Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thành Lập Cơ Sở Dữ Liệu Bản Đồ Địa Chính Số Xã Liêm Phong Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam
PREMIUM
Số trang
67
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1708

Thành Lập Cơ Sở Dữ Liệu Bản Đồ Địa Chính Số Xã Liêm Phong Huyện Thanh Liêm Tỉnh Hà Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

66

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 0

ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU............................................................................ 3

1. Lý do nghiên cứu............................................................................................. 3

2. Mục tiêu nghiên cứu. ....................................................................................... 3

3. Nội dung nghiên cứu. ...................................................................................... 3

4. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 3

5. Phương Pháp nghiên cứu................................................................................. 3

6. Nội dung đề tài. ............................................................................................... 4

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................... 5

1.1. Tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu. .......................................................... 5

1.1.1. Vấn đề quản lý sử dụng đất hiện nay ........................................................ 5

1.1.2. Lược sử các vấn đề cần nghiên cứu........................................................... 5

1.2. Tổng quan về bản đồ Địa Chính................................................................... 6

1.2.1. Khái niệm bản đồ Địa Chính ..................................................................... 6

1.2.2. Nội dung của bản đồ Địa Chính. ............................................................... 7

1.2.3. Cơ sở toán học bản đồ Địa Chính.............................................................. 9

1.2.3.1. Hệ thống tỷ lệ bản đồ Địa Chính............................................................ 9

1.2.3.2. Chia mảnh, đánh số bản đồ Địa Chính................................................. 10

1.2.4. Ký hiệu bản đồ Địa Chính....................................................................... 12

1.2.5. Yêu cầu độ chính xác bản đồ Địa Chính. ................................................ 14

1.3. Một số khái niệm liên quan đến hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ........ 16

1.3.1. Hệ thống thông tin. .................................................................................. 16

1.3.2. Cơ sở dữ liệu (CSDL).............................................................................. 16

1.3.2.1 Khái niệm CSDL , cấu trúc vật lý của CSDL ....................................... 16

1.3.2.2. Nội dung của các cơ sở dữ liệu ............................................................ 18

1.3.2.3. Một số phần mềm tạo dựng CSDL....................................................... 19

1.3.3. Luồng dẫn lưu dữ liệu hệ thống............................................................... 19

1.4. Các mô hình dữ liệu.................................................................................... 20

1.4. Các mô hình dữ liệu.................................................................................... 21

1.4.1. Khái niệm................................................................................................. 21

1.4.2. Mô hình dữ liệu logic dựa trên hướng đối tượng. ................................... 21

1.4.2.1 Mô hình quan hệ thực thể...................................................................... 21

1.4.2.2. Mô hình hướng đối tượng..................................................................... 22

1.4.3. Mô hình dữ liệu logic dựa trên bản ghi. .................................................. 23

1.4.3.1. Mô hình quan hệ................................................................................... 23

1.4.3.2. Mô hình phân cấp ................................................................................. 24

1.4.3.2. Mô hình mạng....................................................................................... 25

CHƯƠNG II ...................................................................................................... 26

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA CHÍNH LIS ...... 26

2.1 Khái niệm..................................................................................................... 26

2.2. Mô hình tổ chức.......................................................................................... 27

67

2.2.1. Phần cứng. ............................................................................................... 27

2.2.2. Phần mềm. ............................................................................................... 30

2.2.2.1. Một số phần mềm đang được sử dụng tại Việt Nam............................ 30

2.2.2.2. Giới thiệu phần mềm Microstation....................................................... 32

2.2.2.3. Giới thiệu phần mềm Mapinfo. ............................................................ 34

2.2.3. Phần con người. ....................................................................................... 36

2.2.4. Phần dữ liệu. ............................................................................................ 37

CHƯƠNG III..................................................................................................... 38

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH ĐỂ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ....... 38

