Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH HÒA
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MINH HÒA
THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Anh Tuấn
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng: Luận văn “Thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài
theo pháp luật Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên
cứu và kết quả trong đề tài này là hoàn toàn trung thực. Ngoài ra, nội dung của
luận văn còn có tham khảo, sử dụng tài liệu, thông tin đã được đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí, website theo danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Minh Hòa
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................4
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu .4
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.....................................5
6. Bố cục của Luận văn ..................................................................................6
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÓ
VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI...........................................................................7
1.1.Khái niệm ....................................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về thẩm định dự án đầu tư ...................................................7
1.1.2. Khái niệm về nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài .....................................................................................................10
1.1.3. Khái niệm về hoạt động đầu tư trực tiếp và hoạt động đầu tư gián tiếp14
1.1.4. Khái niệm về dự án đầu tư...................................................................17
1.2.Cơ sở lý luận về thẩm định dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài...............19
1.3.Sự cần thiết của việc thẩm định dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.......28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...................................................................................32
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN CÓ VỐN
ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT......33
2.1 Quy định pháp luật về thẩm định dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài....33
2.1.1.Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về các dự án có vốn đầu tư
nước ngoài thuộc diện thẩm định ..................................................................33
2.1.2. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về hồ sơ thẩm định dự án có
vốn đầu tư nước ngoài...................................................................................38
2.1.3. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về cơ quan thẩm định dự án
có vốn đầu tư nước ngoài ..............................................................................48
2.1.4. Quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng về nội dung và thời gian
thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài................................................54
2.2. Đề xuất hoàn thiện pháp luật về thẩm định dự án có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài .................................................................................................................64
2.2.1. Đề xuất cơ chế triển khai/tổ chức thực thi áp dụng quy định về các dự
án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc diện thẩm định ......................................64
2.2.2. Đề xuất cơ chế triển khai/tổ chức thực thi áp dụng quy định về hồ sơ
thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài...................................................65
2.2.3. Đề xuất cơ chế triển khai/tổ chức thực thi áp dụng quy định về cơ
quan thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài..........................................66
2.2.4. Đề xuất cơ chế triển khai/tổ chức thực thi áp dụng quy định về nội
dung và thời gian thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài .....................67
KẾT LUẬN.........................................................................................................68
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào tháng
12 năm 1987 và đã được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất năm 1990, lần thứ hai
năm 1992. Năm 1996, Nhà nước ta đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam thay thế các Luật đầu tư nước ngoài trước đó và được sửa đổi, bổ sung năm
2000. Đến năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực vào ngày
01 tháng 07 năm 2006. Luật này thay thế Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài năm
2000 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998.
Luật Đầu tư năm 2005 là một bước tiến quan trọng trong tiến trình xây
dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư tại Việt Nam. Cùng với Luật
Doanh nghiệp được thông qua và có hiệu lực thi hành vào cùng một thời điểm
(1/7/2006), đây là đầu tiên sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam có
một khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp áp dụng thống nhất cho các nhà
đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế
1
. Tuy nhiên, sau hơn 9
năm triển khai thi hành Luật Đầu tư năm 2005 trong thực tiễn, Luật Đầu tư năm
2005 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, không còn phù hợp trong giai đoạn hiện
nay, cạnh tranh thu hút đầu tư FDI giữa các quốc gia trong khu vực ngày càng
khốc liệt. Nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, minh bạch để thu
hút đầu tư; cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư; tạo cơ sở
pháp lý đồng bộ để củng cố, tăng cường cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư
nước ngoài nhằm tạo môi trường có sức hấp dẫn, cạnh tranh thu hút nguồn vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ngày 26/11/2014, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa
XIII đã biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi). Luật Đầu tư năm 2014
bao gồm 7 chương, 76 điều, quy định về hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam và đầu tư kinh doanh từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật Đầu tư năm 2014 có tinh thần mở hơn, phạm vi điều chỉnh rõ ràng hơn
so với Luật Đầu tư năm 2005, như làm rõ hơn các khái niệm về nhà đầu tư trong
nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thủ tục
đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, đã tách nội dung đăng ký kinh doanh của
1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự thảo Tờ trình về Dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).
2
doanh nghiệp ra khỏi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chỉ điều chỉnh các dự án
đầu tư, còn việc thành lập doanh nghiệp sẽ do Luật Doanh nghiệp điều chỉnh...
