Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành Phần Loài Và Giá Trị Sử Dụng Của Thực Vật Cho Lâm Sản Ngoài Gỗ Tại Hai Xã Hộ Đáp Và Xã Sơn Hải Thuộc Khu Vực Rừng Phòng Hộ Cấm Sơn Tỉnh Bắc Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học 2014 - 2018 và đánh giá khả năng kết hợp lý
thuyết với thực hành, giúp sinh viên củng cố lại kiến thức đã đƣợc trang bị và
vận dụng vào thực tế một cách hiệu quả . Đƣợc sự nhất trí của Trƣờng Đại học
Lâm nghiệp Việt Nam và Khoa Quản lí tài nguyên rừng và Môi trƣờng và đơn
vị tiếp nhận là Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bắc Giang, tôi đã tiến hành thực hiện
khóa luận tốt nghiệp “ Thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật cho lâm
sản ngoài gỗ tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải thuộc khu vực rừng phòng hộ
Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang’’. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận
tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Nhà
trƣờng , Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trƣờng. Qua đây
tôi xin gửi lời cảm ơn chân trành đến những sự giúp đỡ đó. Đặc biệt hơn nữa tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy NGƢT.PGS.TS Trần Ngọc Hải ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cám ơn đến Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học
Lâm nghiệp và các anh chị đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu và cần
thiết có liên quan đến khóa luận. Đồng thời tôi cũng xin gửi tới đơn vị tiếp nhận
là Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bắc Giang lời cám chân thành nhất.
Tuy rằng đã rất cố gắng nhƣng trong khuôn khổ thời gian, kinh nghiệm
còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy kính
mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các Nhà
khoa học cùng toàn thể bạn bè những lời góp ý quý báu nhất để bài khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
1.1. Những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.3. Thực trạng phân bố của các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại
hai xã Hộ Đáp và Sơn Hải thuộc khu rừng phòng hộ Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang
PHẦN 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
1.1.1. Mục tiêu chung
1.1.2. Mục tiêu cụ thể
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ.
Phạm vi về nội dung: Thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật cho
lâm sản ngoài gỗ tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải thuộc rừng phòng hộ Cấm
Sơn tỉnh Bắc Giang.
Phạm vi không gian: Đƣợc thực hiện tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải
thuộc thuộc khu rừng phòng hộ Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang
Phạm vi thời gian: bắt đầu từ ngày 13 tháng 2 năm 2018 đến ngày 13
tháng 5 năm 2018.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đánh giá đƣợc thực trạng về thành phần loài, tính đa dạng về bộ
phận sử dụng cũng nhƣ giá trị, tình hình khai thác và sử dụng của ngƣời
dân đối với thực vật cho LSNG tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải thuộc
khu rừng phòng hộ Cấm Sơn.
2.3.2. Đề xuất giải pháp quản lý cũng nhƣ phát triển LSNG tại địa
phƣơng.
iii
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp ngoại nghiệp
2.4.2. Phƣơng pháp nội nghiệp
PHẦN 3. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.2. Tình hình kinh tế xã hội
3.3. Văn hóa - xã hội
3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội
của xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng về thành phần loài, tính đa dạng về bộ phận sử dụng
cũng nhƣ giá trị sử dụng, tình hình khai thác và sử dụng thực vật cho
LSNG tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải thuộc khu rừng phòng hộ
Cấm Sơn - Bắc Giang.