XÃ LIÊM PHONG - HUYỆN THANH LIÊM - TỈNH HÀ NAM .................. 38

3.1. Thiết kế xây dựng cơ sở dữ liệu Địa Chính................................................ 38

3.1.2. Mục đích thành lập cơ sở dữ liệu Địa Chính........................................... 38

3.1.3. Đối tượng sử dụng. .................................................................................. 43

3.1.3. Các yêu cầu về kỹ thuật chất lượng đối với hệ thống. ............................ 44

3.2 Thu thập tư liệu và xử lý tư liệu. ................................................................. 51

3.2.1. Tư liệu...................................................................................................... 51

3.2.2. Xử lý tư liệu............................................................................................. 51

3.2.3. Nhập dữ liệu. ........................................................................................... 51

3.2.4. Gán mã quản lý........................................................................................ 53

3.3. Vận hành thử nghiệm sửa lỗi...................................................................... 58

3.4. Sửa chữa lỗi kỹ thuật. ................................................................................. 59

3.5. Lưu trữ và xuất thông tin............................................................................ 59

CHƯƠNG IV KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ........................................................ 63

1. Kết luận.......................................................................................................... 63

3. Kiến nghị. ...................................................................................................... 63

Danh sách các tài liệu tham khảo ...................................................................... 65

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá,

sự phát triển của công nghệ thông tin đặt nền móng cho sự ra đời phát triển

nhanh chóng của hệ thống thông tin không gian. Việc ứng dụng công nghệ

thông tin đã và đang phát triển, tin học đã trở thành một vấn đề được xã hội

quan tâm. Ngày nay hệ thống thông tin đất đai (Land Information System –

LIS) đã trở thành một hệ quản lý thông tin có khả năng lưu trữ, phân tích quản

lý, xử lý, mô hình hoá và mô tả được nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng

phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian. Các bản đồ địa

chính số thuộc hệ thống LIS là công cụ mạnh đáng tin cậy không chỉ cho các

nhà khoa học, mà còn dùng cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư. LIS có ứng

dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.

Ở Việt Nam hiện nay trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, cơ sở dữ

liệu địa chính cũng được nghiên cứu, ứng dụng và phát triển như là một xu

hướng tất yếu. Việc ứng dụng công nghệ thông đang hết sức phát triển. Máy

tính đã và đang đóng vai trò chính trong việc tạo ra rất nhiều sự khác biệt về

năng suất lao động trong xã hội và trong nhiều ngành kinh tế quốc dân. Việc

xây dựng phương pháp luận về lý thuyết và cấu trúc dữ liệu một cách khoa học

sẽ tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng các cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông

tin. Hệ thống thông tin quản lý đất đai sẽ được xây dựng và phát triển trên nên

trên nền của cơ sở dữ liệu địa chính theo mô hình phù hợp nhất và hiện đại

nhất. Nếu thông tin về đất đai trên các bản đồ số được xây dựng thành hệ thống

có cấu trúc chặt chẽ và khoa học thì có thể mang lại nhiều lợi ích trong công tác

quản lý tài nguyên đất và góp phần nghiên cứu khoa học và ứng dụng sản xuất.

Hiện trạng lớp phủ mặt đất là đối tượng tự nhiên có nhiều thay đổi, đồng

thời là đối tượng rất được chú trọng trong công tác theo dõi, quản lý tài nguyên

thiên nhiên, và phát triển kinh tế xã hội. Trải qua quá trình 20 năm đổi mới, sự

chuyển mình theo xu hướng phát triển chung của thế giới đang làm cho đất

nước ta ngày càng vững mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Trong thời kỳ kinh tế phát triển mạnh, tốc độ đô thị hoá cao, công nghệ

2

thông tin phát triển rộng trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi công tác quản lý và sử

dụng nguồn tài nguyên đất đai phải đựơc nâng nên một bước nhằm đáp ứng

được những yêu cầu trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, hệ thống các tài liệu quản lý đất đai cũ bộc lộ nhiều mặt

hạn chế, gây ra không ít những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý và

sử dụng đất đai. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sai phạm

phổ biến trong sử dụng đất và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng

khiếu kiện kéo dài mà các cấp chính quyền chưa đủ cơ sở để giải quyết thoả

đáng.

