Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho vị thành niên,
PREMIUM
Số trang
150
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1679

Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho vị thành niên,

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

0

TỔNG CỤC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

TÀI LIỆU

“Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới

tính cho vị thành niên, thanh niên tại cộng đồng”

Hà Nội, tháng 9 năm 2019

1

LỜI NÓI ĐẦU

Vị thành niên, thanh niên (VTN/TN) là những người trong độ tuổi từ 10 đến

24, đây là độ tuổi đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách, kỹ năng

sống. Tuy nhiên, với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như cơ thể phát triển

nhanh, thích thử nghiệm, thích khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo,

ham học hỏi... VTN/TN có nhiều cơ hội nhưng cũng liên tục đối mặt với những

thách thức, nguy cơ. Để chinh phục thách thức của cuộc sống và phát triển cũng

như phòng tránh nguy cơ, VTN/TN cần được đáp ứng những nhu cầu cơ bản gồm

môi trường an toàn, được cộng đồng cảm thông, chia sẻ, được tiếp cận thông tin

chính xác và kịp thời, có các kỹ năng sống, được chăm sóc sức khỏe đặc biệt là

chăm sóc về sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính một cách phù hợp.

Thực tế trong hơn nửa thế kỷ thực hiện công tác Dân số-KHHGĐ, với mục

tiêu trọng tâm là giảm sinh nhanh, Việt Nam chủ yếu hướng đến đối tượng là phụ

nữ 15-49 có chồng mà chưa chú trọng đúng mức đến nhóm đối tượng là VTN/TN.

Chính vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính cho VTN/TN

chưa đáp ứng đầy đủ, điều đó dẫn tới những hiểu biết, kỹ năng thực hành chăm sóc

sức khỏe sinh sản, thực hiện kế hoạch hóa gia đình an toàn của VTN/TN còn nhiều

hạn chế.

Để đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN/TN, chương

trình DS-KHHGĐ đã xác định cần phải triển khai rộng khắp các hoạt động truyền

thông về chăm sóc SKSS, giáo dục giới tính cho VTN/TN. Muốn vậy, cần một đội

ngũ báo cáo viên đủ lớn, am hiểu kiến thức cơ bản về chăm sóc SKSS, GDGT cho

VTN/TN, đồng thời cũng biết vận dụng được các kiến thức trong việc thực hiện

triển khai công tác tập huấn, hướng dẫn cũng như trực tiếp tổ chức các hoạt động

truyền thông chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN ở cộng đồng.

2

Với mong muốn trên, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng đã biên soạn cuốn tài

liệu sử dụng cho các khóa tập huấn của Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng - Tổng cục

Dân số. Tài liệu hướng tới học viên là đội ngũ báo cáo viên dân số tỉnh/huyện, họ

sẽ là cánh tay nối dài đưa các kiến thức, kỹ năng chăm sóc SKSS VTN/TN tới đội

ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên tại các thôn, xóm, bản, làng, tới được đông

đảo VTN/TN, góp phần nâng cao chất lượng sức khỏe sinh sản nói riêng và sức

khỏe nói chung của VTN/TN Việt Nam

Tài liệu chắc chắn còn những hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các

chuyên gia và học viên để tài liệu ngày một hoàn thiện hơn./.

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

3

MỤC LỤC

Bài 1.Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 10

1. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng. 10

1.1. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN trên thế giới 10

1.2. Thực trạng công tác CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam 13

1.3 Chính sách CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam 16

2. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 18

2.1. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với cá nhân VTN/TN 18

2.2. Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với gia đình VTN/TN 21

2.3 Những thách thức trong CSSKSS, GDGT đối với xã hội VTN/TN 25

3. Các giải pháp chủ yếu trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 26

3.1 Giải pháp từ công tác lãnh đạo, tổ chức 26

3.2 Giải pháp về truyền thông, giáo dục 27

3.3 Giải pháp về Cung cấp dịch vụ 28

3.4. Giải pháp về chính sách xã hội - môi trường thân thiện 28

3.5. Giới thiệu một số hình thức truyền thông chăm sóc SKSS, GDGT cho

VTN/TN tại cộng đồng 30

Bài 2. Kiến thức cơ bản trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng

đồng 51

1. Một số khái niệm cơ bản 51

1.1. Khái niệm VTN 51

1.2. Khái niệm thanh niên 51

1.3. Khái niệm SKSS 51

1.4. Khái niệm về CSSKSS 51

4

1.5. Khái niệm về giới tính 52

1.6. Khái niệm GDGT 52

2. Kiến thức cơ bản về SKSS VTN/TN 52

2.1 Thay đổi giải phẫu, sinh lý tuổi VTN/TN 52

2.1.1. Tuổi dậy thì 52

2.1.2. Cơ quan sinh sản nữ 53

2.1.3. Kinh nguyệt 53

2.1.4. Cơ quan sinh sản nam 55

2.1.5. Xuất tinh 55

2.2 Những biến đổi về tâm lý tuổi VTN/TN 57

2.2.1. Thời kỳ VTN sớm 57

2.2.2. Thời kỳ VTN giữa 57

2.2.3. Thời kỳ VTN muộn 58

2.2.4. Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực 58

2.3 Mang thai và tránh thai tuổi VTN/TN 58

2.3.1. Biện pháp tránh thai ở vị thành niên 58

2.3.2. Phát hiện thai sớm 62

2.3.3. Ứng xử khi mang thai ngoài ý muốn 67

2.4 Vệ sinh cơ quan sinh dục 67

2.4.1.Vệ sinh cơ quan sinh dục nam 67

2.4.2.Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ 68

2.4.3.Vệ sinh kinh nguyệt 69

2.4.4.Vệ sinh tình dục 69

3. Kiến thức cơ bản về GDGT

3.1 Đặc điểm của giới, định kiến giới

71

3.2 Tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu và tình dục 73

5

3.2.1. Tình bạn và tình bạn khác giới 73

3.2.2. Tình yêu 74

3.2.3. Tình dục đồng thuận 75

3.2.4. Tình dục an toàn 76

3.2.5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục 77

3.2.6. Quấy rối tình dục 82

Bài 3. Các kỹ năng cơ bản trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng

đồng 87

1. Tư vấn về SKSS VTN/TN 87

1.1. Những điểm cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho VTN/TN 87

2. Các bước tư vấn cơ bản 87

2.1 Gặp gỡ 88

2.2. Gợi hỏi 88

2.3 Giới thiệu 88

2.4. Giúp đỡ 89

2.5 Giải thích 89

2.6 Gặp lại 89

3. Những nội dung cần tư vấn SKSS VTN/TN 89

3.1. Giúp VTN/TN biết cách nhận biết những tình cảm của bản thân và học

cách tự kiểm soát 89

3.2. Giúp VTN/TN nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác

động đến hành vi hiện tại 89

3.3. Chuẩn bị cho VTN/TN hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích

cực trong cuộc sống 90

3.4. Khẳng định các quyền khách hàng của VTN/TN 90

4. Những chủ đề cần tư vấn 91

6

5. Kỹ năng khai thác thông tin 91

6. Các kỹ năng tư vấn cơ bản 92

6.1. Kỹ năng tiếp đón 92

6.2. Kỹ năng quan sát 93

6.3. Kỹ năng lắng nghe 95

6.4. Kỹ năng giao tiếp 96

6.5. Kỹ năng đặt câu hỏi 97

6.6 Kỹ năng cung cấp và lựa chọn thông tin 98

6.7. Kỹ năng phản hồi 99

6.8. Kỹ năng động viên, khuyến khích 100

6.9. Kỹ năng thảo luận giải pháp với VTN/TN 100

7. Các lưu ý đặc biệt khi tư vấn cho khách hàng trẻ tuổi 102

8. Những kỹ năng sống về SKSS của VTN/TN 102

8.1. Kỹ năng tự nhận thức bản thân và kỹ năng xác định giá trị 104

8.2. Kỹ năng ra quyết định 106

8.3. Kỹ năng kiên định 109

8.4. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng 111

8.5. Kỹ năng đặt mục tiêu 115

8.6. Kỹ năng từ chối 117

9. Những việc người cung cấp dịch vụ có thể làm để hỗ trợ kỹ năng sống

cho VTN/TN

118

10. Thực hành các tình huống do giảng viên cung cấp 119

10.1. Thực hành các tình huống do giảng viên cung cấp 119

10.2. Thực hành tổng hợp các kỹ năng 121

Bài 4. Kiến thức, kỹ năng cơ bản cho báo cáo viên chuyên đề CSSKSS,

GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 123

7

1. Kiến thức cơ bản của báo cáo viên trong CSSKSS, GDGT cho VTN/TN

tại cộng đồng 123

1.1. Khái niệm báo cáo viên 123

1.2. Các yêu cầu cần có của báo cáo viên về CSSKSS, GDGT cho VTN/TN

tại cộng đồng 123

1.2.1. Yêu cầu về kiến thức 123

1.2.2. Yêu cầu về kỹ năng 124

1.2.3. Yêu cầu về đạo đức 124

2. Các kỹ năng cơ bản của báo cáo viên trong CSSKSS, GDGT cho

VTN/TN tại cộng đồng 125

2.1. Kỹ năng xây dựng nội dung bài báo cáo CSSKSS, GDGT cho VTN/TN

tại cộng đồng 125

2.2. Kỹ năng thuyết trình 126

2.3. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ văn phong hội thoại. 132

2.4. Kỹ năng tạo lập sự chú ý gây ấn tượng với người nghe 133

2.5. Kỹ năng giải quyết tình huống khi thuyết trình 134

2.6. Kỹ năng quan sát khi thuyết trình 135

2.7. Kỹ năng đặt câu hỏi khi thuyết trình 136

3. Thực hành kỹ năng và xử lý tình huống của báo cáo viên trong CSSKSS,

GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng 137

Phụ lục

Những chữ viết tắt

8

BCS Bao cao su

BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục

BPTT Biện pháp tránh thai

CS SKSS Chăm sóc sức khoẻ sinh sản

NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản

QHTD Quan hệ tình dục

TTTĐHV Truyền thông thay đổi hành vi

SKSS Sức khoẻ sinh sản

SKTD Sức khoẻ tình dục

VTN Vị thành niên

VTN/TN Vị thành niên/Thanh niên

GDGT Giáo dục giới tính

UNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc

DS – KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

SAVY Điều tra Quốc gia về vị thành niên, thanh niên

NKLTQĐTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

NKĐSS Nhiễm khuẩn đường sinh sản

9

MỤC TIÊU KHOÁ ĐÀO TẠO

“Tập huấn báo cáo viên chuyên đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới

tính cho VTN/TN tại cộng đồng”.

1. Mục tiêu chung

Bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng thực hành CSSKSS, GDGT cho

VTN/TN tại cộng đồng; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết của báo cáo viên

chuyên đề CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;

2. Mục tiêu cụ thể

Kiến thức: Sau khi học xong, học viên có khả năng:

- Trình bày được các kiến thức CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng

đồng;

- Trình bày được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của một báo cáo viên chuyên

đề CSSKSS. GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;

Kỹ năng: Sau khi học xong, học viên có khả năng:

- Có kỹ năng thiết kế được bài thuyết trình, báo cáo về chuyên đề CSSKSS,

GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;

- Có thể tự tin thuyết trình, báo cáo được nhưng nội dung về chuyên để

CSSKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng.

Thái độ: Sau khi học xong, học viên cần:

- Yêu nghề và hành nghề trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã quy định.

