Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tên bài trên Báo Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ MINH PHƯƠNG
TÊN BÀI TRÊN BÁO THÁI NGUYÊN
LUÂN VĂN TH ̣ ẠC SĨNGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ MINH PHƯƠNG
TÊN BÀI TRÊN BÁO THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngôn Ngữ Việt Nam
Mã số: 60 22 01 02
LUÂN VĂN TH ̣ ẠC SĨNGÔN NGỮ
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Hảo
THÁI NGUYÊN - 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luân văn ̣ “Tên bài trên Báo Thái Nguyên” là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn không sao chép của bất cứ ai. Các kết quả
của đề tài là trung thực và chưa được công bố ở các công trình khác.
Nôị dung của luân vă ̣ n có sử dung t ̣ à
i liêụ , thông tin đươc̣ đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí
, các trang web theo danh muc t ̣ ài liêu tham kh ̣ ảo
của luân văn. ̣
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thá
i nguyên, tháng năm 2016
Tác giả luân văn ̣
Đoàn Thị Minh Phương
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập khóa học Thạc sĩ Văn học Việt Nam tại trường
ĐHSP Thái Nguyên, tôi luôn nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của các thầy
giáo, cô giáo. Hoàn thành luận văn thạc sĩ khoa học này, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban Giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Ngữ văn; các thầy giáo, cô giáo đã tận
tâm giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Văn Hảo đã hết lòng
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các đồng chí lãnh đạo Báo
Thái Nguyên, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong việc trao đổi, chuẩn bị tư liệu, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2016
Tác giả
Đoàn Thị Minh Phương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC ...........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 8
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 9
6. Đóng góp mới của luận văn.......................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn...................................................................................... 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 12
1.1. Báo chí và ngôn ngữ báo chí ...................................................................... 12
1.1.1. Báo chí..................................................................................................... 12
1.1.2. Ngôn ngữ báo chí .................................................................................... 14
1.1.3. Tính chất và chức năng của ngôn ngữ báo chí ........................................ 15
1.2. Tác phẩm báo chí........................................................................................ 15
1.3. Thể loại báo chí .......................................................................................... 16
1.3.1. Nhóm các thể loại Thông tấn báo chí...................................................... 16
1.3.2. Nhóm các thể loại Chính luận báo chí .................................................... 17
1.3.3. Nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật .................................................. 17
1.4. Tên bài ........................................................................................................ 19
1.4.1. Khái niệm tên bài..................................................................................... 19
1.4.2. Đặc điểm nổi bật của tên bài ................................................................... 20
1.4.3. Chức năng của tên bài ............................................................................. 20
1.4.4. Tính chất của tên bài................................................................................ 21
1.4.5. Dạng và cấu trúc của tên bài.................................................................... 21
1.4.6. Các thủ pháp đặt tên bài thường gặp ....................................................... 22
iv
1.5. Vài nét về Báo Thái Nguyên ...................................................................... 24
1.5. Tiểu kết ....................................................................................................... 26
Chương 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI TÊN BÀI TRÊN BÁO THÁI NGUYÊN .... 27
2.1. Tiêu chí khảo sát......................................................................................... 27
2.1.1. Dựa vào hình thức ................................................................................... 27
2.1.2. Dựa vào nội dung và chức năng .............................................................. 28
2.2. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 28
2.2.1. Dựa vào tiêu chí hình thức ...................................................................... 28
2.2.2. Dựa vào tiêu chí nội dung và chức năng ................................................. 49
2.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 59
Chương 3: CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÊN BÀI TRÊN BÁO THÁI NGUYÊN .... 60
3.1. Cấu trúc của tên bài .................................................................................... 60
3.1.1. Kiểu tên bài có cấu trúc là một từ............................................................ 61
3.1.2. Kiểu tên bài có cấu trúc là một ngữ......................................................... 62
3.1.3. Kiểu tên bài có cấu trúc là một câu ......................................................... 64
3.1.4. Kiểu tên bài có cấu trúc theo một kết cấu cố định/kết cấu đặc biệt ........ 66
3.2. Một số đặc điểm nội dung của tên bài........................................................ 67
3.2.1. Tính thời sự.............................................................................................. 68
3.2.2. Tính xác thực ........................................................................................... 69
3.2.3. Tính định hướng trực tiếp........................................................................ 70
3.3. Ưu điểm, hạn chế của tên bài trên Báo Thái Nguyên và giải pháp khắc phục ... 71
3.3.1. Về ưu điểm .............................................................................................. 72
3.3.2. Về hạn chế ............................................................................................... 72
3.3.3. Về giải pháp khắc phục ........................................................................... 74
3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 78
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN........................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 83
PHỤ LỤC...............................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tên bài trên Báo Thái Nguyên xét theo thủ pháp đặt tên bài ...........29
Bảng 2.2: Một số ví dụ tên bài có sử dụng dấu chấm lửng...............................31
Bảng 2.3. Một số ví dụ tên bài có sử dụng thành ngữ, tục ngữ.........................34
Bảng 2.4: Một số ví dụ về tên bài có sử dụng các biện pháp tu từ....................38
Bảng 2.5: Một số ví dụ về tên bài có dùng những từ ngữ đang hoặc vẫn là
điều bí ẩn đối với đa số độc giả......................................................40
Bảng 2.6: Một số ví dụ tên bài sử dụng từ ngữ dịch âm và lối viết tắt .............47
Bảng 2.7: Tên bài trên Báo Thái Nguyên xét theo tiêu chí nội dung và chức năng ..49
Bảng 2.8. Một số tên bài có tính thông tin ........................................................50
Bảng 2.9. Một số ví dụ về tên bài có tính gợi ...................................................54
Bảng 3.1: Đặc điểm về cấu trúc và chất liệu của tên bài trên Báo Thái Nguyên.....61
Bảng 3.2: Một số ví dụ tên bài có cấu tạo là một ngữ.......................................62
Bảng 3.3: Một số ví dụ tên bài có cấu tạo là một câu .......................................64
Bảng 3.4. Ví dụ một số tên bài có tính thời sự..................................................68
Bảng 3.5. Ví dụ một số tên bài có tính xác thực ...............................................69
Bảng 3.6. Một số ví dụ về tên bài có tính định hướng trực tiếp........................70
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Báo chí gồm báo và tạp chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin
của xã hội loài người. Trong đó, báo được coi là phương tiện thông tin
đại chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất và có nhiều công chúng nhất... bởi nó tác
động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống và trở thành một trong những động
lực quan trọng cho sự phát triển của xã hội. Báo bao gồm những loại hình khác
nhau như: Báo in (còn gọi là Báo viết), Báo nói (Phát thanh), Báo hình (Truyền
hình), Thông tấn, Báo ảnh và Báo điện tử (Báo trên mạng Internet). Theo đó,
báo có những cách thức riêng với mục đích nhằm tới nhiều tầng lớp xã hội với
những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Công chúng của
báo đa dạng và phức tạp nên không phải thông tin nào cũng được số đông tiếp
nhận dễ dàng. Trong tác phẩm báo, ngôn ngữ là phương tiện hàm chứa và
truyền tải thông điệp chính, cơ bản nhất. Ngôn ngữ báo cũng là một bộ phận
trong dòng chảy quy luật phát triển của ngôn ngữ nói chung. Nhằm đáp ứng
nhu cầu thông tin của con người, hiện nay báo đang phát triển mạnh mẽ cả về
số lượng và chất lượng. Vì thế, nghiên cứu về ngôn ngữ báo cũng là một việc
làm vô cùng cần thiết và mang tính thời sự.
1.2. Tên bài là tên gọi của bài báo, là một bộ phận của tác phẩm. Nó
là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng
xác định nội dung, mức độ quan trọng của thông tin và chọn đọc. Nói tên bài
chính là câu quan trọng nhất trong một bài báo bởi nó là phần đầu tiên thu hút
sự chú ý của độc giả. Nhìn lướt qua tên bài, độc giả sẽ biết cần phải đọc bài gì
ngay. Tên bài cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức trang báo và sắp
xếp thông tin trong bài viết. Khi điểm báo trên Đài truyền hình VTV nhiều khi
người điểm báo chỉ cần đọc tên bài.
2
1.3. Tên bài báo có vai trò quan trọng như vậy nhưng qua khảo sát các
tên bài báo hiện nay, chúng tôi thấy, bên cạnh những tên bài báo đáp ứng được
yêu cầu về mặt lý thuyết như: chính xác, ngắn gọn, hấp dẫn, biểu cảm… vẫn
còn khá nhiều tên bài mắc lỗi: chưa phù hợp với nội dung tác phẩm, sáo mòn,
quá dài, giật gân, tít sai hoặc mơ hồ, khó hiểu thậm chí vi phạm chuẩn mực đạo
đức... Hầu hết độc giả hiện nay là những người bình thường nhưng có trình độ
và bận rộn. Họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và không phải mất thời
gian để nghĩ về chúng. Tuy nhiên, các nhà báo đôi khi lại chưa hiểu hết tâm lý
này trong việc đặt tên bài cho tác phẩm báo chí.
1.4. Báo chí đã và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ cùng nhịp sống hiện
đại của con người. Ở Việt Nam, trong khoảng trên dưới chục năm trở lại đây,
nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các
tác giả. Tuy nhiên, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu vẫn còn hạn
chế và chưa thật đi sâu, nêu về nhiều mặt, chưa phản ánh hết thực trạng phát
triển của báo chí nói chung, ngôn ngữ báo chí nói riêng.
Vì vậy, để góp thêm một nghiên cứu nhỏ nhằm khỏa lấp khoảng trống rất
lớn trong lĩnh vực này, chúng tôi đã chọn vấn đề Tên bài trên Báo Thái
Nguyên làm luận văn nghiên cứu của mình. Với luận văn này, chúng tôi sẽ tiến
hành khảo sát, phân loại và chỉ ra những đặc điểm về cấu trúc hình thức, chất
liệu và cách đặt tên bài trên một tờ báo địa phương cụ thể - Báo Thái Nguyên
(một tờ nhật báo với dung lượng 4 trang/số, cơ quan ngôn luận của Đảng bộ
tỉnh Thái Nguyên). Từ đó, luận văn cũng chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và đề
xuất biện pháp khắc phục trong cách đặt tên bài trên tờ báo này nhằm nâng cao
chất lượng và sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí với độc giả.
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về ngôn ngữ báo chí
Có thể nói báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và
quan trọng nhất vì thế nghiên cứu ngôn ngữ báo chí đòi hỏi phải bao quát
những vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Các tác giả như Vũ Quang Hào, Quang
Đạm, Hoàng Anh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Tri Niên, Trịnh Sâm đã tập
trung tìm hiểu những yêu cầu chung nhất, những đặc trưng của báo chí.
Về mặt lý luận, ngay từ năm 1985, tác giả Quang Đạm [19] đã có bài viết
Ngôn ngữ báo chí đăng trên Tập san Người làm báo, số 1 bàn về vấn đề này.
Tuy nhiên, đây chỉ là những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ báo chí thuộc hình
thức (báo in) thời bấy giờ.
Đến năm 2001, các phương diện của ngôn ngữ báo chí đã được tác giả
Vũ Quang Hào [36] đề cập một cách chi tiết và khá hệ thống trong cuốn Ngôn
ngữ báo chí. Tác giả cuốn sách này cho rằng đặc điểm nổi bật nhất của ngôn
ngữ báo chí có khả năng chế định phong cách của nhà báo là sự "chệch chuẩn".
Không xem ngôn ngữ báo chí là một phong cách chức năng riêng, ông đi sâu
vào khảo sát 3 phong cách chức năng, mà theo ông, báo chí thường sử dụng là:
phong cách chính luận, phong cách khoa học và phong cách hành chính. Sau
đó không lâu, tác giả Nguyễn Tri Niên [59] cũng cho ra đời cuốn sách cùng tên
với cuốn sách của Vũ Quang Hào và ông cũng bàn về các vấn đề chung quanh
ngôn ngữ báo chí. Nguyễn Tri Niên đã chỉ ra ba đặc điểm loại hình của ngôn
ngữ báo chí và xem xét nó trong nhiều mối quan hệ: quan hệ phản ánh, quan hệ
đối xứng, quan hệ liên tưởng. Những quan hệ này được cụ thể hóa trong một số
mô hình thông tin.