4.2. Những giải pháp phát triển LSNG cho địa phƣơng thuộc khu
vực nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Tồn tại
3. Kiến nghị
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP............................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 2
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.......................................................... 3
1.2. Những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc......................................... 3
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 3
1.2.2. Những nghiên cứu trong nƣớc .................................................................... 6
1.3. Thực trạng phân bố của thực vật cho LSNG tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn
Hải thuộc khu rừng phòng hộ Cấm Sơn - Bắc Giang ......................................... 11
PHẦN 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.................................................................................................... 12
2.1. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 12
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 12
2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 13
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................. 13
2.4.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................... 13
2.4.2. Phƣơng pháp kế thừa số liệu ..................................................................... 13
2.5. Phƣơng pháp điều tra ngoại nghiệp.............................................................. 14
2.5.1. Phƣơng pháp phỏng vấn............................................................................ 14
2.5.2. Phƣơng pháp điều tra ngoài thực địa ........................................................ 15
2.6. Phƣơng pháp điều tra nội nghiệp ................................................................. 15
2.7. Tình hình sử dụng loài cây LSNG quý hiếm, có giá trị về kinh tế, y học tại
hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải thuộc khu rừng phòng hộ Cấm Sơn, huyện
Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ................................................................................ 20
2.7.1. Công tác chuẩn bị...................................................................................... 20
2.7.2. Ngoại nghiệp ............................................................................................. 20
2.7.3. Nội nghiệp................................................................................................. 20
v
PHẦN 3. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA
KHU VỰC NHIÊN CỨU ................................................................................... 22
3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................ 22
3.1.1. Điều kiện khí tƣợng................................................................................... 23
3.1.2. Điều kiện thủy văn .................................................................................... 24
3.1.3. Thổ nhƣỡng ............................................................................................... 25
3.1.4. Chất lƣợng môi trƣờng không khí............................................................. 27
3.2. Tình hình kinh tế xã hội ............................................................................... 28
3.2.1. Dân cƣ ....................................................................................................... 28
3.2.2. Tình hình di dân. ....................................................................................... 29
3.2.3. Tình hình phát triển kinh tế....................................................................... 29
3.3. Văn hóa – xã hội........................................................................................... 30
3.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế xã hội của xã Cấm
Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang ............................................................... 32
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 33
4..1.1. Đa dạng về dạng sống, thành phần loài LSNG........................................ 33
* Đa dạng về thành phần loài.............................................................................. 34
4.1.2. Đa dạng về bộ phận đƣợc sử dụng............................................................ 37
4.1.3. Giá trị của thực vật cho LSNG.................................................................. 38
4.2. Tình hình khai thác và sử dụng LSNG của ngƣời dân ở khu vực rừng phòng
hộ Cấm Sơn- Bắc Giang...................................................................................... 39
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 45
1. Kết luận ........................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 48
PHỤ LỤC............................................................................................................ 49
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Diện tích tƣơng ứng của các cấp độ dốc của đất xung quanh hồ Cấm
Sơn....................................................................................................................... 25
Bảng 3.2: Diện tích tƣơng ứng các cấp tầng dày đất tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn
Hải thuộ khu vực hồ Cấm Sơn ........................................................................... 26
Bảng 3.3: Diện tích tƣơng ứng các loạt đất tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải
thuộc khu vực hồ Cấm Sơn ................................................................................. 27
Bảng 4.1: Dạng sống của các loài thực vật cho LSNG....................................... 34
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số lƣợng các taxon tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải
thuộc khu vực ...................................................................................................... 35
Bảng 4.3: Các họ đa dạng nhất cây LSNG tại hai xã Hộ Đáp và xã Sơn Hải
thuộc khu vực nghiên cứu ................................................................................... 36
Bảng 4.4: Các chi đa dạng nhất của thực vật cho LSNG trong Khu RPH Cấm
Sơn....................................................................................................................... 36
Bảng 4.5: Tỷ lệ các loài với bộ phận đƣợc sử dụng............................................ 37
Bảng 4.6: Bộ phận sử dụng của thực vật cho LSNG .......................................... 37
Bảng 4.7: Tỉ lệ cây LSNG theo từng nhóm giá trị trong khu vực nghiên cứu ... 38
Bảng 4.8: Tình hình khai thác và sử dụng LSNG của ngƣời dân khu vực xã Sơn
Hải và xã Hộ Đáp thuộc rừng phòng hộ Cấm Sơn-Bắc Giang........................... 40
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ cây dƣợc liệu....................................................... 41
Hình 4.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ cây cảnh .............................................................. 42
Hình 4.3: Sơ đồ kênh tiêu thụ nhóm cây làm vật dụng sinh hoạt....................... 42
Hình 4.4: Sơ đồ kênh tiêu thụ nhóm cây làm thực phẩm.................................... 43
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ(LSNG) bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh
học và các dịch vụ thu đƣợc từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng
đất tƣơng tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Trƣớc đây ngƣời ta khái
niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay,
trong các chiến lƣợc phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông
lâm kết hợp ngƣời ta chú ý nhiều đến các LSNG.
Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới với
hệ thực vật phong phú và đa dạng, nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm mƣa
nhiều, là nƣớc có nguồn tài nguyên thực vật giàu có bậc nhất Đông Nam Á. Theo
thống kê chƣa đầy đủ hiện có khoảng hơn 10.000 loài thực vật có mạch đƣợc ghi
nhận cho Việt Nam. ƣớc đoán hệ thực vật bậc cao có khoảng 12 loài. Tài nguyên
rừng không chỉ là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, bảo vệ sức khỏe của còn ngƣời
mà còn rất nhiều tác dụng phục vụ cho đời sống của con ngƣời, nguồn thực vật
đƣợc con ngƣời áp dụng trong công nghiệp chế biến ra để phục vụ cho sản xuất
và sinh hoạt. Chính vì vậy nguồn tài nguyên thực vật nói chung và tài nguyên cây
LSNG nói riêng cần phải chăm sóc và bảo vệ một cách sát sao hơn nữa.
Hiện nay việc thống kê các loài LSNG chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, việc
khai thác và buôn bán LSNG chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ, các loại LSNG bị khai
thác tự do trong thiên nhiên, thị trƣờng buôn bán tự phát, lƣợng lớn LSNG xuất
khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc ở dạng nguyên liệu thô, các địa phƣơng ít
quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển những loài LSNG có giá trị,... Tất cả
những vấn đề trên đã làm cho nguồn tài nguyên LSNG ở nhiều vùng miền núi
ngày càng cạn kiệt, làm mức độ phụ thuốc vào rừng của ngƣời dân địa phƣơng
ngày càng lớn, tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt, cơ hội cải thiện đời sống và
phát triển kinh tế ở các vùng miền núi ngày càng hiếm hoi và khó khăn hơn.
Ngoài giá trị kinh tế, LSNG còn có một giá trị khác cũng rất quan trọng, đó
là giá trị về mặt sinh thái. Khai thác gỗ sẽ gây tổn hạ lớn đến cấu trúc của rừng,
trong khi đó sự thu hái LSNG sẽ không hoặc ít ảnh hƣởng đến hệ sinh thái rừng
mà còn mang lại thu nhập thƣờng xuyên hơn đối với ngƣời dân sống gần rừng.
2
Tại khu vực hai xã Hộ Đáp và Sơn Hải thuộc khu rừng phòng hộ Cấm
Sơn, các loài cây LSNG đƣợc đánh giá là khá đa dạng về thành phần loài và số
lƣợng. Các sản phẩm LSNG mang lại giá trị cho ngƣời dân địa phƣơng, cải thiện
sinh kế. Tuy nhiên, do bị con ngƣời khai thác triệt để trong nhiều năm liền, các
thảm thực vật rừng tại hai xã này chỉ còn là các thảm thực vật rừng thứ sinh,
nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đã và đang bị khai thác một cách quá mức
bởi ngƣời dân. Hơn nữa, tiềm năng kinh tế của LSNG chƣa đƣợc phát huy, chƣa
đóng góp xứng đáng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, mặt khác trong
một thời gian dài, việc sử dụng rừng chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm đến
việc xây dựng các mô hình quản lý, bảo vệ và phát triển LSNG nên nguồn tài
nguyên này có xu hƣớng bị suy giảm, thậm chí nhiều loài trở nên khan hiếm, có
nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
Để nhận định mức quan trọng cũng nhƣ sự đa dạng của LSNG cũng nhƣ
góp phần bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG ở địa phƣơng, đồng
thời nâng cao nhận thức cũng nhƣ đời sống cho cộng đồng ngƣời dân địa
phƣơng, tôi thực hiện đề tài: “Thành phần loài và giá trị sử dụng của thực vật
cho lâm sản ngoài gỗ tại xã Hộ Đáp và Sơn Hải thuộc khu rừng phòng hộ
Cấm Sơn, tỉnh Bắc Giang” có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn sản xuất,
nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu nhƣ hiện nay.
