Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Namvaf những vấn đề cần giải quyết
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
431.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1094

Tạo động lực cho người lao động tại các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Namvaf những vấn đề cần giải quyết

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chuyên mục: QTKD & Marketing - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 03 (2017)

58

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÁC TẬP ĐO N KINH TẾ NH NƢỚC Ở

VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

Phan Minh Đức

Tóm tắt

Để thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (TĐKTNN) ở Việt Nam thành công,

chúng ta cần quan tâm đến công tác nhân sự mà cốt lõi là khâu tạo động lực cho người lao động.

Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thu thập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của 10 TĐKTNN ở Việt

Nam hiện nay để chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong quá trình tạo động lực đó theo mô hình A.Maslow

(1943). Các hướng giải pháp những vấn đề tồn đọng được tập trung vào các nội dung chính như tìm

kiếm cách thức tăng thu nhập cho người lao động, thiết lập môi trường làm việc an toàn theo tiêu chuẩn

quốc tế, xây dựng cơ chế đánh giá người lao động theo hiệu quả làm việc, duy trì văn hóa doanh nghiệp

và quy trình quản lý nhân sự minh bạch. Đây là những góp ý hữu ích về mặt chính sách cho các cơ

quan quản lý nhà nước và về mặt quản trị cho nội bộ các TĐKTNN ở Việt Nam.

Từ khóa: Doanh nghiệp nhà nước, người lao động, tạo động lực, tập đoàn kinh tế

EMPLOYEE MOTIVATION IN STATE-OWNED CORPORATIONS OF VIETNAM: ISSUES

TO BE HANDLED

Abstract

For a fruitful restructuring of state-owned corporations in Vietnam, it is of great importance to

concentrate on human resources activities, especially the employee motivation. This paper used the data

which were compiled from the actual business operational circumstances of 10 Vietnamese state-owned

corporations to elaborate their advantages and disadvantages in their employee motivating scheme in

accordance to the A. Maslow’s hierarchy of needs, which was proposed in 1943. The proposed solutions

for remaining issues focus on seeking possible ways to raise the employees’ income, establishing a safe

working environment in compliance with international standards, building a performance-based

appraisal mechanism, maintaining a good corporate culture and a transparent human resources

management. These are useful policy recommendations for government agencies and for internal

governance of Vietnam state-owned corporations.

Keywords: State-owned enterprises, SOE, employee, motivation, economic corporations

1. Sự cần thiết của nghiên cứu

Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi

con người và làm cho con người hoạt động. Sức

lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát

triển của cơ thể con người và đến một mức độ

nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá

trình lao động Khi đó, chúng ta gọi đó là con

người có sức lao động. Bên cạnh đó, nguồn nhân

lực cần được hiểu là nguồn lực con người ở hai

khía cạnh (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh,

2008). Trước hết, nguồn nhân lực là nguồn gốc

và nơi phát sinh ra nguồn lực, nằm trong bản

thân con người Đó cũng là sự khác nhau cơ bản

giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác.

Thứ hai, nguồn nhân lực được hiểu là tổng thể

nguồn nhân lực của từng cá nhân con người. Khi

đó, nguồn nhân lực là nguồn có khả năng sáng

tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội

bằng biểu hiện ở số lượng và chất lượng nhất

định tại một thời điểm nhất định. Trong lý thuyết

về phát triển kinh tế, con người được coi là một

nhân tố đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế bền

vững; thậm chí con người còn được coi là nguồn

vốn đặc biệt cho sự phát triển – vốn nhân lực.

Với vai trò một nguồn vốn phát triển đặc biệt,

nguồn nhân lực có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong việc tạo lập các thành quả sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp Để sử dụng hiệu quả

nguồn nhân lực xã hội cho sự phát triển của

doanh nghiệp, thực tiễn quản lý đòi hỏi một quá

trình quản lý nguồn nhân lực được thực hiện

chuyên nghiệp ở các khâu lập kế hoạch nguồn

nhân lực, tuyển dụng, lựa chọn, tạo động lực cho

người lao động bằng công tác định hướng, đào

tạo, phát triển, đánh giá hiệu quả làm việc, đãi

ngộ, và phát triển sự nghiệp Trong đó, động lực

có thể được hiểu là động lực làm việc, vốn được

định nghĩa là sự khao khát và tự nguyện của con

người nhằm tăng cường sự nỗ lực để đạt được

mục đích hay kết quả cụ thể Đó là tất cả những

lý do khiến con người hành động (Đào Phú Quý,

2010). Vì vậy, tạo động lực cho người lao động

là tất cả những hoạt động mà doanh nghiệp có

thể thực hiện đối với người lao động nhằm tác

động đến khả năng làm việc, tinh thần thái độ

làm việc một cách tích cực nhằm đem lại hiệu

quả cao hơn nữa trong lao động của họ. Biểu

hiện của những doanh nghiệp có môi trường làm

việc tạo được nhiều động lực cho người lao động

không chỉ bao gồm kết quả kinh doanh khả quan,

lương thưởng cao, đãi ngộ tốt mà còn gồm cả

việc nhân viên có gắn bó lâu dài với doanh

nghiệp hay không. Nói cách khác, giữ chân

người lao động là minh chứng rất tốt cho tính

hiệu quả của công tác tạo động lực cho người lao

động.

Trên đà phát triển của mình, các tập đoàn

kinh tế nhà nước (TĐKTNN) luôn phải giữ vững

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!