Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành phố Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Thành phố Cần Thơ phấn đấu cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020
Chuyên đề: Cần Thơ hướng tới một thành phố công nghiệp
Tạp chí số: Tạp chí Số 22 (Số 462)
Năm xuất bản: 2009
Trong tiến trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước, thành phố
Cần Thơ đang tự khẳng định là Thành phố đô thị loại I, hiện đại và văn minh,
là trung tâm kinh tế - xã hội và văn hóa của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Cần Thơ là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận
quốc tế, giữ vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của Vùng Đồng bằng
sông Cửu Long và của cả nước, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự
phát triển của toàn Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, Thành phố
đang phấn đấu để cơ bản trở thành Thành phố Công nghiệp trước năm 2020.
Lợi thế của thành phố Cần Thơ
Cần Thơ có diện tích tự nhiên 140.096 ha, gồm 9 đơn vị hành chính, bao gồm 5 quận: Ninh Kiều, Cái
Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và 4 huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai. Quy mô
dân số năm 2009 là 1.190.264 người, trong đó: Tỷ lệ dân cư thành thị chiếm 65,83%, dân cư nông thôn
chiếm 34,17%.
Với vị trí cửa ngõ nối kết với các quốc gia khu vực Đông Nam á, Cần Thơ là trọng điểm đầu tư trong
chiến lược phát triển của Chính phủ Việt Nam với mục tiêu phấn đấu trở thành Thành phố động lực của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trung tâm kinh tế lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương kinh tế quốc
tế. Hệ thống sông rạch - cơ sở hạ tầng đảm bảo kết nối đến các khu vực lân cận, quốc tế bằng giao
thông bộ, giao thông thủy và đường hàng không. Với cảnh quan sông nước, Cần Thơ là một điểm đến
trong các tuyến du lịch dọc sông Mekong.
Cần Thơ cũng là nơi có thế mạnh về nghiên cứu sản phẩm nông nghiệp với các trung tâm nghiên cứu
cấp vùng và nằm trong khu vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thế mạnh này là
tiền đề cho việc phát triển công nghiệp.
Môi trường đầu tư thuận lợi với sự khuyến khích và hỗ trợ từ chính quyền, sự tích cực và hiệu quả của
cải cách hành chính, có hệ thống tài chính, thông tin liên lạc, dịch vụ đầy đủ, môi trường sống và cộng
đồng dân cư thân thiện. Lực lượng lao động dồi dào và là trung tâm lớn đào tạo nguồn nhân lực cho
toàn vùng.
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 -2010
Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 -2010), thành phố Cần Thơ đã đạt
được nhiều thành tựu. Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 3 năm 2006-2008 đạt 15,86%, năm 2009
tăng 13,07%, kế hoạch 2010 phấn đấu tăng trên 15%, dự kiến tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm
2006 - 2010 đạt 15,12% (KH 15,5 - 16%); trong đó: nông nghiệp - thủy sản tăng 3,8% (KH 4,5 - 5%);
công nghiệp - xây dựng tăng 18,6% (KH 20,5 - 21%); dịch vụ tăng 16,25% (KH 14,5 - 15%). GDP bình
quân đầu người theo giá thực tế quy USD ước đạt 1.914 USD vào năm 2010, vượt 144 USD so với mục
tiêu (1.770 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, từng bước hình thành cơ cấu công
nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao: Đến năm 2010, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng
chiếm 43,22%; khu vực dịch vụ chiếm 43,97%; khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 12,81%.
Sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng