Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tạo động lực lao động tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân, Tổng cục IV, Bộ công an
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
NGÔ THỊ LOAN
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Ô TÔ THANH XUÂN,
TỔNG CỤC IV, BỘ CÔNG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HÀ NỘI - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI
NGÔ THỊ LOAN
TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Ô TÔ THANH XUÂN,
TỔNG CỤC IV, BỘ CÔNG AN
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số :60340404
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. VŨ QUANG THỌ
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào. Các
số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và
đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả
Ngô Thị Loan
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................... iv
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................... Error! Bookmark not defined.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ............................................ 2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 4
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO
ĐỘNGTRONG DOANH NGHIỆP ............................................................. 7
1.1 Các khái niệm cơ bản............................................................................. 7
1.1.1 Nhu cầu ................................................................................................. 7
1.1.2 Lợi ích................................................................................................... 8
1.1.3 Động cơ................................................................................................. 8
1.1.4 Động lực................................................................................................ 9
1.1.5 Tạo động lực lao động ........................................................................... 9
1.2 Một số học thuyết về tạo động lực lao động ........................................ 10
1.2.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow............................................................. 10
1.2.2 Học thuyết hệ thống hai yếu tố của Frederic Herzberg......................... 12
1.2.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom ................................................ 13
1.2.4 Học thuyết công bằng của J. Stacy Adams........................................... 14
1.2.5 Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner ................................ 14
1.2.6 Ứng dụng các học thuyết vào công tác tạo động lực lao động.............. 15
1.3 Nội dung tạo động lực lao động ........................................................... 16
1.3.1 Kích thích bằng vật chất ...................................................................... 16
1.3.3 Kích thích bằng tinh thần..................................................................... 20
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.. 25
ii
1.4.1 Nhân tố thuộc về người lao động......................................................... 26
1.4.2 Nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp .............................. 27
1.4.3 Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.............................. 28
1.5. Kinh nghiệm về tạo động lực lao động ............................................... 29
1.5.1.Kinh nghiệm của Công ty Honda Việt Nam ........................................ 29
1.5.2 Kinh nghiệm của Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa sen .......................... 31
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viênThanh Xuân........................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNGTẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊNCƠ KHÍ Ô
TÔ THANH XUÂN, TỔNG CỤC IV, BỘ CÔNG AN............................. 34
2.1 Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí
ô tô Thanh Xuân......................................................................................... 34
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ....................................................... 34
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty....................... 38
2.2 Phân tích thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân..................................... 43
2.2.1 Thực trạng tạo động lực bằng vật chất................................................. 43
2.2.2 Thực trạng tạo động lực bằng tinh thần................................................ 57
2.3 Đánh giá thực trạng tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân..................................... 70
2.3.1 Ưu điểm .............................................................................................. 70
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân...................................................................... 71
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG TẠI CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ Ô TÔ
THANHXUÂN, TỔNG CỤC IV, BỘ CÔNG AN..................................... 74
iii
3.1 Những căn cứ đề ra giải pháp tạo động lực lao động lao động tại Công
tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân ............ 74
3.1.1 Phương hướng phát triển của Công ty.................................................. 74
3.1.2 Mục tiêu tạo động lực lao động ........................................................... 75
3.1.3 Định hướng tạo động lực lao động...................................................... 75
3.2 Đề xuất các giải pháp tạo động lực lao động tại Công ty trách nhiệm
hữuhạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân...................................... 77
3.2.1 Giải pháp kích thích về vật chất........................................................... 77
3.2.2 Giải pháp kích thích về tinh thần ......................................................... 83
3.3 Khuyến nghị.......................................................................................... 93
KẾT LUẬN................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 95
PHỤ LỤC.................................................................................................... 97
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TRANG
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty ................................................... 39
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính...................................................... 40
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động phân theo trình độ đào tạo.................................. 41
Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo lực lượng ........................................... 42