Luật Đầu tư năm 2014 vừa mới được Quốc hội thông qua, có hiệu lực vào ngày
01/7/2015, vẫn còn nhiều quy định cần có văn bản hướng dẫn thi hành để có thể
đi vào cuộc sống. Nhằm góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện, thể chế hóa các
quy định pháp luật về đầu tư, đặc biệt là quy định liên quan đến thủ tục đầu tư,
để Luật Đầu tư năm 2014 phát huy hiệu quả, đi vào cuộc sống, tôi đã quyết định
chọn đề tài “Thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt
Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, nước ta vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nghiên cứu chuyên
sâu hoặc chính thức về thủ tục đăng ký/thẩm định dự án có vốn đầu tư theo pháp
luật Việt Nam mà chỉ có một số đề tài viết liên quan cụ thể như sau:
- Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thanh Phước, Quản lý Nhà nước về lập,
thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật
thành phố Hồ Chí Minh, Khóa 10. Luận văn nghiên cứu trên khía cạnh quản lý
Nhà nước trong việc lập, thẩm định và phê duyệt đối với dự án đầu tư tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Do vậy, Luận văn chỉ nghiên cứu một cách khái quát các khía
cạnh liên quan đến việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư mà không
nghiên cứu một cách chuyên sâu về thẩm định dự án đầu tư là một thủ tục trong
toàn bộ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Luận văn Thạc sĩ của Huỳnh Châu Phúc, Thủ tục đầu tư đối với dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài – thực trạng và giải pháp, Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh, Khóa 10. Luận văn nghiên cứu chi tiết các quy định của pháp luật về
thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở đối chiếu với thực trạng và đưa ra
giải pháp về thủ tục đầu tư hiện nay. Vì thế, luận văn chỉ đề cập đến thẩm định
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tư cách là một thủ tục trong thủ tục đầu tư
một cách khái quát chưa nghiên cứu chuyên sâu.
- Luận văn Thạc sĩ của Bùi Thị Thúy Triều, Quyền thành lập doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh,
Khóa 9. Luận văn chỉ nghiên cứu khía cạnh về quyền của nhà đầu tư nước ngoài
mà cụ thể là quyền thành lập doanh nghiệp. Luận văn chỉ đề cập sơ bộ về thủ tục
3
thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài như là một phần trong thủ tục đầu tư
khi nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải thực hiện thủ tục
đầu tư đồng thời với thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Các quy định chi tiết của
thẩm định dự án có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết trong luận văn.
Các bài viết liên quan như:
- PGS.TS Trần Ngọc Dũng (2007), Pháp luật về đầu tư ở Việt Nam – Quá
trình hình thành và phát triển, Tạp chí Luật học số 10. Bài quyết đưa ra một
cách nhìn khái quát về những ưu điểm và thành công đồng thời cũng đưa ra
những nhược điểm và bất cập của pháp luật về đầu tư. Trên cơ sở các đặc điểm
nói trên, bài viết đưa ra phương hướng phát triển của pháp luật đầu tư trong thời
gian tới.
- Hồ Văn Phú (2007), Pháp luật về đầu tư – kinh doanh của một số nước
trong Asean, Tạp chí Luật học số 9. Bài viết trình bày đôi nét về pháp luật đầu tư
– kinh doanh của các nước Asean trong đó có Việt Nam.
- Ths. Nguyễn Quý Trọng (2010), Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm
2005 – nhìn từ góc độ so sánh, Tạp chí Luật học số 9. Sự tồn tại đồng thời của
Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005 với những điểm khác
biệt cơ bản về thành lập, quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp đã tạo ra sự
không thống nhất trong hệ thống pháp luật về doanh nghiệp. Bài viết đưa ra một
số điểm không tương thích giữa hai Luật nói trên.
- Ths. Đoàn Trung Kiên (2008), Luật Đầu tư năm 2005 – Một số vấn đề bất
cập, Tạp chí Luật học số 5. Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì sự phân biệt về môi
trường pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài hầu
như đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đổi mới của nền kinh
tế và đòi hỏi của tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Đầu tư năm
2005 vẫn tồn tại một số bất cập, cần tiếp tục hoàn thiện. Bài viết đã phân tích
một số bất cập của Luật Đầu tư năm 2005 và hướng hoàn thiện trong thời gian
tới.
- TS. Nguyễn Minh Phong (2010), FDI vào Việt Nam năm 2010: bối cảnh
và những động thái mới, Tạp chí Ngân hàng số 11. Bài viết đưa ra những phân
tích về dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2010 và