- Ham học hỏi để nâng cao nghiệp vụ báo cáo chuyên đề CSSKSS, GDGT

cho VTN/TN tại cộng đồng;

10

Bài 1

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, GIÁO

DỤC GIỚI TÍNH CHO VỊ THÀNH NIÊN, THANH NIÊN

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong, học viên có khả năng:

1. Trình bày được thực trạng chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng

đồng;

2. Xác định được những thách thức, những yếu tố ảnh hưởng trong chăm

sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại cộng đồng;

3. Vận dụng các giải pháp chủ yếu trong chăm sóc SKSS, GDGT cho

VTN/TN tại cộng đồng.

1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC SKSS, GDGT CHO VTN/TN

TẠI CỘNG ĐỒNG

1.1.Thực trạng công tác chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN trên thế giới.

Theo số liệu của UNFPA được công bố tại Hội nghị Châu Á Thái Bình

Dương về Sức khỏe và Quyền sinh sản và tình dục lần thứ 9, tháng 11/2017:

Bước vào thế thế kỷ 21, nhóm dân số trẻ đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong lịch

sử. Hiện nay, thế giới có hơn 1,2 tỷ trẻ vị thành niên, trong đó, cứ 10 người trẻ thì

có 9 người đang sống tại các quốc gia kém phát triển. Rất nhiều quốc gia hiện đang

sở hữu rất nhiều tiềm năng và cơ hội để gặt hái những lợi tức nhân khẩu học.

Tuy nhiên, những đầu tư vào y tế và giáo dục thường có xu hướng giảm khi

trẻ em bước sang tuổi vị thành niên và thậm chí có xu hướng giảm nhiều hơn khi vị

11

thành niên bước sang tuổi trưởng thành. Thiếu sự đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào

chăm sóc SKSS trong giai đoạn quan trọng của cuộc sống đối với thanh niên và vị

thành niên sẽ gây ra những tác động tiêu cực trong lĩnh vực y tế và giáo dục, trong

các cơ hội việc làm, triển vọng tương lai của VTN/TN. Xét ở góc độ tổng thể hơn,

việc thiếu đầu tư này sẽ gây các tác động bất lợi tới sự phát triển kinh tế xã hội của

quốc gia.

Các bằng chứng từ các quốc gia trong khu vực cho thấy VTN/TN đang bị bỏ

lại phía sau, đặc biệt trong những lĩnh vực như chăm sóc SKSS. Lý do khiến họ

chưa được quan tâm thường liên quan tới những Luật hoặc quy định mang nặng

tính hạn chế/ngăn cấm. Các Luật và quy định này hạn chế VTN/TN tiếp cận với

các thông tin và các dịch vụ chăm sóc SKSS thiết yếu. Nguyên nhân dẫn tới những

hạn chế này thường liên quan tới các chuẩn mực hoặc các phong tục văn hóa-xã

hội.

Báo cáo cũng nhận định, hàng năm có 5,2 triệu trường hợp mang thai ở tuổi

vị thành niên. Ở một số quốc gia, tỷ lệ trẻ em gái mang thai ở độ tuổi vị thành niên

đang gia tăng mặc dù tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trên phạm vi toàn cầu. Có

khoảng 6,3 triệu trẻ em gái vị thành niên hiện có quan hệ tình dục nhưng chưa được

đáp ứng các nhu cầu về phương tiện tránh thai. Con số này tương đương với 24%

tổng số trẻ em gái vị thành niên đã kết hôn và tương đương với 50% tổng số em gái

vị thành niên có quan hệ tình dục nhưng chưa kết hôn. Ở khu vực Châu Á và Thái

Bình Dương, mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ em gái vị thành niên tử vong do các

biến chứng liên quan tới thai nghén. Hiện có 510.000 thanh niên và vị thành niên

đang sống chung với HIV. Chỉ tính riêng khu vực Châu Á Thái Bình Dương, số ca

nhiễm mới hàng năm là 90.000 ca. Rất nhiều người trong số họ thuộc các nhóm

quần thể đích như nhóm nam quan hệ tình dục với nam, nhóm dân số thanh niên/vị

12

thành niên chuyển giới, thanh niên và vị thành niên bán dâm hoặc thanh niên/vị

thành niên sử dụng ma túy.