Bảng 2.5: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty các năm 2010-2014 .... 43
Bảng 2.6: Quy định hệ số Công ty................................................................ 45
Bảng 2.7: Tiền lương/thu nhập của người lao động trong 3 năm (2012-
2014)............................................................................................................ 46
Bảng 2.8: Đánh giá của người lao động về công tác tiền lương .................... 48
Bảng 2.9: Quỹ khen thưởng trong 3 năm gần đây......................................... 52
Bảng 2.10: Đánh giá của người lao động về công tác tiền thưởng ................ 53
Bảng 2.11: Quy định phụ cấp điện thoại....................................................... 54
Bảng 2.12: Các khoản chi phúc lợi của Công ty ........................................... 56
Bảng 2.13 Đánh giá của người lao động về chế độ phụ cấp và phúc lợi ....... 57
Bảng 2.14: Đánh giá của người lao động về công tác xác định nhiệm vụ và
thực hiện công việc của người lao động ....................................................... 59
Bảng 2.15: Đánh giá của người lao động về bầu không khí làm việc............ 61
Bảng 2.16: Đánh giá của người lao động về điều kiện làm việc.................... 64
Bảng 2.17: Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo....................... 66
Bảng 2.18: Đánh giá của người lao động về sự quan tâm cơ hội thăng tiến .. 68
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, nguồn nhân lực đóng
vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cơ sở sản
xuất kinh doanh, các tổ chức, các doanh nghiệp trên thị trường. Một doanh
nghiệp muốn phát triển cần xây dựng cho mình đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn, kỹ thuật cao, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, nhiệt tình,
sáng tạo trong công việc giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu như mong
muốn. Mặt khác, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc có được
nguồn nhân lực chất lượng cao, làm việc hiệu quả, trung thành với doanh
nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Do vậy, để thúc đẩy
người lao động hăng hái làm việc, nâng cao năng suất, chất lượng, gắn bó với
doanh nghiệp rất cần thiết phải tạo động lực cho người lao động
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân là
doanh nghiệp an ninh thuộc Bộ Công an, chuyên về sản xuất sản phẩm cơ khí
phản quang, biển báo giao thông, cải tạo xe chở quân, chở phạm… phục vụ
trong ngành Công an. Trong những năm gần đây, cùng xu thế chung của đất
nước trong quá trình hội nhập với kinh tế quốc tế, cùng những cơ hội và thách
thức mới, Công ty bắt đầu được phép tham gia cạnh tranh trên thị trường
trong nước, đồng thời dần khẳng định vị thế doanh nghiệp trong Ngành. Để
có thể tồn tại và phát triển, cũng như bất cứ doanh nghiệp nào khác, Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Xuân phải hướng tới nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã luôn có
những đảm bảo nhất định về quyền và lợi ích cho người lao động, tạo động
lực cho người lao động làm việc, yên tâm công tác, phấn đấu, khuyến khích
người lao động phát huy năng lực, sở trường trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy
2
nhiên, sau quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về Công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân, tác giả nhận thấy công tác tạo động lực tại
Công ty còn nhiều tồn tại cần phải xem xét. Mặt khác, ở Công ty cũng chưa
có công trình nào nghiên cứu về đề tài này.
Chính vì lý do trên, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Tạo
động lực lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô
tô Thanh Xuân, Tổng cục IV, Bộ Công an”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Tạo động lực cho người lao động có một vai trò quan trọng trong doanh
nghiệp, khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả, năng suất, chất lượng
và gắn bó, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. Đã có nhiều tác giả là
nghiên cứu sinh, các nhà khoa học lựa chọn đề tài Tạo động lực để nghiên
cứu. Tác giả đã tham khảo được một số công trình, bài báo viết về đề tài này
như sau:
- Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Vũ Thị Uyên với đề tài: “Tạo động
lực cho lao động quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội”. Luận
án đã hệ thống hóa được các lý luận căn bản về lao động quản lý, vai trò của
họ trong doanh nghiệp. Luận án phân tích về nhu cầu, sự thỏa mãn, cách phát
triển nhu cầu mới… nhằm tạo động lực lao động cho lao động quản lý trong
doanh nghiệp. Luận án đã chỉ ra những ưu, nhược điểm của các biện pháp tạo
động lực đang được áp dụng trong các doanh nghiệp nhà nước. Đề xuất một
số quan điểm, giải pháp để tạo động lực cho lao động quản lý trong các doanh
nghiệp nhà nước ở Hà Nội đến năm 2020.
- Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Vũ Đình Lý với đề tài: “Chính
sách tạo động lực cho cán bộ công chức cấp xã”(Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh
Nghệ An). Luận án đã chỉ ra sự thành đạt, sự khẳng định mình, cơ hội phát
3
triển, cơ hội thăng tiến có tác động rất lớn đến động lực làm việc của những
cán bộ công chức cấp xã hơn là những kích thích về vật chất. Từ đó có những
lưu ý khi đưa ra các hình thức tạo động lực lao động.
- Tạp chí Tuyên giáo số 3 của tác giả Tiến sỹ Nguyễn Minh Tuấn về
“Mấy suy nghĩ về chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức hiện nay”, đề cập đến
vấn đề chính sách đãi ngộ cán bộ, công chức thông qua cải cách chế độ tiền
lương và chính sách ngoài lương cho cán bộ công chức. Bài viết đã phân tích
và đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách đãi ngộ cán bộ,
công chức hiện nay.
- Báo Lao động đăng ngày 14/10/2015, về buổi tọa đàm do Báo Lao
động tổ chức tại Hà Nội, chủ đề: “Tạo động lực lao động để tăng năng suất
lao động”.Bài báo đề cập ý kiến của các chuyên gia về vấn đề tạo động lực
cho người lao động để tăng năng suất lao động đó là: Sự chia sẻ lợi ích với
người lao động, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải thường
xuyên đầu tư đổi mới công nghệ, quan tâm đến đời sống của người lao động,
bên cạnh đó là việc cải thiện môi trường pháp lý, tăng lương, tái tạo sức lao
động, áp dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cho người lao động… để
người lao động có động lực làm việc.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu:
- Đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho người lao động tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cơ khí ô tô Thanh Xuân, nhằm
hoàn thiện hơn công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty trong
thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ: