Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tên các loại quả trong tiếng Việt
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
883

Tên các loại quả trong tiếng Việt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH HIỀN

TÊN CÁC LOẠI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ THANH HIỀN

TÊN CÁC LOẠI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ

VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM VĂN HẢO

THÁI NGUYÊN, NĂM 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình khoa học riêng tôi. Các kết quả

nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất

kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

BÙI THỊ THANH HIỀN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn ii

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Phạm Văn Hảo, người

Thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành

luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Đào tạo

- Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các Thầy giáo ở Viện Ngôn ngữ

học, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã giảng dạy và giúp đỡ tôi

hoàn thành khóa học.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,

khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

BÙI THỊ THANH HIỀN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv

MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề..................................................................................................2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................5

6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................5

7. Bố cục của luận văn.........................................................................................5

Chương 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................6

1.1. Dẫn nhập.......................................................................................................6

1.2. Từ..................................................................................................................6

1.2.1. Khái niệm từ ..........................................................................................6

1.2.2. Cấu tạo từ...............................................................................................8

1.3. Ngữ .............................................................................................................11

1.3.1. Khái niệm về ngữ ................................................................................11

1.3.2. Chức năng và đặc điểm của ngữ..........................................................12

1.3.3. Phân loại ngữ.......................................................................................12

1.4. Đặc điểm lớp từ tiếng Việt .........................................................................12

1.5. Khái niệm về trường từ vựng .....................................................................15

1.5.1. Lúc đầu lí thuyết trường rất rộng, với nhiều nghĩa ............................15

1.5.2. Cơ sở của trường từ vựng là tính hệ thống của từ vựng về mặt ngữ nghĩa .....16

1.5.3. Phân loại trường từ vựng.....................................................................17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv

1.6. Định danh từ vựng ......................................................................................18

1.6.1. Khái niệm định danh ...........................................................................18

1.6.2. Định danh từ vựng...............................................................................20

1.6.3. Đặc trưng văn hóa trong định danh .....................................................22

1.7. Mô hình định danh cho trường từ vựng về tên gọi quả trong tiếng Việt..........26

1.8. Sự đa dạng phương ngữ trong tên gọi các loại quả.........................................27

1.9. Quả và vài nét về việc phân loại hoa và quả ..............................................29

1.9.1. Quả.......................................................................................................29

1.9.2. Phân loại hoa và quả............................................................................30

Tiểu kết chương 1..............................................................................................32

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TÊN GỌI QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT........33

2.1. Dẫn nhập.....................................................................................................33

2.2. Các loại quả trong tiếng Việt......................................................................33

2.2.1. Phân theo nguồn gốc ...........................................................................33

2.2.2. Phân loại quả theo tác dụng.................................................................36

2.2.3. Phân loại quả trong cách thức sử dụng................................................39

2.2.4. Phân loại quả dựa vào bản chất ...........................................................39

2.3. Cấu tạo tên gọi các loại quả trong tiếng Việt .............................................41

2.3.1. Về nguồn gốc của tên gọi ....................................................................41

2.3.2. Về kiểu cấu tạo của tên gọi..................................................................42

2.4. Hiện tượng một loại quả có nhiều tên gọi và một tên gọi cho nhiều

loại quả khác nhau .............................................................................................52

2.4.1. Hiện tượng một loại quả có nhiều tên gọi ...........................................52

2.4.2. Một tên gọi cho nhiều loại quả ............................................................53

Tiểu kết chương 2..............................................................................................54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn v

Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CÁC LOẠI QUẢ TRONG

TIẾNG VIỆT.....................................................................................................56

3.1. Dẫn nhập.....................................................................................................56

3.2. Tính có lí do và không có (hoặc chưa rõ) lí do đặt tên của tên gọi............57

3.3. Cách thức biểu thị tên gọi bằng các mô hình định danh ............................59

3.3.1. Mô hình định danh...............................................................................59

3.3.2. Mô hình định danh cụ thể....................................................................60

3.4. Đặc điểm văn hóa thể hiện qua tên gọi các loại quả của người Việt .........69

3.4.1. Nét văn hóa thưởng thức các loại quả của người Việt qua các

giác quan .......................................................................................................69

3.4.2. Văn hóa tâm linh..................................................................................71

3.4.3. Văn hóa ứng xử ...................................................................................75

Tiểu kết chương 3..............................................................................................77

KẾT LUẬN.......................................................................................................78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................81

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tên gọi các loại quả trong tiếng Việt............................................33

