Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thất bại lại đứng lên trên đất nghèo
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
126.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1393

Thất bại lại đứng lên trên đất nghèo

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

S¶n xuÊt chÕ biÕn - tiªu thô s¶n phÈm

24 Tạp chí chăn nuôi 2-08

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn

THẤT BẠI LẠI ĐỨNG LÊN TRÊN ĐẤT NGHÈO

Minh Anh*

Ông Trần Công Định ở xã Hưng Thành, thị

xã Tuyên Quang đã nhiều lần nuôi vịt Super,

nuôi ngan Pháp và nuôi đàn gà ta... đều thất bại.

Thiệt hại liên tiếp, mọi người đều khuyên nên

đoạn tuyệt với gia cầm, mà nhà nông ruộng ít

nếu không chăn nuôi thì biết làm gì? Suy cho

cùng kế sách nuôi gia cầm vẫn thiết thực nhất.

Chỉ có điều cần suy nghĩ và rút kinh nghiệm, vì

sao ông luôn thất bại?*

Đã chăn nuôi là phải chấp nhận đối với dịch

bệnh, ông đã chợt nhận ra rằng trước đây ông

chưa có nhận thức đó và luôn tránh né nó. Bài

học kinh nghiệm đã giúp ông có kế hoạch tiếp

tục nuôi gia cầm với giống mới đó là nuôi giống

gà Ai Cập. Muốn thành công cần phải hiểu đặc

tính của vật nuôi hay mắc bệnh gì để phòng

ngừa. Hướng đi đã rõ ràng, ông quyết định tìm

hiểu qua sách vở, báo chí và tìm đến các trại

chăn nuôi gà để học hỏi kinh nghiệm thực tế: từ

chế độ ăn phù hợp, phương pháp xây dựng

chuồng trại, ánh sáng và thông thoáng chuồng,

mọi biện pháp vệ sinh phòng bệnh, lịch tiêm

phòng cho các loại bệnh ...

Đầu năm 2007, ông được giới thiệu về

giống gà Ai Cập có khả năng đẻ trên 200 quả

trứng/năm, năng suất gấp 3 lần gà ta mà màu

sắc và chất lượng trứng giống hệt gà ta, nên

phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngay lập

tức ông tìm mua 20 con về nuôi thử. Được

ngoài 3 tháng, chuẩn bị đến chu kỳ vào đẻ thì gà

chết. Ông tiếp tục mua thêm 100 con về nuôi,

dấu hiệu bệnh lý của gà vẫn xảy ra như lần

trước. Ông quyết định mổ cả gà khỏe lẫn gà ốm

để tìm hiểu nguyên nhân bệnh. Đối chiếu với

* Hội KHKT chăn nuôi Việt Nam.

sách vở và tài liệu về thú y, ông xác định: đó là

bệnh Marex. Bệnh này phải tiêm phòng khi con

gà 1 ngày tuổi mà đàn gà ông mua đều chưa

tiêm phòng nên cứ đến 3 tháng tuổi là bệnh lại

phát sinh. Rút kinh nghiệm ông nuôi thử lần thứ

3 với đàn gà 200 con, ông Định yêu cầu mua gà

giống đã được tiêm phòng Marex, để bảo đảm

đàn gà được an toàn sau 3 tháng nên ông tạm

giữ lại nửa tiền...

Kể từ đó trở đi đàn gà Ai Cập của ông liên

tục tăng trưởng, trong vòng 1 năm tổng đàn gà

lên tới trên 3000 con, mỗi ngày thu từ 500-600

trứng. Theo nguyên lý thì 6 tháng gà mới đẻ bói

và phải sau 7 tháng mới lên giàn đẻ hết công

suất. Do chăm sóc tốt nên từ lứa đầu tiên, ông

nuôi 4 tháng 20 ngày là đẻ bói và khoảng 5

tháng 15 ngày đã lên giàn, rút ngắn thời gian tới

hơn 1 tháng. Hiện tại còn một số đàn nuôi sau

đang đẻ bói nên sản lượng trứng thu trong ngày

chưa cao. Khi toàn đàn gà đồng loạt lên giàn, mỗi

ngày có từ 1500- 1600 quả và sẽ thu đều trong

vòng một năm mới phải thanh lý thành gà thịt. Giá

trứng đang ổn định 1.100- 1. 200đ/quả thì mỗi

ngày mức thu dao động từ 1,8 - 1,9 triệu đồng.

Ngoài ra, mỗi tuần dọn chuồng cũng gom

được khoảng 100 bao chất thải làm phân bón, có

thể bán với giá 400đ/bao. Nhẩm tính sơ bộ, thu

từ trứng gà trong một năm đã xấp xỉ 700 triệu

đồng. Trừ hẳn 50% chi phí cám bã ông vẫn còn

thu nhập 350 triệu đồng/năm, chưa kể bán gà

thanh lý. Ông vừa cho thanh lý lứa 200 con gà

đầu tiên, trọng lượng trung bình 1,9 kg/con, bán

với giá 39.000đ/kg. Tổng cộng được 15 triệu

đồng. Nếu lần lượt bán thanh lý cả 3000 con với

giá này chắc cũng khoảng 222 triệu đồng.

Bước đầu nuôi gà đẻ trứng thành công,

nhưng ông chưa thỏa mãn. Nhưng bài toán kinh

tế luôn nảy ra trong trí óc nên ông có dự định:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!