Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam: Luận văn thạc sĩ kinh tế / Nguyễn Minh Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Thẩm định tín dụng cá nhân tại
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” với mục đích
nhằm đánh giá công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) và đề ra các giải
pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng cá nhân tại Eximbank.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp so sánh, hệ
thống hoá, nghiên cứu tình huống kết hợp với lý luận thực tiễn. Bên cạnh đó, đề tài
cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan để làm
phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Luận văn gồm 3 chương với các nội dung chính như sau:
Chương 1: Thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương
mại. Các cơ sở lý thuyết về thẩm định tín dụng KHCN sẽ được tác giả trình bày
trong Chương 1. Các nội dung của công tác thẩm định tín dụng KHCN tại NHTM
làm cơ sở cho phân tích thực trạng ở Chương 2.
Chương 2: Thực trạng thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank.
Trong chương này tác giả trình bày thực trạng hoạt động tín dụng và thẩm định tín
dụng KHCN tại Eximbank. Từ đó, tác giả phân tích những mặt đạt được, những mặt
còn hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm
định tín dụng KHCN tại Eximbank.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng KHCN tại
Eximbank. Ở Chương 3 tác giả dựa vào những nguyên nhân hạn chế ở Chương 2 để
đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng KHCN
tại Eximbank.
Sau khi kết thúc luận văn, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về thẩm định
tín dụng KHCN của NHTM, thực trạng công tác thẩm định tín dụng KHCN tại
Eximbank, các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường công tác thẩm định tín dụng
KHCN trong thời gian tới.
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: NGUYỄN MINH NGUYÊN
Sinh ngày: 20 tháng 12 năm 1991 - Tại: Tiền Giang
Quê quán: Tiền Giang
Hiện công tác tại: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt
Nam - Chi nhánh Sài Gòn
Là học viên cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Tôi cam đoan đề tài: Thẩm định tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại
Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính - Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Đình Hạc
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM.
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2017
Tác giả
Nguyễn Minh Nguyên
iii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Lê Đình Hạc đã hướng dẫn
tận tình cho tôi hoàn thành luận văn này. Thầy đã định ra hướng đi và hướng dẫn tôi
chi tiết từ đề cương đến nội dung cụ thể từng chương.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo cùng các anh chị
của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận
lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả các thầy cô, những đồng nghiệp,
bạn bè người thân của tôi đã tận tình góp ý, thảo luận, chia sẻ và giúp đỡ để tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
Mặc dù đã có sự cố gắng rất lớn nhưng luận văn không thể không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa để bản thân có điều kiện
nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cám ơn.
iv
MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN.............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN.......................................................................................................... iii
MỤC LỤC.................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT.....................................................vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ.................................................. viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................ix
CHƢƠNG 1:THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI................................................................................1
1.1. TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI.............................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại...........1
1.1.2. Đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân......................................................2
1.1.3. Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân ......................................................4
1.1.4. Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân....................................................5
1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ................................7
1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân ...................................7
1.2.2. Ý nghĩa của việc thẩm định khách hàng cá nhân .......................................7
1.2.3. Mục đích của việc thẩm định khách hàng cá nhân .....................................8
1.2.4. Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân .....................................9
1.2.5. Phương pháp thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân.............................13
1.2.6. Cách thức tổ chức thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân .....................15
1.2.7. Kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân...................17
1.3. KINH NGHIỆM THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN CỦA MỘT SỐ
NGÂN HÀNG TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC........................................................20
1.3.1. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng trong nước .........................................20
1.3.2. Kinh nghiệm từ một số ngân hàng nước ngoài.........................................21
1.4. BÀI HỌC CHO NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
...................................................................................................................................23
v
TÓM TẮT CHƢƠNG 1..........................................................................................25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ
NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM .............26
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT
NAM .........................................................................................................................26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................26
2.1.2. Các hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam27
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam.............................................................................................................28
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM..........................29
2.2.1. Các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất
Nhập Khẩu Việt Nam. ........................................................................................29
2.2.2. Kết quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.................................................................................32
2.3. THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM..........................35
2.3.1. Cơ sở pháp lý của thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân Hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. ...................................................................35
2.3.2. Nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Xuất nhập khẩu Việt Nam..................................................................................36
2.3.3. Quy trình công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam .............................................41
2.3.5. Cách thức tổ chức thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam......................................................................47
2.3.6. Mô hình kiểm soát quá trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ...................................................48
2.3.7. Đánh giá công tác thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam......................................................................49
vi
TÓM TẮT CHƢƠNG 2..........................................................................................58
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN
DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP
KHẨU VIỆT NAM .................................................................................................59
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM............................................................59
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ......60
3.2.1. Hoàn thiện nội dung thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân .................60
3.2.2. Hoàn thiện việc tổ chức thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân ............63
3.2.3. Hoàn thiện mô hình kiểm soát thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân..64
3.2.4. Hoàn thiện đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng .............................................65
3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM.......................66
TÓM TẮT CHƢƠNG 3..........................................................................................68
KẾT LUẬN..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn Giải
BĐS Bất động sản
CBTD Cán bộ tín dụng
CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng)
ĐVKD Đơn vị kinh doanh
Eximbank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam
HĐKD Hoạt động kinh doanh
KHCN Khách hàng cá nhân
NH Ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
PGD Phòng giao dịch
ROE Return On Equity (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
ROA Return on Assets (lợi nhuận trên tài sản)
TMCP Thương mại cổ phần
TCTD Tổ Chức Tín Dụng
TSĐB Tài sản đảm bảo
XHTD XHTD
TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh
VAMC
Công ty Quản lý tài sản Việt Nam
(Vietnam Asset Management Company).
viii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ BIỂU ĐỒ
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính Eximbank giai đoạn 2010-2015 ........................... 28
Bảng 2.2: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ (2011-2015)................... 32
Bảng 2.3: Dư nợ quá hạn KHCN tại Eximbank giai đoạn 2011-2015 ......................... 34
Bảng 2.4: Mức độ rủi ro theo phân loại của hệ thống XHTD nội bộ tại Eximbank..... 46
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng tập trung ................................................. 18
Hình 1.2: Mô hình kiểm soát rủi ro tín dụng phân tán.................................................. 19
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình tín dụng tại Eximbank ......................................................... 44
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức thẩm định tín dụng KHCN tại Eximbank .............................. 47
Hình 2.3: Mô hình kiểm soát thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân tại
Eximbank. ...................................................................................................................... 48
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ (2011-2015)............... 33
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng nợ quá hạn của tín dụng KHCN trong tổng dư nợ (2011-2015)... 35
ix
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có dân số đông dân đứng hàng 14 trên thế giới và
đứng hàng thứ 8 tại châu Á, và tới nay đã đạt mức 90 triệu dân với cơ cấu dân số
trẻ. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% dân số tiếp cận các dịch vụ tài chính của ngân
hàng. Chính vì thế, có thể nói, thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân
hàng tại Việt Nam rất màu mỡ và có nhiều điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các
dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân. Kể từ sau khi
gia nhập WTO vào năm 2007, áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cổ
phần với nhau và với các tổ chức tài chính nước ngoài ngày càng diễn ra gay gắt
hơn, dẫn đến việc các ngân hàng liên tục nới lỏng tín dụng, tinh giản các điều kiện
cho vay nhằm gia tăng thị phần của mình. Lợi bất cập hại, tỷ lệ nợ xấu của khách
hàng cá nhân tại các tổ chức tín dụng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, vấn
đề quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng đặc biệt trong khâu thẩm định và chọn lọc
khách hàng tuy không phải là vấn đề mới nhưng vẫn mang tính thời sự cao trong
bối cảnh hiện nay.
Không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường, trong vòng năm năm trở
lại đây Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã chú trọng hơn đến thị
trường bán lẻ đặc biệt là mảng tín dụng KHCN và đã đạt được một số thành tựu
nhất định.
Bên cạnh đó, trong tình hình cả nền kinh tế tăng trưởng bị chậm lại, rủi ro
cho vay tăng và đặc biệt là bị giới hạn về tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng TMCP
Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có xu hướng đẩy mạnh các dịch vụ bán lẻ đặc biệt là
tăng trưởng tín dụng KHCN. Song hành cùng sự tăng trưởng tín dụng, ngân hàng lại
phải đối mặt với tình trạng nợ xấu, một trong những mối quan tâm hàng đầu trong
hệ thống ngân hàng. Và một trong những lý do dẫn tới tình trạng như hiện nay là do
yếu kém trong công tác thẩm định tín dụng ngân hàng.
Trước tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài “Thẩm định tín dụng cá nhân tại
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” để tiến hành
x
nghiên cứu những nguy cơ tiềm ẩn, tình hình kinh doanh tín dụng thực tế của khối
ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để
từ đó nhận diện dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp hữu ích nhằm hoàn
thiện công tác thẩm định tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng,
hướng tới mục đích cấp tín dụng an toàn hơn đồng thời phòng ngừa, hạn chế rủi ro
tín dụng.
2. Mục tiêu đề tài:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Trên cơ sở thực trạng về công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank, đề tài đề
xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng tại Eximbank.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu về những vấn đề lý thuyết cơ bản của tín dụng khách hàng cá
nhân.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng, thẩm định tín dụng tại ngân
hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
- Phân tích thực trạng hoạt động thẩm định tín dụng KHCN tại ngân hàng
TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
- Đối chiếu giữa lý thuyết và thực trạng, rút ra các hạn chế trong công tác
thẩm định KHCN tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng KHCN tại
ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả đặt ra các câu hỏi chính khi thực hiện luận văn như sau:
- Nội dung của thẩm định tín dụng KHCN tại ngân hàng như thế nào?
- Thực trạng thẩm định tín dụng KHCN tại Eximbank ra sao?
- Những mặt đạt được và hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng KHCN
tại Eximbank là gì?
- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng KHCN tại
Eximbank?