Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tiểu luận
Thành tựu của sinh sản
hữu tính có hỗ trợ ở
Việt Nam
Phạm Văn Thương
Phạm văn thương 1
Phạm văn thương 2
Phạm văn thương 3
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài [4], [14]
Xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ càng lập gia đình muộn
và tuổi bắt đầu mong con cũng muộn hơn. Sau 30 tuổi, buồng trứng của
người phụ nữ bắt đầu suy giảm chức năng và khả năng có thai cũng
giảm dần. Sau 35 tuổi khả năng có thai giảm càng nhanh hơn và đến 40
tuổi, hơn 1/3 phụ nữ đã không còn khả năng có thai tự nhiên, chủ yếu
do sự suy giảm chức năng buồng trứng. Ngoài ra, một số bệnh lý hoặc
các phẫu thuật trên buồng trứng khiến buồng trứng suy giảm hoặc mất
hẳn chức năng sớm hơn.
Với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các phụ nữ bất hạnh trên có thể mang
thai, sinh nở và làm mẹ bằng cách xin trứng của những người hiến tặng.
Tỉ lệ vô sinh nam chiếm từ 30-40% trường hợp vô sinh, trong đó
chủ yếu là thiểu năng tinh trùng. Nhiều báo cáo trên thế giới cho thấy
chất lượng tinh trùng của nam giới ngày càng giảm. Tiêm tinh trùng
vào bào tương trứng (ICSI) hiện nay là một kỹ thuật không thể thiếu ở
các trung tâm hỗ trợ sinh sản. Ở Việt nam, kỹ thuật này được thực hiện
vào tháng 5/1998 và đứa bé đầu tiên ra đời vào tháng 2/1999. Việc
đánh giá kết quả và tìm hiểu các yếu tố liên quan là cần thiết để góp
phần củng cố chương trình và phổ biến kinh nghiệm.
Phạm văn thương 4
Hơn 20 năm qua, thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đã gặt hái rất
nhiều thành công trong điều trị hiếm muộn do vòi trứng, hiếm muộn vô
căn hoặc do chồng. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công của TTTON với nguyên
nhân do chồng thấp hơn so với trường hợp tinh trùng chồng bình
thường. Nếu tinh trùng chồng có vấn đề, tỉ lệ TTTON chỉ đạt khoảng
20-30% (bình thường 60-70%) và khoảng 1/3 bệnh nhân hoàn toàn
không có hiện tượng thụ tinh giữa tinh trùng và trứng. Đa số các trung
tâm TTTON đều có tiêu chuẩn nhất định cho tinh trùng khi nhận bệnh
nhân làm TTTON (trên 0,5 triệu tinh trùng di động tốt sau rửa).
Do đó, nhiều cố gắng nhằm cải thiện tỉ lệ thụ tinh cho những trường
hợp tinh trùng yếu đã được thử nghiệm trong những năm gần đây. Năm
1991, Ng và cộng sự (Singapore) báo cáo trường hợp thành công đầu
tiên bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào khoang quanh noãn (SUZI).
Năm 1992, Cohen và cộng sự (Mỹ) công bố trường hợp thành công đầu
tiên bằng phương pháp tạo lỗ thủng nhân tạo ở zona pellucida (PZD).
Tuy nhiên hai phương pháp nêu trên vẫn không làm tăng đáng kể tỉ lện
thụ tinh ở những trường hợp tinh trùng chồng yếu. Cũng vào năm 1992,
phương pháp ICSI được giới thiệu sau một loạt những trường hợp
thành công của Palermo (Bỉ) và cộng sự khi tiêm tinh trùng trưc tiếp
vào bào tương trứng. Từ đó đến nay, kỹ thuật ICSI đã không ngừng
được cải tiến và áp dụng ngày càng rộng rãi. Ở Mỹ, năm 1996, ICSI đã
chiếm hơn 30% các chu kỳ hỗ trợ sinh sản. Hiện nay tỉ lệ này có thể
còn cao hơn. ICSI là kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình thụ tinh giữa tinh
trùng và trứng in-vitro. Khi điều trị với ICSI, các bước tiến hành hoàn
Phạm văn thương 5
toàn tương tượng như TTTON thông thường, chỉ khác ở giai đoạn thụ
tinh, 1 tinh trùng được tiêm trực tiếp vào trứng dưới sự hỗ trợ của hệ
thống vi thao tác.