3
PHẦN 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Trên cơ sở những khái niệm về thực vật trên thế giới và trong nƣớc cho
thấy đƣợc vị trí của chúng rất cao trong đời sống của con ngƣời. Đối với thực
vật Việt Nam thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, sớm nhất phải kể đến tác
phẩm của Loureio(1790), tiếp theo là Pierre (1879-1907) của khoảng cuối thế kỷ
XVIII. Trƣớc hết phải kể đến công trình đồ sộ về quy mô cũng nhƣ giá trị đó là
bộ “ Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” do H.Lecomte chủ biên gồm 7
tập(1907-19520).
Trong những năm 90, hệ thực vật Việt Nam đã đƣợc hệ thống lại bởi các
nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam trong “ Kỷ yếu cây cỏ mạch của thực vật
Việt Nam” tập 1-2(1996) và tạp chí Sinh học số 4 chuyên đề (1994 và 1995).
Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ “ Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng
Hộ(1991-1993) đƣợc xuất bản tại Canada và gần đây đã đƣợc tái bản có bổ sung
ở Việt Nam(1990-2000).
Và gần đây nhất là công trình” Danh lục thực vật Việt Nam” gồm bộ 3
quyển do tập thể các nhà thực vật Việt Nam công bố đã thống kê toàn bộ các
loài thực vật hiện đã phát hiện đƣợc ở Việt Nam, với những thông tin về chúng
nhƣ phân bố, dạng sống, công dụng,... Bộ sách này có ý nghĩa rất lớn đối với
việc thu thập thông tin cho các công trình nghiên cứu thực vật ở Việt Nam.
Trên cơ sở những kết quả điều tra từ thực địa, tôi tiến hành lập danh lục
cho các loài LSNG dựa vào những tài liệu đáng tin cậy nhƣ: Cuốn Cây cỏ Việt
Nam của Phạm Hoàng Hộ, Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam- Pha
11, hà Nội tháng 6/2007, Giáo trình thực vật rừng của Lê Mộng Chân.
1.2. Những nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Thấy đƣợc vai trò của LSNG đối với các nƣớc đang phát triển nhất là các
nƣớc ở vùng nhiệt đới, nhiều tổ chức quốc tế đã tiến hành nhiều dự án nằm làm rõ
vai trò của LSNG, định chế quản lý, các chính sách liên quan, thông tin tiếp thị,...