Đặc biệt năm 2007, tác giả Nguyễn Đức Dân cũng cho xuất bản cuốn
Ngôn ngữ báo chí - Những vấn đề cơ bản [17] như một sự tổng kết những điểm
mấu chốt về ngôn ngữ báo chí trong giai đoạn mới. Đây là những cuốn sách
4
bàn luận khá sâu sắc và toàn diện về các phương diện của ngôn ngữ báo chí nếu
xét về góc độ lý luận.
Về mặt thực tiễn, năm 2000, Đinh Văn Đức có bài viết Ngôn ngữ báo chí
tiếng Việt đầu thế kỷ XX: Một quan sát về ngôn ngữ của báo chí cách mạng
Việt Nam (giai đoạn 1925-1945) [27]. Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát và
chỉ ra những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí cách mạng trong một giai đoạn
lịch sử cụ thể. Từ đó nhấn mạnh đặc trưng cũng như chức năng của báo chí
trong lịch sử cách mạng dân tộc.
Năm 2003, tác giả Hoàng Anh đã cho ra đời cuốn sách Một số vấn đề sử
dụng ngôn từ trên báo chí [1]. Cuốn sách này là tập hợp 21 bài viết của tác giả
đã công bố trên các tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Nó đề cập
đến một số vấn đề khá bức xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm
đúng mức trong địa hạt ngôn ngữ báo chí - một địa hạt vẫn còn hết sức mới mẻ
ở Việt Nam. Đó là các vấn đề như: Trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ
gìn sự trong sáng của tiếng Việt; các tính chất của ngôn ngữ báo chí, sự đan
xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; một số thủ pháp nhằm
tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí; về cách sử dụng thành
ngữ - tục ngữ trên báo chí; một số nét khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ báo
chí và ngôn ngữ văn học; những kiểu lỗi về chính tả thường gặp trên báo
chí và mấy kiểu lỗi về dùng từ trên báo chí; sự kết hợp khuôn mẫu và biểu
cảm trong ngôn ngữ báo chí; cách thức tạo giá trị biểu cảm trong ngôn ngữ báo
chí; sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí; ngôn ngữ nhân
vật và ngôn ngữ tác giả trong tác phẩm báo chí; phân loại tiêu đề các văn bản
báo chí... Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả của những khảo sát bước đầu. Có
thể cho rằng các bài viết này dành sự quan tâm khá nhiều đến phương diện hình
thức và cấu trúc của tác phẩm báo chí. Đặc điểm của một số thể loại cũng đã
được tác giả nghiên cứu và đề cập đến trong cuốn sách này như: thể loại phóng
sự, ghi nhanh, phát thanh, phỏng vấn truyền hình...
5
Sau đó ít năm, Nguyễn Đức Dân cũng có một loạt bài viết về vấn đề này
như: Ý tại ngôn ngoại, những thông tin chìm trong ngôn ngữ báo chí; Vận dụng
tục ngữ, thành ngữ và danh ngôn trên báo chí [15], [16]. Đây là những bài viết
bàn luận khá sâu sắc về một vài khía cạnh tiêu biểu trong việc sử dụng ngôn ngữ
báo chí. Hay trong công trình Ngôn ngữ báo chí – những vấn đề cơ bản, ông đã
khái quát những đặc trưng cũng như những yêu cầu của ngôn ngữ báo chí về từ
ngữ, về câu văn, về tính biểu cảm. Đồng thời ông cũng chỉ ra những khác biệt
giữa ngôn ngữ báo chí và ngôn ngữ thuộc các phong cách chức nămg khác.
Tác giả Trịnh Sâm tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ báo chí nhưng gắn với
một địa phương cụ thể đó là ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong công trình Đặc
điểm ngôn ngữ báo chí nhìn từ hoạt động báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh
(Ngôn ngữ và đời sống số 12) năm 2008, ông đã nêu một số đặc điểm của ngôn
ngữ báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh về chính tả, về dùng từ, về dùng câu, về
tổ chức thông tin văn bản báo chí. Qua đó, ông cũng chỉ ra những điểm tích cực
và những điểm tiêu cực.
Năm 2011, tác giả Trần Thanh Nguyện có công trình Ngôn ngữ báo chí Sài
Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh [64] cũng được triển khai theo hướng trên. Tác giả
luận án đã chỉ ra những đặc điểm về chính tả, về viết tắt và viết hoa tên riêng, về
cách phiên chuyển từ ngữ tiếng nước ngoài trên báo chí Việt ngữ qua các thời kì,
khảo sát các lớp từ vựng (từ toàn dân, từ địa phương, từ cổ, từ mới, từ Hán Việt, từ
thuần Việt,...) để thấy được sự phong phú, sự phát triển của từ vựng tiếng Việt
cùng với tính năng động, sáng tạo của giao tiếp báo chí trong việc chọn lựa từ ngữ
để chuyển tải thông tin, xem xét cách lựa chọn và tổ chức câu trong văn bản báo
chí; mô tả cấu trúc của một văn bản báo chí nói chung, đồng thời phân tích biểu
hiện cụ thể của nó trong khi hành chức ở một số thể loại.
6
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy một số bài viết nhỏ vấn đề này như:
Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục Phóng sự báo Lao Động; Việc
sử dụng khẩu ngữ trên báo chí Việt Nam hiện nay; Ngôn ngữ báo chí trong thể
loại phóng sự trên báo mạng điện tử; Sapo trên báo chí; Mấy kiểu lỗi dùng từ
trên báo chí; Một vài nhận xét về ngôn ngữ quảng cáo bằng tiếng Việt trên báo
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Một số hạn chế của ngôn ngữ quảng cáo trên
truyền hình; Về ngôn ngữ báo phát thanh; Vài suy nghĩ về cách dùng khẩu ngữ
trên báo Hoa học trò... Hay một số luận án, luận văn như: Đặc điểm ngôn ngữ
báo chí trong chương trình thời sự của đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng
của Nguyễn Thị Phượng, So sánh ngôn ngữ báo chí tiếng Việt và tiếng Anh qua
một số thể loại của Nguyễn Hồng Sao [68] vv
Các bài viết và công trình nói trên đã chứng tỏ tính thời sự và hấp dẫn
của vấn đề ngôn ngữ báo chí đối với các nhà nghiên cứu.
2.2. Lịch sử nghiên cứu về tên bài của tác phẩm báo chí
Tên bài là một bộ phận cấu thành vô cùng quan trọng của tác phẩm báo
chí. Có thể coi đó là nội dung cơ bản của bài báo được thâu tóm vào trong ít
chữ (thường là một câu) này. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy vấn đề này bước đầu
đã nhận được sự quan tâm của khá nhiều tác giả. Có thể kể đến một số bài viết
và công trình sau:
Nghiên cứu từ góc độ lý luận, tác giả Shostak. M có bài viết Tiêu đề tác
phẩm báo chí trên Tạp chí Nhà báo, Nga, số 5, 6 từ năm 1996 [72].
Nghiên cứu tiêu đề từ góc độ đối chiếu có bài viết: Từ trái nghĩa trong
các tiêu đề trên báo chí Nga của Vũ Thị Chín [10]; Một số nhận xét về đặc
điểm ngôn ngữ của các đầu đề trong báo chí tiếng Anh hiện đại của Nguyễn
Thị Thanh Hương [41]; Khảo sát tít báo tiếng Anh ở Việt Nam của Trần Đỗ
Thùy Ngân [61] và một loại bài viết của Nguyễn Thị Vân Đông như: Đôi điều
7
nên biết về tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt; Tiêu đề báo chí tiếng Anh và
tiếng Việt trên bình diện ngữ dụng và mới đây là bài Những đặc trưng ngôn
ngữ của tiêu đề báo chí tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện nghĩa học. [23],
[24], [25]. Các bài viết này hầu hết dành sự quan tâm đến tiêu đề báo chí tiếng
Anh và bước đầu cũng có sự so sánh, đối chiếu với tiếng Việt.
