Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo động lực cho người lao động tại các doanh nghiệp Da giày Việt Nam.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là động lực để phát triển
Kinh tế xã hội đồng thời mọi mục tiêu Kinh tế xã hội hướng tới đều là nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Và
phát triển toàn diện con người là một trong những mục tiêu quan trọng nhất để
phát triển Kinh tế xã hội, đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát
triển không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Sự thành công
hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó con
người là một trong những nhân tố then chốt có ảnh hưởng lớn nhất.Vì vậy vấn đề
làm thế nào để người lao động đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, đem lại
hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp là đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho
mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp.Đặc biệt là trong doanh nghiệp da giày, một
ngành mà sử dụng khá nhiều lao động thủ công. Do đó việc không ngừng tạo
động lực cho người lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao
năng suất lao động, giúp doanh nghiệp khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng
nhân lực của mình.
Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài: Tạo động lực cho
người lao động tại các doanh nghiệp Da giày Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kêt cấu của Đề án gồm có 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về động lực lao động và hệ thống
công cụ tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
SV: Hoàng Hồng Phương Lớp: QTKD Tổng hợp 47A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Việt Lâm
- Chương 2: Thực trạng tạo động lực cho người lao động tại các doanh
nghiệp Da giày Việt Nam
- Chương 3: Một số kiến nghị về tạo động lực cho người lao động tại các
doanh nghiệp Da giày Việt Nam
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian và năng lực có hạn nên Đề án
chắc chắn còn có nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận đựoc sự góp ý, chỉ bảo của
thầy cô và các bạn để Đề án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trần Việt Lâm đã giúp đỡ em
hoàn thành Đề án này.
SV: Hoàng Hồng Phương Lớp: QTKD Tổng hợp 47A
Đề án môn học GVHD: TS. Trần Việt Lâm
Chương 1: Những vấn đề chung về động lực lao động và hệ thống
công cụ tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp
I. Động lực lao động và các nhân tố ảnh hưởng đến động lực
1. Các khái niệm cơ bản
1.1 Động lực lao động
1.1.1 Quan niệm về động lực lao động
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về động lực lao động. Kreiter cho rằng
động lực lao động là một quá trình tâm lý mà nó định huớng cá nhân theo mục
đích nhất định. Năm 1994 Higgins đưa ra khái niệm động lực là lực đẩy bên
trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thoả mãn. Còn theo giáo trình
Hành vi tổ chức của TS. Bùi Anh Tuấn thì Động lực lao động là những nhân tố
bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra
năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê
làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động.
Những khái niệm trên đây tuy có khác nhau nhưng đều thể hiện được bản
chất của tạo động lực gồm những điểm như sau:
- Động lực lao động luôn gắn liền với một công việc cụ thể, một tổ chức,
một môi trường làm việc cụ thể, không tồn tại động lực chung chung không gắn
với một công việc cụ thể nào. Như vậy phải hiểu rõ về công việc và môi trường
làm việc thì mới có thể đưa ra biện pháp tạo động lực cho người lao động.
- Động lực lao động luôn mang tính tự nguyện. Nếu bị ép buộc hoặc làm
việc một cách bị động chắc chắn kết quả công việc sẽ kém và chất lượng công
việc sẽ không cao.
SV: Hoàng Hồng Phương Lớp: QTKD Tổng hợp 47A