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
Lý thuyết về giao nhận XNK
và giao nhận cont
Thu thập thông tin sơ cấp, xin
ý kiến chuyên môn
Phân tích thực trạng quy trình
Giải pháp
Đánh giá nhận xét
4
mạnh cũng nhƣ những tồn tại trong hoạt động giao nhận để đƣa ra những giải pháp
phù hợp cho công ty ở chƣơng 3.
Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu vận chuyển
bằng container đƣờng biển tại công ty TNHH Thƣơng Mại và Dịch Vụ IPO
Logistics.
Trên cơ sở những tồn tại trong hoạt động giao nhận đã phân tích ở chƣơng 2,
tôi đề ra một số giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại đó. Bên cạnh đó, tôi cũng
đề xuất một số kiến nghị đối với cảng vụ, nhà nƣớc để hi vọng rằng cảng vụ, nhà
nƣớc sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ tốt hơn, giúp các doanh nghiệp có cơ hội
phát triển hơn nữa.
5
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái quát chung về giao nhận trong hoạt động ngoại thƣơng
1.1.1. Khái niệm giao nhận, ngƣời giao nhận, dịch vụ giao nhận và hiệu quả
quy trình giao nhận
1.1.1.1. Giao nhận
Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ liên quan đến quá trình vận tải, nhằm
mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng (ngƣời gửi hàng) đến nơi nhận hàng
(ngƣời nhận hàng).
1.1.1.2. Ngƣời giao nhận
Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải đƣợc vận chuyển đến nhiều nƣớc
khác nhau, từ nƣớc ngƣời bán đến nƣớc ngƣời mua. Trong trƣờng hợp đó, ngƣời
giao nhận là ngƣời tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên hệ tới
việc vận chuyển. Ngƣời giao nhận (ngƣời kinh doanh dịch vụ giao nhận) có thể là
chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay bất kỳ một ngƣời nào khác. Ngƣời giao nhận
có trình độ chuyên môn nhƣ: Biết kết hợp giữa nhiều phƣơng thức vận tải khác
nhau; biết tận dụng tối đa dung tích, trọng tải của các công cụ vận tải nhờ vào dịch
vụ gom hàng; biết kết hợp giữa vận tải – giao nhận – XNK và liên hệ tốt với các tổ
chức có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa nhƣ Hải quan, đại lý tàu, bảo
hiểm, ga, cảng…
Ngƣời giao nhận còn tạo điều kiện cho ngƣời kinh doanh XNK hoạt động có
hiệu quả nhờ vào dịch vụ giao nhận của mình nhƣ: nhà XNK có thể sử dụng kho bãi
của ngƣời giao nhận hay của ngƣời giao nhận đi thuê từ đó giảm đƣợc chi phí xây
dựng kho bãi; nhà XNK giảm đƣợc các chi phí quản lý hành chính, bộ máy tổ chức
đơn giản, có điều kiện tập trung vào kinh doanh XNK.
1.1.1.3. Dịch vụ giao nhận
Trừ khi bản thân ngƣời gửi hàng (shipper) hoặc ngƣời nhận hàng (consignee)
muốn tự mình thực hiện bất cứ khâu thủ tục và chứng từ nào đó, còn thông thƣờng
ngƣời giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận tải qua các công đoạn.
Ngƣời giao nhận có thể trực tiếp thực hiện các dịch vụ hay thông qua đại lý của họ
hoặc thông qua ngƣời ký hợp đồng phụ.
