Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành phần dinh dưỡng của lá cây m. oleifera trồng làm thức ăn gia súc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
301.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1190

Thành phần dinh dưỡng của lá cây m. oleifera trồng làm thức ăn gia súc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T¹p chÝ Khoa häc vµ Ph¸t triÓn 2008: TËp VI, Sè 1: 38-41 §¹i häc N«ng nghiÖp I

thμnh phÇn dinh d−ìng cña l¸ c©y M. oleifera trång lμm thøc ¨n gia sóc

Nutritive composition of leaves of M. oleifera as animal feed

Đặng Thúy Nhung*

SUMMARY

Analyses were made to determine nutritive composition of leaves of M. oleifera planted

on the campus of Hanoi University of Agriculture for animal feeding. The leaves were cut and

analyzed after every 15 days from 6 months of planting. Trunk and dry leaves of Stylo,

soybean and Leucaena leucocephala were also analyzed for comparison. Results showed

that on an average the content of dry matter (DM) of the leaves of M. oleifera was 19.46%;

crude protein, crude fiber, NDF and ADF on a dry matter basis were 21.42, 15.27, 39.35, and

22.81%, respectively. The ratio of Ca/P was 6.8/1. It was revealed from the present study that

the leaves should be cut for animal feeding when M. oleifera was 9 months of planting. In

comparison with Stylo, soybean and Leucaena leucocephala the leaves of M. oleifera showed

a higher nutritive value.

Key words: M. oleifera, nutritive composition, leaves.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

M. oleifera được đánh giá là một loại cây

trồng có giá trị kinh tế cao do có nhiều đặc

tính quý: chống chịu hạn, cải tạo đất, làm thức

ăn cho người và vật nuôi, cùng với nhiều ứng

dụng khác trong y học (Pousset Jean-Louis,

2004; Saint-Sauveur và Hartout, 2001), Lá

cây M. oleifera hiện đã được sản xuất và

thương mại hóa ở một số nước Châu Phi

(Bonkoungou, 2001). Theo Anwar và cs.

(2007), M. oleifera là cây trồng có giá trị dinh

dưỡng cao, giầu protein, vitamin, beta￾caroten, axit amin và một số chất khoáng quan

trọng.

Trong thời gian gần đây, cây M. oleifera

đã được nhập về và gieo trồng thử nghiệm tại

Trường Đại học Nông nghiệp I với mục đích

bổ sung tập đoàn cây thức ăn gia súc của Việt

Nam (Đặng Thúy Nhung, 2007).

Thí nghiệm của chúng tôi nhằm đánh giá

thành phần dinh dưỡng của lá cây M. oleifera

trong điều kiện gieo trồng ở nước ta, đồng

thời so sánh với một số cây họ đậu thông

thường đã và đang được sử dụng trong tập

đoàn cây thức ăn gia súc của Việt Nam.

2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

Cây M. oleifera được gieo trồng tại Trường

Đại học Nông nghiệp I trong vụ thu - đông năm

2004. Khi cây được 6 tháng tuổi, bắt đầu thu lá,

cách 15 ngày thu lá 1 lần, với tổng số 7 lần thu

lá liên tiếp. Lá được mang về phân tích thành

phần hóa học và xác định giá trị dinh dưỡng tại

phòng Phân tích Thức ăn, Bộ môn Thức ăn - Vi

sinh - Đồng cỏ, Khoa Chăn nuôi - nuôi trồng

thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp I.

Nhằm so sánh giá trị dinh dưỡng của cây

M. oleifera với một số cây họ đậu trồng tại Việt

Nam, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích

thân lá cỏ Stylo khô, thân lá đậu tương khô,

cọng lá keo dậu khô và lá M. oleifera khô.

Phương pháp lấy mẫu phân tích theo Tiêu

chuẩn Việt Nam (TCVN - 86) về thức ăn chăn

nuôi của Tổng cục Đo lường chất lượng và

Association of Official Analytical Chemists

(A.O.A.C, 1997).

P

*

P Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp I.

38

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!