Trên thực tế, mỗi trẻ vị thành niên trong số 1,2 tỷ vị thành niên trên toàn thế

giới hiện nay đều sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì - giai đoạn sinh học khởi đầu

khi trở thành vị thành niên. Một số em được chuẩn bị một cách kỹ càng cho giai

đoạn này, các em sẽ tiếp tục được theo học các bậc học cao hơn, sẽ được cung cấp

các thông tin và kỹ năng cần thiết để có được các hành vi tình dục an toàn và thoải

mái. Các em cũng có cơ hội để lựa chọn người bạn đời đồng hành với mình; có thể

quyết định thời điểm lập gia đình; có thể có cơ hội tìm kiếm các công việc thỏa

đáng đồng thời có thể đóng những vai trò quan trọng tại cộng đồng.

Tuy nhiên có rất nhiều VTN/TN, đặc biệt là nữ thanh niên và trẻ em gái vị

thành niên hoàn toàn không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho một giai đoạn mới đầy thử

thách này trong cuộc sống của mình. Các em phải bỏ học từ sớm, không được giáo

dục gì về giới tính, phải kết hôn khi độ tuổi còn quá trẻ, thậm chí phải sinh con khi

chính bản thân các em còn ở trong tuổi trẻ con.

Sự bất bình đẳng giới cộng với chế độ gia trưởng và các yếu tố văn hóa xã

hội có hại khác khiến cho thế giới của một em gái vị thành niên ngày càng thu nhỏ

ngay tại giai đoạn các em ở tuổi dậy thì. Chính những yếu tố này khiến các em phải

rời bỏ ghế nhà trường, phải tảo hôn và sinh con sớm và chỉ có những cơ hội hiếm

hoi để theo đuổi sự nghiệp và công việc cho mình.

Cũng cần lưu ý rằng những sự kỳ thị và phân biệt đối xử kéo dài đồng nghĩa

với việc chúng ta chưa tiếp cận được và chưa thực hiện đầu tư thỏa đáng VTN/TN.

Các nhóm dân số này bao gồm VTN/TN sinh sống tại các vùng sâu vùng xa,

VTN/TN tại các khu ổ chuột của các khu vực đô thị, VTN/TN khuyết tật, VTN/TN

di cư và VTN/TN là con em các dân tộc thiểu số.

13

Giáo dục giới tính, chăm sóc SKSS toàn diện sẽ truyền đạt các thông tin

quan trọng, xây dựng và củng cố các kỹ năng ra quyết định để VTN/TN có thể thực

hiện các lựa chọn an toàn và đồng thuận.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã làm tốt công tác này, nhưng hiện nay còn rất

nhiều quốc gia trong khu vực chưa xây dựng được các luật và chính sách nói trên.

Thậm chí có một số quốc gia trước đây đã đạt được những thành tựu dù còn hạn

chế nhưng tình hình hiện nay của họ cho thấy họ đang chững lại hoặc thậm chí tụt

hậu – điều này sẽ đe dọa tới những thành tựu mà họ đã đạt được.

Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ với mức đầu tư khoảng 5 đô la mỗi đầu người

mỗi năm có thể giúp chúng ta cải thiện sức khoẻ cho VTN/TN và sẽ cứu được

mạng sống của 12,5 triệu VTN/TN, có thể giúp ngăn ngừa hơn 30 triệu trường hợp

mang thai ngoài ý muốn, giảm sự lan tràn tình trạng khuyết tật và mang lại lợi ích

kinh tế và xã hội cao gấp 10 lần chi phí bỏ ra – đây là một mức lợi tức đầu tư cao

đáng kể.

1.2. Thực trạng công tác chăm sóc SKSS, GDGT cho VTN/TN tại Việt Nam

- Việt Nam đã đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc đạt được các Mục tiêu

Phát triển Thiên

niên kỷ. Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đầu tư nhiều nguồn lực cho chăm

sóc SKSS, giáo dục giới tính cho VTN/TN. Tuy nhiên, vẫn còn những mục tiêu lớn

chưa đạt được: bằng chứng cho thấy VTN/TN vẫn còn thiếu thông tin và kỹ năng

sống liên quan đến SKSS/SKTD. Điều này khiến cho VTN/TN trở nên dễ bị tổn

thương hơn đối với những hành vi có nguy cơ cao và gây ra những ảnh hưởng về

mặt sức khỏe, bao gồm mang thai ngoài ý muốn, các bệnh lây truyền qua đường

tình dục, HIV, lạm dụng tình dục và bạo lực giới.

- Theo SAVY2, nếu như có 74,2% VTN/TN từng nói về đề tài “tình yêu” thì

có tới gần 60% VTN/TN chưa từng nói với ai về vấn đề ‘thai nghén/kế hoạh hóa

14

gia đình”. Nguồn thông tin chủ yếu mà VTN/TN tìm kiếm, tiếp cận thông tin Dân

số-KHHGĐ là một nội dung rất quan trọng để giúp các nhà quản lý, người tư vấn,

cung cấp dịch vụ và ngay cả các bậc phụ huynh thiết kế các cách tiếp cận phù hợp

hơn với VTN/TN.

- Trong thời đại kỹ thuật số, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão khiến

cho cách thức tiếp cận thông tin của VTN/TN cũng thay đổi rất nhanh. Điều tra

Quốc gia (2016) cho thấy, 96,7% VTN/TN tiếp cận thông tin qua Internet, 96,4%

qua truyền hình, 90,2% qua điện thoại di động và chỉ có 61,7% qua báo giấy,

48,5% qua radio. Mạng xã hội cũng là một “sở thích” của VTN/TN ngày nay như

facebook, Youtube, Zalo, Zingme… Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng, chỉ có một phần

ba trong số VTN/TN sử dụng internet để tìm hiểu về các biện pháp tránh thai.

- Từ những thực trạng về hiểu biết, hành vi, xu hướng nói trên cho thấy nhu

cầu về truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi cho VTN/TN về vấn đề DS￾KHHGĐ là rất lớn. Trong khi đó, các hình thức truyền thông cho VTN/TN hiện

nay còn khá phân tán, thiếu sự gắn kết, sự thống nhất về nội dung, phương pháp

truyền thông; mỗi hình thức truyền thông do nhiều tổ chức khác nhau thực hiện. Tổ

chức và người cung cấp kiến thức và kỹ năng thực hành cho VTN/TN cũng không

phải là đội ngũ chuyên nghiệp được hỗ trợ, trang bị kiến thức, kỹ năng tiếp cận với

VTN/TN mà là tổ chức, cán bộ truyền thông chung cho mọi đối tượng. Mặt khác,

chưa có chuẩn kiến thức, kỹ năng thực hành các vấn đề DS-KHHGĐ cho VTN/TN;

chưa có sự thống nhất trong việc phân nhóm đối tượng phù hợp với hình thức

truyền thông; chưa có các vấn đề, chủ đề truyền thông ưu tiên cho VTN/TN trong

từng giai đoạn, trong từng nhóm đối tượng theo từng địa bàn cụ thể. Nội dung

truyền thông giáo dục lại thiếu cụ thể nhằm hướng dẫn kỹ năng sống về các nội

dung như: tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân, kết hôn cận huyết thống, tầm soát bệnh,

tật bẩm sinh, các biện pháp tránh thai...

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!