Cũng nằm trong những hạn chế chung, việc quản lý hồ sơ địa chính, cập

nhật, chỉnh lý biến động đất đai...Hiện nay tại các địa phương phần lớn đều

thực hiện theo phương pháp thủ công nên gặp rất nhiều khó khăn, thiếu sự

chính xác, lưu trữ phức tạp, tìm kiếm thông tin mất nhiều thời gian, chưa khoa

học...Xuất phát từ những quan điểm trên và cùng với sự phát triển của khoa học

công nghệ nhằm ứng dụng vào công tác quản lý đất đai cho các phường, xã em

tiến hành nghiên cứu đề tài.

“Thành lập cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số

Xã Liêm Phong – Huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam”

3

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1. Lý do nghiên cứu.

Thành lập bản đồ địa chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng

trong công tác quản lý đất đai. Việc lập bản đồ địa chính giấy và sử dụng bản

đồ giấy để quản lý đất đai trong ngành địa chính không còn phù hợp với thời

đại khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. Việc phát triển mạnh mẽ của

khoa học kỹ thuật yêu cầu các thông tin phải chính xác, nhanh chóng, trung

thực và lưu trữ dễ dàng. Chính vì vậy cần có một phương pháp mới để thay thế,

với xu thế phát triển như hiện nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin để

quản lý theo dõi đất đai trên cơ sở hệ thống dữ liệu bản đồ số là hướng đi đúng

đắn và phù hợp. Trong đó LIS là một nhánh công nghệ có thể đáp ứng tốt nhất

các yêu cầu của công tác quản lý đất đai như đã nói ở trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống bản đồ địa chính số khu vực nghiên

cứu và hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng để phục vụ công tác quản lý đất đai

một cách chính xác và đầy đủ tại khu vực nghiên cứu.

3. Nội dung nghiên cứu.

- Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số cấp xã.

- Thực nghiệm xây dựng bản đồ địa chính cho khu vực xã Liêm Phong

- Thực nghiệm xây dựng CSDL bản đồ địa chính xã Liêm Phong

4. Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: Diện tích khu vực xã

- Về nội dung: Xây dựng bản đồ địa chính số và hệ thống CSDL tương ứng của

khu vực nghiên cứu.

- Về công nghệ: Sử dụng máy tính và một số phần mềm chuyên dụng trong

suốt quá trình xử lý và biểu diễn số liệu.

5. Phương Pháp nghiên cứu.

*Phương pháp thu thập số liệu:

- Kế thừa số liệu và bản đồ đã có của khu vực nghiên cứu do Phòng Địa

Chính cung cấp.

4

- Điều tra số liệu ngoại nghiệp.

*Phương pháp xử lý số liệu:

- Sử dụng phương pháp số hoá chuyển thông tin từ bản đồ giấy vào máy

tính. Xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính.

- Kết nối cơ sở dữ liệu không gian với cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ để

hình thành hệ thống CSDL bản đồ số.

- Trong suốt quá trình từ khâu số hoá, thiết lập bản đồ đến xây dựng hệ

thống CSDL bản đồ số đều sử dụng kiến thức về xây dựng hệ thống thông tin

địa lý và hệ thống thông tin địa chính để thực hiện đề tài.

6. Nội dung đề tài.

- Thu thập số liệu, lựa chọn bản đồ đã có liên quan đến vấn đề nghiên

cứu và phục vụ xây dựng CSDL thực nghiệm.

- Quét và định vị bản đồ.

- Số hoá bản đồ.

- Xác định CSDL bản đồ địa chính, xây dựng các chuẩn số cho dữ liệu

bản đồ.

- Thiết kế biên tập bản đồ.

- Tổng hợp số liệu và viết báo cáo

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!