Bảng 2.2: Tên quả theo tác dụng ...................................................................36

Bảng 2.3: Tên quả trong cách thức sử dụng ..................................................39

Bảng 2.4: Tên quả dựa vào bản chất tồn tại...................................................39

Bảng 2.5: Bảng cấu trúc của T.......................................................................44

Bảng 2.6: Tên gọi quả trong tiếng Việt xét về mặt cấu tạo ...........................45

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, từ của mọi ngôn ngữ đều có chức năng gọi tên các

sự vật, hiện tượng trong xã hội. Vì vậy mà định danh có tầm quan trọng đặc

biệt đối với con người. Nếu sự vật, hiện tượng mất đi tên gọi thì con người sẽ

bị mất phương hướng. Sự lựa chọn đặc trưng nào của sự vật để gọi tên, thói

quen tâm lí dùng biểu trưng biểu vật riêng, nét riêng trong liên tưởng chuyển

nghĩa,...đều là những biểu hiện của các nét đặc trưng văn hóa dân tộc, văn hóa

riêng của từng vùng mà chúng ta cần tìm hiểu.

Các loại quả rất gần gũi với đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó: bên trong chứa hạt tượng

trưng cho “sao”, quả bao lấy là “vũ trụ”, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái

sinh bất tận của sự sống. Các loại quả trong tiếng Việt có tên chung, tên riêng,

từ địa phương,... rất phong phú và phức tạp. Tìm hiểu về tên gọi các loại quả

trong tiếng Việt cũng là tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa người Việt. Đây là đề

tài rất thú vị và có nhiều sức hút, do đó chúng tôi chọn vấn đề này làm hướng

nghiên cứu của luận văn.

Đến với đề tài này, chúng ta có thể khai thác, tìm hiểu từ nhiều góc độ,

trong đó có việc tìm hiểu từ góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là từ phương diện

ngôn ngữ - văn hóa. Tìm hiểu trường từ vựng tên gọi các loại quả trong tiếng

Việt, chúng tôi nhận thấy thế giới thiên nhiên thực vật, đặc biệt là các loại cây

ăn quả có vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam.

Đặc biệt, chúng tôi mong muốn tìm ra được những quy luật lựa chọn và sử

dụng từ ngữ của người Việt. Như vậy, tìm hiểu về “Tên gọi các loại quả trong

tiếng Việt” sẽ giúp ta hiểu một cách sâu sắc về sự phong phú, đa dạng của tiếng

Việt và đặc trưng văn hóa các vùng. Giúp ta có cái nhìn chân thực và cụ thể

hơn về sự giàu có của tiếng Việt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 2

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Về mặt nghiên cứu

Tìm hiểu về tên gọi các loại quả trong tiếng Việt, chúng tôi nhận thức rõ

tầm quan trọng của những thành tựu nghiên cứu về vấn đề định danh, định

danh từ vựng, văn hóa trong định danh. Đã có một số công trình nghiên cứu

định danh từ vựng trong tiếng Việt: tên gọi bộ phận cơ thể người, tên gọi động

vật, tên gọi thực vật,... trong tiếng Việt nhưng chưa có công trình nghiên cứu

nào về tên gọi các loại quả trong tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học.

2.2. Về nguồn tư liệu chính

Để thực hiện đề tài, chúng tôi khảo sát, thống kê tên gọi các loại quả

trong tiếng Việt trong những cuốn từ điển của các tác giả như:

Hoàng Phê (chủ biên), Vũ Xuân Lương, Hoàng Thị Tuyền Linh, Phạm

Thị Thủy, Đào Thị Minh Thu, Đặng Thanh Hòa (2000), “Từ điển tiếng Việt”,

NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học có giới thiệu một số tên gọi, giải nghĩa

tên một số loại quả Việt Nam.

Phạm Văn Hảo (Chủ biên), Lê Văn Trường, Nguyễn Tài Thái, Trần Thị

Liên Minh, Võ Xuân Quế (2009), “Từ điển phương ngữ tiếng Việt”, NXB

KHXH HN có giới thiệu một số tên gọi, giải nghĩa một số loại quả có nguồn

gốc phương ngữ ở Việt Nam.

Bùi Minh Đức (2009), “Từ điển tiếng Huế”, NXB Văn học có giới thiệu về

tên gọi, giải nghĩa tên gọi quả có xuất xứ miền Trung, đặc biệt là tên gọi ở Huế.