Gần đây, từ góc độ thực tiễn, tác giả Đỗ Thị Thanh Huyền với bài viết
Bàn về đặc điểm đầu đề bài viết trên báo Nhân dân [40] đã tiến hành khảo sát
504 đầu đề (395 tin trong nước, 209 tin quốc tế) trên các trang nhất và trang
tám của báo Nhân dân, trong 30 kì báo từ ngày 1/1/2015 tới ngày 4/3/2015, từ
đó phân tích và rút ra những đặc điểm chính về cách thức sử dụng ngôn ngữ
trong đầu đề bài viết trên báo Nhân dân. Khảo sát này bao gồm: đặc điểm từ
vựng (sử dụng từ ngữ rút gọn, từ dịch âm và lối viết tắt tiếng nước ngoài, từ
ngữ toàn dân và cách dùng số từ), đặc điểm ngữ pháp (kết cấu câu, dấu câu) và
một số thủ pháp tu từ thường gặp nhằm đưa ra những số liệu cụ thể, đặc điểm
khái quát trong cách sử dụng ngôn ngữ của tờ báo nổi tiếng này. Tác giả đã rút
ra một số kết luận cơ bản sau: Ở cấp độ từ vựng, đầu đề bài báo sử dụng nhiều
từ ngữ rút gọn thông thường, dễ hiểu, mang tính toàn dân, xu hướng sử dụng từ
ngoại lai nguyên dạng đang gia tăng. Ở góc độ ngữ pháp, cấu trúc dạng câu
được ưu tiên sử dụng trong tin tức quốc tế, chiếm 77%; cấu trúc dạng ngữ được
sử dụng phổ biến hơn với các tin trong nước, chiếm tỉ lệ 58%. Về đặc điểm tu
từ, tác giả chỉ sử dụng một số thủ pháp thường gặp như: trích dẫn, nghi vấn, đối
xứng, đảo ngữ... với số lượng không nhiều.
Một số phương diện khác trong tiêu đề báo chí tiếng Việt cũng bước đầu
được đề cập đến trong các bài viết như: Dấu ngoặc kép trong những đề báo của
Nguyễn Đức Dân [14]; Về một số hiện tượng ngôn ngữ đặc trưng của văn bản
tin tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh [76]; Luận văn Đặc điểm của
8
tiêu đề văn bản trong thể loại tin tức của Trần Thị Thanh Thảo [78]; Ngôn ngữ
thể loại Tin trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay của Phạm Thị Mai [55];
Về những khiếm khuyết của một số tít báo tiếng Việt theo cách nhìn ngôn ngữ
của Nguyễn Thu Hà [33]; Tìm hiểu ngôn ngữ tin vắn trên báo chí của Lê Trần
Long [54]; Sơ bộ khảo sát hiện tượng mơ hồ của Title và của câu trên báo chí
tiếng Việt của Bùi Thị Thu Hằng [37]...
Như vậy, có thể thấy các luận văn và bài viết bàn về vấn đề này khá
nhiều tuy nhiên vẫn còn khá tản mạn và chưa có tính hệ thống. Các vấn đề
thuộc về chất liệu và cấu trúc của tên bài được các tác giả quan tâm hơn cả. Tên
bài của một số chuyên mục và tờ báo lớn cũng đã được các tác giả quan tâm
nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về tên bài trong các tờ
báo địa phương. Vì vậy, luận văn này của chúng tôi thực hiện nhằm tiếp nối và
phần nào lấp khoảng trống còn bỏ ngỏ trong nghiên cứu về vấn đề này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn đối tượng nghiên cứu là: Các tên bài trên Báo Thái Nguyên
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ làm rõ đặc điểm của tên bài trên Báo Thái Nguyên từ góc độ
ngôn ngữ ở các phương diện như: nội dung, chức năng của tên bài, các thủ pháp
đặt tên bài thường gặp, cấu trúc của tên bài. Ngoài ra, luận văn cũng làm sáng tỏ
một số ưu điểm, hạn chế thường gặp trong cách đặt tên bài và cách khắc phục.
3.3. Tư liệu khảo sát
Chúng tôi khảo sát đặc điểm của tên bài (tên bài và tin chính) trên báo
Thái Nguyên từ năm 2012 đến năm 2015. Tổng là 80 số báo (mỗi năm khảo sát
ngẫu nhiên 20 số báo).