Việc thành công của kỹ thuật ICSI đã tạo một tiếng vang lớn và làm
thay đổi nhiều quan niệm về quá trình thụ tinh ở người và động vật nói
chung. Kỹ thuật ICSI từ khi thành công đã được xem là một cuộc cách
mạng trong điều trị vô sinh nam. Trong một khảo sát về ICSI với qui
mô lớn nhất cho đến nay của Hiệp hội sinh sản người và Phôi học Châu
Âu (ESHRE) báo cáo năm 1998, tỉ lệ thụ tinh của noãn sau khi tiêm
tinhg trùng vào bào tương noãn của 174 bệnh nhân là 55,4%; tỉ lệ noãn
thụ tinh tiếp tục phát triển là 44,0% (số liệu năm 1994, số liệu từ 30
trung tâm khác nhau).
Các em bé sinh ra do thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Việt
Nam vào tháng 4 năm 1998 tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ. Đây cũng là
nơi đầu tiên ở Việt Nam thực hiên thành công kỹ thuật tiêm trùng vào
bào tương trứng năm 1998, em bé đầu tiên được sinh ra kỹ thuật này
vào tháng 2/1999. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào báo cáo về khả
năng ứng dụng và kết quả kỹ thuật ICSI trong điều trị vô sinh nam tại
Việt Nam.
→ Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: "Thành tựu của
sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam".
2. Mục đích nghiên cứu
Phạm văn thương 6
- Tìm hiểu về thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Tìm hiểu về cơ sở lí luận của các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Thành tựu của sinh sản hữu tính có hỗ trợ ở Việt Nam
4. Giới hạn nghiên cứu
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thông dụng và có hiệu quả cao hiện
nay
5. Đối tượng nghiên cứu
- Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết
7. Lịch sử phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới và
tại Việt nam
7.1. Trên thế giới [9]
Phạm văn thương 7
- 1959, Chang lần đầu tiên thành công trong việc cho thụ tinh giữa
tinh trùng và trứng động vật có vú (thỏ) trong điều kiện phòng thí
nghiệm. Đây được xem là thành tựu quan trọng nhất trong lịch sử phát
triển của thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON). Nó chứng tỏ trứng và
tinh trùng của động vật có thể thụ tinh được bên ngoài cơ thể. Từ sau
thí nghiệm này TTTON đã được nghiên cứu trên nhiều loài động vật
khác nhau, kể cả người.
- 1966, các bác sĩ người Mỹ và nhà khoa học người Anh RG
Edwards lần đầu tiên công bố trường hợp lấy được trứng người qua
phẫu thuật nội soi tại Mỹ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu này thất bại
trong việc chứng minh trứng và tinh trùng người có thể thụ tinh được
bên ngoài cơ thể.
-1971, Steptoe và Edwards ở Anh bắt đầu báo cáo nuôi cấy được
phôi nang người trong ống nghiệm và chuyển phôi vào buồng tử cung.
- 1976, trường hợp có thai đầu tiên từ TTTON trên thế giới được ghi
nhận tại Anh do Steptoe và Edwards công bố. Tuy nhiên, rất tiếc đây
lại là một trường hợp thai ngoài tử cung.
- 1978, em bé đầu tiên từ TTTON, Louis Brown, ra đời đánh dấu
bước đầu cho sự phát triển của TTTON trên người. Sau đó, 2 trường
hợp sanh khác từ TTTON cũng đã được báo cáo tại Anh. Sau đó,
chương trình này tại Anh bị gián đoạn trong 2 năm.
Phạm văn thương 8