Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thất nghiệp ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2009- thực trạng và giải pháp .DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Trường đại học kinh tế quốc dân
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
1
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về thất nghiệp
1.1 Khái niệm thất nghiệp và các loại thất nghiệp ở Việt Nam
1.1.1 Xác định thất nghiệp
1.1.2 Các chỉ tiêu quan trọng
1.2 Phân loại thất nghiệp
1.3 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp
1.3.1 Các loại thất nghiệp tự nhiên
1.3.2 Thất nghiệp theo chu kì
1.4Tác động của thất nghiệp
1.5Quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát
Chương 2: Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong những năm từ 2000-2009
2.1 Bối cảnh chung trong những năm từ 2000-2009
2.1.1 Vài nét chung về tình hình thế giới
2.1.2 Bối cảnh Việt Nam những năm qua
2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam những năm qua
2.2.1 Một số thống kê về tình trạng thất nghiệp ở nước ta
2.2.2 Nhận xét về tình hình thất nghiệp những năm qua
2
Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368
Chương 3: Các giải pháp giảm thiểu thất nghiệp
Kết luận
LỜI NÓI ĐẦU
Nhiều năm trở lại đây, trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa,
nhứng tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã tạo nên những bước nhảy vọt về mọi
mặt đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng
cao nhất trên thế giới. Nhưng đằng sau những thành công và kết quả rất đáng tự
hào ấy Đảng và Nhà nước cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: tệ nạn xã
hội, lạm phát và thất nghiệp…Trong đó vấn đề được quan tâm nhiều nhất chính
là thất nghiệp.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà thất nghiệp còn là vấn đề được cả thế giới quan
tâm và nó cũng được đề cập đến ở tất cả các nền kinh tế. Nó tồn tại trong những
nền kinh tế đang gặp suy thoái yếu kém cũng như ở những nền kinh tế phát triển
rực rỡ nhất. Thất nghiệp còn kéo theo nhiều hệ quả xấu cho nền kinh tế, xã hội
của quốc gia như: suy thoái, lạm phát, làm gia tăng tệ nạn xã hội, xói mòn đạo
đức… gây áp lực lớn lên các chính sách điều tiết của chính phủ.
Thất nghiệp luôn luôn tồn tại như một hiện tượng cố hữu của nền kinh tế, không
thể loại bỏ, các giải pháp đưa ra chỉ nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức tối
thiểu và khắc phục một cách tối đa các hậu quả mà nó mang lại với nền kinh tế
nói chung và đời sống người dân nói riêng, để phần nào giúp thất nghiệp trở
thành một thành tố tự nhiên, “ chung sống hòa bình “ cùng sự tăng trưởng dài
hạn của nền kinh tế.
3