Nguyễn Nhã Bản (Chủ biên) (1999), “Từ điển tiếng địa phương Nghệ -

Tĩnh”, NXB Văn hóa - Thông tin Hà Nội có giới thiệu về tên gọi, giải nghĩa tên

gọi một số quả có xuất xứ miền Trung, đặc biệt ở địa phương Nghệ - Tĩnh.

Huỳnh Công Tín (2007), “Từ điển từ ngữ Nam Bộ”, NXB Khoa học xã

hội giới thiệu về tên gọi, giải nghĩa các loại quả có xuất xứ Nam Bộ.

Ngoài ra, Luận văn trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi

trước kết hợp với tư liệu ghi chép cá nhân thông qua hoạt động điền dã.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 3

2.3. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề định danh

Đỗ Hữu Châu (1998, 1999) trong “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng”, “Từ

vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” đã dành nhiều trang nói về chức năng định danh của

tín hiệu ngôn ngữ. Ông khẳng định vai trò quan trọng của định danh trong giao

tiếp và tư duy con người, miêu tả một cách cụ thể và thuyết phục quá trình định

danh trong tiếng Việt.

Nguyễn Văn Chiến trong “Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt”

đã trình bày khá chi tiết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, xác lập

vốn từ vựng văn hóa Việt như “nước”, các từ biểu thị mô hình kinh tế xã hội

lúa nước cổ truyền Việt Nam, các từ chỉ quan hệ thân tộc và các từ xưng hô

trong tiếng Việt, nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể,....

Lí Toàn Thắng (2002, 2005): Một phần quan trọng trong cuốn “Mấy vấn

đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương” và đặc biệt là cuốn “Ngôn ngữ học

tri nhận: Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt” của ông là công trình về

đại cương ngôn ngữ học tâm lí và ngôn ngữ học tri nhận. Phần này liên quan đến

lí thuyết về định danh, về sự phân cắt hiện thực của con người.

Trịnh Sâm (2002) với cuốn sách: “Đi tìm bản sắc tiếng Việt” của ông tập

hợp những bài viết về tiếng Việt. Trong đó ông gợi ra một số vấn đề thú vị liên

quan đến định danh trong bài viết: “Về cơ chế ngữ nghĩa - tâm lí trong tổ hợp

song tiết chính phụ tiếng Việt”...

Nguyễn Đức Tồn (2002), trong công trình “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa -

dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với những dân

tộc khác)” đã chỉ ra một số vấn đề lý thuyết định danh ngôn ngữ, tìm hiểu đặc

điểm dân tộc và định danh động vật, thực vật, bộ phận cơ thể người ...so sánh

với ngôn ngữ khác, ít nhiều liên quan đến đề tài này.

Nguyễn Thúy Khanh (1994): Đó là các bài viết: “Đặc điểm định danh

tên gọi động vật trong tiếng Việt”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4

Nguyễn Thị Phương (2009), Luận văn Thạc sĩ: “Đặc trưng ngôn ngữ -

văn hóa của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt

(So sánh với tiếng Anh)” có liên quan ít nhiều về định danh tiếng Việt.

Như vậy có thể thấy đã có nhiều công trình và bài viết liên quan đến vấn

đề định danh trong tiếng Việt nhưng đến nay việc nghiên cứu về tên gọi các

loại quả trong tiếng Việt chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu chung về tên gọi và cấu trúc của tên gọi các loại quả trong

tiếng Việt.

- Nghiên cứu cách định danh của tên gọi các loại quả trong tiếng Việt.

- Nghiên cứu ý nghĩa, các biến thể tên gọi các loại quả trong tiếng Việt.

- Nghiên cứu đôi nét về lịch sử văn hóa của các loại quả trên các vùng

miền nước ta.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được những mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu lý thuyết các vấn đề: lớp và trường từ vựng, cách định danh

trong tiếng Việt.

- Tìm hiểu cấu tạo, cách định danh tên gọi các loại quả.

- Tìm hiểu các biến thể địa phương tên gọi một số loại quả

- Tìm hiểu đôi nét về văn hóa người Việt thông qua tên gọi quả trong

tiếng Việt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là tìm hiểu về các vấn đề xung

quanh tên các loại quả trong tiếng Việt.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn xác định phạm vi nghiên cứu là từ và ngữ trong hệ thống tên

gọi các loại quả trong tiếng Việt. Do đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo

sát, thống kê tên gọi các loại quả trong các cuốn từ điển Việt Nam, có bổ sung

tư liệu ghi chép cá nhân.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!