6
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận đƣợc
định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc
xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn hay có liên quan
đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo điều 163, luật Việt Nam ban hành ngày 23-05-1997 thì “Dịch vụ giao
nhận hàng hóa là hành vi thƣơng mại, theo đó ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng
hóa nhận hàng từ ngƣời gửi, tổ chức vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm các thủ tục
giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho ngƣời nhận theo sự ủy
thác của chủ hàng, của ngƣời vận tải và ngƣời giao nhận khác”. Họ có thể thay mặt
ngƣời XK hoặc ngƣời NK hoặc thay mặt cả hai để thực hiện các dịch vụ:
- Nhận ủy thác giao nhận vận tải trong và ngoài nƣớc bằng các phƣơng tiện vận tải
khác nhau với các loại hàng hóa XNK, hàng hội chợ, hàng triển lãm, ngoại giao,
quá cảnh, công trình, hàng tƣ nhân đóng trong container, hàng bao kiện rời…
- Làm đầu mối vận tải đa phƣơng thức. Kết hợp sử dụng nhiều phƣơng tiện vận tải
để đƣa hàng đi bất cứ nơi nào theo yêu cầu của chủ hàng.
- Thực hiện mọi dịch vụ có liên quan đến giao nhận, vận tải nhƣ lƣu cƣớc tàu chợ,
thuê tàu chuyến, thuê các phƣơng tiện vận tải khác, mua bảo hiểm cho hàng hóa
XNK, bảo quản hàng, tái chế, đóng gói, thu gom hoặc chia lẻ hàng, thuê hoặc cho
thuê vỏ cont, giao hàng đến tận cơ sở sản xuất hoặc địa điểm tiêu thụ…
- Làm tƣ vấn cho các nhà kinh doanh XNK về mọi vấn đề liên quan đến giao nhận
vận tải và bảo hiểm… nhận ủy thác và thu gom hàng XNK.
1.1.1.4. Hiệu quả quy trình giao nhận
Giao nhận là một quá trình phức tạp đòi hỏi giải quyết đồng thời hai công
việc đối nội và đối ngoại, một quy trình giao nhận hiệu quả phải đạt các yêu cầu sau
đây:
Thời gian:
- Rút ngắn về thời gian giao nhận sẽ giảm bớt đƣợc mất mát, hƣ hỏng về hàng hóa,
giảm ứ đọng vốn, đáp ứng đúng thời gian giao hàng.
- Muốn rút ngắn thời gian giao nhận cần giảm thời gian lƣu kho, lƣu bãi, giảm thời
gian lập chứng từ, thủ tục hải quan phải nhanh gọn.
7
- Muốn rút ngắn đƣợc thời gian thì ngƣời giao nhận phải am hiểu về thủ tục hải
quan, giao nhận, chứng từ và có quan hệ tốt với các cơ quan có liên quan.
Chất lƣợng:
- Giao hàng chất lƣợng tốt đòi hỏi việc giao hàng phải đảm bảo chính xác, có khả
năng đáp ứng cao các yêu vầu về giao nhận, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
- Muốn làm tốt các yêu cầu trên, ngƣời giao nhận hay chủ hàng hóa phải lựa chọn
phƣơng tiện chính xác, lập đúng và đủ chứng từ vận tải, có đủ kho hàng, am hiểu về
đặc tính hàng hóa nhập khẩu.
Chi phí:
- Chi phí trong giao nhận gồm các chi phí nhƣ vận chuyển, chi phí kiểm dịch hàng
hóa, chi phí lƣu kho, chi phí xin giấy phép… Chi phí trong giao nhận phản ánh hiệu
quả của công tác giao nhận. Giao nhận đảm bảo an toàn và tiết kiệm đƣợc thời gian
sẽ giảm nhiều các chi phí.