4
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp đặt tạiIndonesia ( CIFOR ) đã chú
trọng về nghiên cứu LSNG. Trung tâm đã đề ra phƣơng pháp phân tích với các
lâm sản thƣơng mại thế giới. Trung tâm quốc tế về nông lâm kết hợp ( ICRAF )
đã và đang thực hiện các nghiên cứu làm thế nào để sản xuất, nâng cao sản
lƣợng của cây rừng có nhiều tiềm năng. Tổ chứ lƣơng thực và lâm nghiệp của
liên hợp quốc (FAO) và trung tâm đào tạo vùng về lâm nghiệp cộng đồng
(RECOFTC) cũng có nhiều nghiên cứu về LSNG trong đó có cách tiếp cận về
phƣơng pháp luận về “ Từ sản xuất đến hệ thống tiêu thụ” coi nhiệm vụ sản xuất
của rừng là cần thiết cho cung cấp bền vững, phân phối thu nhập, đảm bảo thị
trƣờng và chính sách thị trƣờng, định chế. FAO thành lập ra mạng lƣới nghiên
cứu LSNG tren thế giới liên kết giữa 1600 cá nhân và cơ quan đã xuất bản tạp
chí” Tin tức về LSNG”, tổ chức một số hội thảo quốc tế về LSNG ( ví dụ nhƣ
Thái Lan năm 1994, Indonesia năm 1995). Các tổ chức phi chính phủ của Đức
hỗ trợ cho nhiều nghiên cứuLSNG thuộc Châu Phi. Chính phủ Hà Lan tài trợ
cho nhiều chƣơng trình dự án về LSNG trên khắp thế giới hƣớng tới sử dụng bề
vững nguồn LSNG
Nghiên cứu tổng quát củ Frederick Dum (1975) về viễc thu hái các sản
phẩm LSNG của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có thể so sánh với một số
nghiên cứu chuyên khảo về chủ đề trên của thổ dân Malaixia.
Debect(1993) đã đƣa ra một cái nhìn tổng quát về lợi ích của các sản
phẩm rừng Phi gô ở Việt Nam.
Ireson(1995) trong báo cáo sơ bộ cũng đƣa ra một số kết quả ban đầu về
kiến thức địa phƣơng của ngƣời dân tộc Tày sinh sống ở huyện Đà Bắc tỉnh Hòa
Bình về tài nguyên rừng.
Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống nhƣ: ở Malaysia đã nghiên cứu
tạo giống mây bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng
song mây dƣới tán các loại rừng với các mật độ khác nhau. Malaysia và
Indonesia đã xây dựng rừng mây giống phục vụ cho gieo trồng trên quy mô lớn
(dẫn theo Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng, 2002).
5
Khi nghiên cứu về “Các loại tre trúc” Gamble (1896) đã đề cập tƣơng đối
chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc
(dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005), có ở các nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện,
Malaysia và Indonesia.
Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng điển hình là công trình của Xiao Jianghua
(1996), đã xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình sinh măng, sinh trƣởng
và phát triển của thân khí sinh là độ ẩm, nhiệt độ, dinh dƣỡng, cấu trúc rừng, biện
pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải đƣợc quan tâm khi áp
dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân sinh khí.
Zhou Fangchun (2000) đã cho thấy nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm có ảnh
hƣởng khá rõ đến quá trình phát sinh, phát triển măng,… của nhiều loài tre trúc
khác nhau, đó là những cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm thúc
đẩy sinh măng trái vụ ở Trung Quốc.
Về thị trƣờng các yếu tố xã hội liên quan đến việc phát triển LSNG cũng
đƣợc nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Marijam Ros-Tone và Wim
Dijkman (1995) đánh giá “thị trƣờng là yếu tố để đảm bảo tính bền vững kinh tế
của một sản phẩm LSNG”. Đây là yếu tố đảm bảo hiệu quảcủa quá trình kinh
doanh LSNG, là một mắt xích trong quá trình kinh doanh LSNG. Kết quả
nghiên cứu về thị trƣờng là cơ sở xác định quy mô, cơ cấu cây trồng và tính ổn
định của mô hình kinh doanh LSNG phù hợp với từng không gian và thời gian
cụ thể.
Về giá trị kinh tế - xã hội của LSNG: (FAO, 1994; Sharma, 1995) thì giá
trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp
lƣơng thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, đƣợc
phẩm, đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát
huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống nhiều mặt cho ngƣời dân, đặc biệt là những dân nghèo.
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu về LSNG trên thế giới tƣơng đối đầy đủ
và hệ thống, đã tạo ra nhiều vùng sản xuất các sản phẩm LSNG, đồng thời vừa