Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của thanh tra tỉnh (Từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH VĂN HIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH,
NĂM 2014
TRỊNH VĂN HIỀN LUẬN VĂN CAO HỌC NĂM 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
TRỊNH VĂN HIỀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Quang
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
UBND : Uỷ ban nhân dân
QLNN : Quản lý nhà nước
NSNN : Ngân sách nhà nước
ĐTXDCB : Đầu tư xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1. Sơ đồ Bộ máy cơ quan Thanh tra tỉnh............................................................. 27
Bảng 2. 2. Kế hoạch thanh tra các đơn vị từ năm 2009 đến năm 2013 ............................. 47
Bảng 2. 3. Tổng hợp sai phạm phát hiện qua thanh tra tại các công trình, dự án từ
năm 2009 đến năm 2013............................................................................................... 57
Bảng 2. 4. Nguồn vốn NSNN xây dựng hệ thống giao thông thị trấn Bằng Lăng .............. 64
Bảng 2.5. Thời gian phê duyệt kế hoạch thanh tra ........................................................... 67
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: .................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài............................................................................... 5
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu .................. 5
5. Bố cục của Luận văn................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. THANH TRA VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN......................................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm.............................................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm thanh tra ......................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản.............................................. 11
1.2. Vai trò của hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản ................................. 15
1.2.1. Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản giúp các cơ quan quản lý nâng cao trách
nhiệm được giao, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.............. 15
1.2.2. Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản là phương thức bảo đảm pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ........................................ 18
1.2.3. Thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản là một biện pháp quan trọng góp phần tích
cực phòng, chống bệnh quan liêu, nạn tham ô, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp
luật khác trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản...................................................... 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng
cơ bản......................................................................................................................... 20
1.3.1. Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động thanh tra trong lĩnh vực này. 20
1.3.2. Tổ chức bộ máy thanh tra............................................................................... 20
1.3.3. Trình độ năng lực của thanh tra viên, cán bộ làm công tác thanh tra ............. 21
1.3.4. Việc đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ hoạt động thanh tra..... 22
1.3.5. Công tác chuẩn bị, tổ chức và phối hợp thực hiện công việc trong hoạt động
thanh tra.................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THANH TRA TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM
ĐỒNG ............................................................................................................................ 26
2.1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản
.................................................................................................................................... 26
2.1.1. Bộ máy thanh tra............................................................................................ 26
2.1.2. Nội dung hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản............................... 28
2.1.3. Quyền hạn của cơ quan thanh tra trong hoạt động thanh tra.......................... 32
2.1.4. Trình tự, thủ tục thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản .................................... 35
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của cơ quan Thanh
tra tỉnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2009 đến năm 2013 ........................... 47
2.2.1. Khái quát về tình hình hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản của Thanh
tra tỉnh Lâm Đồng ................................................................................................... 47
2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của Thanh tra tỉnh
từ năm 2009 đến năm 2013...................................................................................... 50
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH
TRA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA THANH TRA TỈNH LÂM ĐỒNG ....... 74
3.1. Định hướng cơ bản của ngành thanh tra đối với lĩnh vực hoạt động thanh tra
về đầu tư xây dựng cơ bản trong thời gian tới ......................................................... 74
3.2. Một số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra đầu tư xây
dựng cơ bản của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới.............................. 76
3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan ............................................... 76
3.2.2. Về cơ cấu tổ chức của bộ máy thanh tra......................................................... 78
3.2.3. Về biên chế đội ngũ cán bộ thanh tra ............................................................. 79
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác khảo sát, nắm tình hình tại các chương trình, dự
án đầu tư trước khi triển khai thanh tra ................................................................... 80
3.2.5. Về xây dựng kế hoạch thanh tra ..................................................................... 81
3.2.6. Tổ chức, quản lý, điều hành đoàn thanh tra ................................................... 82
3.2.7. Tăng cường phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành .......................................... 83
3.2.8. Việc theo dõi, đôn đốc, xử lý sau thanh tra..................................................... 84
3.2.9. Chấn chỉnh và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra trong đầu tư xây
dựng cơ bản............................................................................................................. 85
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đầu tư xây dựng cơ bản là một nhu cầu tất yếu khi xã hội phát triển. Ở bất kỳ
xã hội nào, đầu tư xây dựng cơ bản là việc làm cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện
cơ sở hạ tầng, tạo ra cơ sở vật chất để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tăng
nguồn thu đáng kể cho ngân sách và tạo công ăn việc làm cho xã hội. Do đó, trong
những năm qua, Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư rất nhiều công trình, dự án lớn của
quốc gia cũng như của các địa phương. Việc đầu tư bằng nhiều nguồn vốn khác
nhau cùng với những nỗ lực, cố gắng trong quản lý đầu tư xây dựng của các cấp,
các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp đã tạo nên sự chuyển biến to lớn về
hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của người dân theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
Để quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ bản, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh kịp thời các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán những năm qua cho thấy
việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật về pháp luật trong đầu tư xây dựng chưa thực sự
nghiêm túc. Tình trạng đầu tư dàn trải còn diễn ra phổ biến, việc quản lý sử dụng
các nguồn vốn đầu tư xây dựng nhất là vốn ngân sách nhà nước kém hiệu quả gây
lãng phí thất thoát nhiều đã và đang diễn ra mang tính phổ biến trong thời gian qua.
Cùng với điều này, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản xảy ra
ngày càng gia tăng với nhiều phương pháp và thủ đoạn khác nhau để rút ruột các
công trình làm thất thoát, lãng phí vốn của nhà nước làm giảm lòng tin của nhân
dân.
Những tồn tại, sai phạm, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong đó phải kể đến mặt trái của việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường; sự
thiếu đồng bộ trong việc xây dựng các quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra,
thanh tra, giám sát trong đầu tư xây dựng cơ bản; vai trò của cơ quan chủ quản chưa
được phát huy, chưa làm hết trách nhiệm khi được giao, một phần do năng lực trình
độ còn hạn chế; việc chấp hành kỷ luật – kỷ cương của pháp luật của các đơn vị có
2
liên quan chưa thực sự nghiêm minh.... Trong số những nguyên nhân nêu trên,
không thể không kể đến những hạn chế, bất cập của hoạt động thanh tra do các cơ
quan thanh tra tiến hành trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Trên thực tế, hoạt
động thanh tra trong lĩnh vực này đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản,
giúp các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật
cho phù hợp với thực tế, khắc phục các tồn tại yếu kém trong hoạt động quản lý.
Tuy nhiên, hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế yếu kém như: Về cơ cấu tổ
chức chia thành nhiều phòng thực hiện chức năng quản lý toàn diện, nhưng lực
lượng quá mỏng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác thanh tra còn nhiều
hạn chế, trình độ năng lực cán bộ làm công tác thanh tra chưa đồng điều, vừa thiếu,
vừa yếu, nhất là cán bộ làm làm được việc trong công tác thanh tra về đầu tư xây
dựng cơ bản chỉ chiếm khoảng 20%, một số kết luận thanh tra chất lượng chưa cao,
chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi, nên sau khi ban hành không thể thực hiện được
trên thực tế làm giảm hiệu lực hiệu quả của công tác thanh tra, đa phần các cuộc
thanh tra chỉ đi sâu vào phát hiện sai phạm về tài chính, chưa chú trọng phát hiện sơ
hở, bất cập của cơ chế chính sách để kiến nghị bổ sung, sửa đổi kịp thời. Để khắc
phục tình trạng trên, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản, việc nghiên cứu những vấn đề về lý luận, quy
định pháp luật và thực tiễn hoạt động thanh tra đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó có
hoạt động của cơ quan Thanh tra tỉnh trong lĩnh vực này là cần thiết. Thông qua
việc nghiên cứu này, một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra đầu
tư xây dựng cơ bản của Thanh tra tỉnh Lâm Đồng sẽ được tác giả luận văn đề xuất.
Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản của Thanh
tra tỉnh (từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng” có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện
nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản luôn được
coi trọng, nhưng hoạt động thanh tra về đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn là một đề
tài tương đối mới mẽ đối với các công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên
ngành. Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy, các công trình khoa học nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào những vấn đề chung của thanh tra và thanh tra chuyên
ngành; trong khi đó hầu như không có các công trình nghiên cứu khoa học chuyên
sâu nào về thanh tra trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản của Thanh tra tỉnh. Các
công trình nghiên cứu về những vấn đề chung của hoạt động thanh tra phải kể đến:
– Nhóm các Đề tài nghiên cứu cấp Bộ tiêu biểu bao gồm:
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của tác giả Trần Đức Lượng (2003),
“Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước”.
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ
giữa Thanh tra Bộ và Thanh tra chuyên ngành”, Nguyễn Khắc Hường (2004).
+ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Trách nhiệm pháp lý của chủ tịch
UBND các cấp trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng
chống tham nhũng” do Th.S Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học
Thanh tra làm Chủ nhiệm (2011).
– Nhóm các luận văn, luận án tiêu biểu bao gồm:
+ Luận án tiến sĩ luật học: “Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi mới tổ
chức và hoạt động thanh tra nhà nước Việt Nam”, Phạm Tuấn Khải (1998).
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam”, Nguyễn Văn Kim (2004).
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Hoạt động thanh tra hành chính của cơ quan
Thanh tra tỉnh, từ thực tiễn tỉnh Cà Mau”, Ngô Trường Lộc (2011).
+ Luận văn thạc sĩ luật học: “Pháp luật về hoạt động thanh tra chuyên ngành
trong lĩnh vực Văn hóa – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” Bùi Ngọc Thanh
Trung (2011).