1.1.2. Vai trò của ngƣời giao nhận trong mậu dịch quốc tế
Cùng với sự phát triển của vận tải và buôn bán quốc tế, giao nhận đƣợc tách ra
khỏi vận tải và buôn bán, dần trở thành một ngành kinh tế độc lập. Đặc điểm chính
của các tổ chức giao nhận thời kỳ này là: hầu hết là các tổ chức tƣ nhân; đa số các
hãng kinh doanh tổng hợp; thƣờng kết hợp giữa giao nhận nội địa với quốc tế; có sự
chuyên môn hóa về giao nhận theo khu vực địa lý hay mặt hàng; cạnh tranh gay gắt
lẫn nhau.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty giao nhận dẫn đến sự ra đời các hiệp hội
giao nhận trong phạm vi một cảng, một khu vực hay một nƣớc. Trên phạm vi quốc
tế hình thành các liên đoàn giao nhận, ví dụ: FIATA – Féderation Internationale des
Associations de Transitaires et Assimilés, thành lập năm 1926 là một tổ chức phi
chính trị, tự nguyện bao gồm 35000 hội viên của hơn 130 nƣớc trên thế giới. Mục
tiêu chính của FIATA là bảo vệ và tăng cƣờng lợi ích của ngƣời giao nhận trên
phạm vi quốc tế, nâng cao chất lƣợng dịch vụ giao nhận, liên kết nghề nghiệp; xúc
tiến quá trình đơn giản hóa và thống nhất chứng từ và các điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn nhằm cải tiến chất lƣợng của hội viên; đào tạo chuyên nghiệp ở trình độ quốc
tế; tăng cƣờng các quan hệ hợp tác giữa các tổ chức giao nhận với chủ hàng và
ngƣời chuyên chở.
8
Nhƣ đã đƣợc nói ở trên, do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa
phƣơng thức, ngƣời giao nhận không chỉ làm đại lý, ngƣời nhận ủy thác mà còn
cung cấp các dịch vụ về vận tải và đóng vai trò nhƣ một ngƣời chuyên chở chính
(carrier). Vai trò này thể hiện qua các chức năng sau:
- Ngƣời giao nhận tại biên giới: Họ chỉ hoạt động ở trong nƣớc với nhiệm vụ làm
thủ tục Hải quan đối với hàng XNK, nhƣ là một môi giới Hải quan. Sau đó, anh ta
mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong
vận tải quốc tế hoặc lƣu cƣớc với các hãng tàu theo sự ủy thác của ngƣời xuất khẩu
hoặc ngƣời nhập khẩu tùy thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán.
- Làm đại lý: Trƣớc đây, ngƣời giao nhận không đảm nhận vai trò của ngƣời chuyên
chở. Anh ta chỉ hoạt động nhƣ một cầu nối giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời chuyên
chở.
- Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa: Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá
cảnh qua nƣớc thứ ba, ngƣời giao nhận sẽ làm thủ tục quá cảnh, hoặc tổ chức
chuyển tải hàng hóa từ phƣơng tiện vận tải này sang phƣơng tiện vận tải khác, hoặc
giao hàng đến tận tay ngƣời nhận.
- Lƣu kho hàng hóa: Trong trƣờng hợp phải lƣu kho hàng hóa trƣớc khi xuất khẩu
hoặc sau khi nhập khẩu, ngƣời giao nhận sẽ thu xếp việc đó bằng phƣơng tiện của
mình hoặc thuê của ngƣời khác và phân phối hàng hóa nếu có yêu cầu.
- Ngƣời gom hàng: Dịch vụ này đã xuất hiện rất sớm ở Châu Âu chủ yếu phục vụ
cho đƣờng sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng
càng không thể thiếu đƣợc nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container
(FCL). Khi là ngƣời gom hàng, ngƣời giao nhận có thể đóng vai trò là ngƣời chuyên
chở hoặc chỉ là đại lý.
- Ngƣời chuyên chở: Trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời giao nhận đóng vai trò là
ngƣời chuyên chở, tức là trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách
nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gởi hàng tới nơi nhận hàng. Ngƣời giao nhận
đóng vai trò là ngƣời ký chuyên chở theo hợp đồng, nếu anh ta ký hợp đồng mà
không trực tiếp chuyên chở. Trƣờng hợp ngƣời giao nhận trực tiếp chuyên chở thì
anh ta là ngƣời chuyên chở thực tế. Nhƣng dù chuyên chở kiểu gì đi nữa thì anh ta
vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa.