Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố đà nẵng.
PREMIUM
Số trang
113
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1490

Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới (lớp 10 - chương trình chuẩn) trên địa bàn thành phố đà nẵng.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Ọ N N

Ọ SƯ P M

K OA LỊ SỬ

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP Ọ

Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử

thế giới (Lớp 10- hương trình chuẩn) trên địa bàn

thành phố à Nẵng

Sinh viên thực hiện : Trương Thị Nhung

Người hướng dẫn : Dương Thị Tuyết

Đà Nẵng, tháng 5/ 2013

1

LỜ M N

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn

chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử, các cán bộ thư viện

trường ĐHSP Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện để em có đủ nguồn tài liệu

tham khảo thực hiện đề tài. Em cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động

viên từ các bạn trong tập thể lớp 09SLS trong suốt quá trình làm đề tài này.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh tại các

trường THPT Ông Ích Khiêm, Hòa Vang, Phạm Phú Thứ trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng đã giúp đỡ em về điều tra thực tiễn và tiến hành thực

nghiệm sư phạm.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Dương Thị Tuyết –

người đã quan tâm và trực tiếp, tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình

làm khóa luận.

Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nhưng không

tránh khỏi sự thiếu sót. Em hy vọng nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến từ

phía thầy / cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn

chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Trương Thị Nhung

MỤ LỤ

PHẦN MỞ ẦU........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1

2. Lịch sử vấn đề........................................................................................................3

3. ối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................4

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .....................................................................4

5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................5

6. Cấu trúc của đề tài:...............................................................................................5

Ư N 1: SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC T O BIỂU

TƯỢN VĂN ÓA VẬT CHẤT TRONG D Y HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI

(LỚP 10- Ư N TRÌN UẨN) Ở TRƯỜNG THPT ................................6

1.1. ơ sở lý luận .......................................................................................................6

1.1.1. Một số khái niệm liên quan ............................................................................6

1.1.1.1. Biểu tượng và biểu tượng lịch sử................................................................6

1.1.1.2. Văn hóa và văn hóa vật chất .......................................................................8

1.1.1.3. Biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử.................................12

1.1.2. Phân loại biểu tượng văn hóa vật chất........................................................13

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học

lịch sử .......................................................................................................................18

1.1.3.1. Về mặt giáo dưỡng .....................................................................................19

1.1.3.2. Về mặt giáo dục ..........................................................................................21

1.1.3.3. Về mặt phát triển .......................................................................................22

1.2. Thực trạng việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử ở

trường THPT hiện nay ...........................................................................................24

Ư N 2: Ệ THỐNG CÁC LO I BIỂU TƯỢNG VĂN ÓA VẬT CHẤT

SỬ DỤNG TRONG D Y HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (LỚP 10- Ư N

TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT..................................................................29

2.1. Phần lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử lớp 10- hương trình

chuẩn ........................................................................................................................29

2.1.1. Nội dung cơ bản.............................................................................................29

2.1.2. Vị trí, mục tiêu của phần lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử

lớp 10........................................................................................................................32

2.2. Các loại biểu tượng văn hóa vật chất được sử dụng trong dạy học lịch sử

thế giới (Lớp 10- hương trình chuẩn) ở trường THPT......................................37

Ư N 3: MỘT SỐ HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP T O BIỂU TƯỢNG

VĂN ÓA VẬT CHẤT TRONG D Y HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI (LỚP 10-

Ư N TRÌN UẨN) Ở TRƯỜN T PT TRÊN ỊA BÀN THÀNH

PHỐ N NG.......................................................................................................60

3.1. Những nguyên tắc cơ bản của việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong

dạy học lịch sử. ........................................................................................................60

3.1.1. ảm bảo tính sư phạm..................................................................................60

3.1.2. ảm bảo tính khoa học .................................................................................61

3.1.4. ảm bảo tính vừa sức ...................................................................................62

3.2. Những hình thức và biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy

học lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) ở các trường T PT trên địa

bàn thành phố à Nẵng..........................................................................................63

3.2.1. ối với bài nội khóa ......................................................................................63

3.2.1.1. Bài dạy ở trên lớp.......................................................................................64

3.2.1.2. Bài dạy ở thực địa ......................................................................................70

3.2.2. ối với hoạt động ngoại khóa lịch sử ..........................................................73

3.3. Phần thực nghiệm sư phạm.............................................................................77

3.3.1. Mục đích thực nghiệm ..................................................................................77

3.3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm......................................................77

3.3.3. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................80

KẾT LUẬN..............................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KH O ......................................................................................83

1

PHẦN MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, cùng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì giáo

dục và đào tạo ngày càng được quan tâm, coi trọng. Bởi nguồn lực con người luôn

là chìa khóa của mọi sự phát triển, là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, dân tộc. Để

đưa đất nước phát triển đi lên, đẩy lùi sự nghèo nàn lạc hậu, cạnh tranh hiệu quả với

các cường quốc trên thế giới, thì một trong những yêu cầu đặt ra trước mắt đối với

đất nước chính là nâng cao chất lượng và hiệu quả của ngành giáo dục. Phát triển

giáo dục về mọi mặt, tiến hành đổi mới, cải cách việc dạy và học. Trong việc đổi

mới dạy và học ở trường THPT thì cần đặc biệt lưu ý đến môn lịch sử.

“Lịch sử là một ngành của khoa học xã hội, là hình thức quan trọng của việc

con người nhận thức sự phát triển của xã hội” [28;13], là một trong những nguồn tri

thức phong phú của nhân loại, việc dạy học lịch sử ở trường THPT bước đầu cung

cấp cho học sinh những hiểu biết, kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và lịch sử thế

giới. Vì vậy, dạy và học bộ môn lịch sử được xem là một nội dung quan trọng trong

việc giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh trong nhà trường hiện nay. Chính các

nhà sử học Hy Lạp cổ đại đã khẳng định rằng “Lịch sử là cô giáo của cuộc

sống”,“Lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai”[11; 91].

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, lịch sử vẫn chưa phát huy được ưu thế của

mình trong công cuộc trồng người của đất nước. Nguyên nhân là do chương trình

của sách, do tâm lý môn chính, môn phụ từ phụ huynh đến học sinh, do lối học “đối

phó”, “học vẹt” của học sinh, và một phần quan trọng là do phương pháp dạy của

giáo viên, phần lớn là theo hình thức “thầy đọc - trò chép”, không tập trung vào việc

tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh ghi nhớ, hiểu bài, và tạo hứng thú của các em

đối với môn học... Chính vì vậy, học sinh tỏ ra lơ là, nhàm chán khi học môn sử. Để

khắc phục tình trạng này thì trước hết nhiệm vụ của người giáo viên là đặc biệt quan

trọng, giáo viên cần phải có những phương pháp dạy học hiệu quả hơn, để gây hứng

thú cho học sinh trong giờ học, và tập trung sự chú ý của các em đến môn học, hiểu

được ý nghĩa của môn học.

2

Do đặc trưng riêng biệt của nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử phải dựa

trên cơ sở nắm bắt sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Vì vậy, trong dạy học lịch sử,

việc tạo biểu tượng có vai trò rất quan trọng. Trong dạy học lịch sử ở trường THPT,

ngoài việc tạo biểu tượng cho học sinh về nhân vật lịch sử, về hoàn cảnh địa lý, thời

gian…thì một vấn đề không kém phần quan trọng trong việc cung cấp tri thức cho

học sinh chính là tạo biểu tượng về nền văn hóa vật chất. Việc tạo biểu tượng này sẽ

giúp các em hình thành trong trí óc mình về những nền văn hóa vật chất mà con

người đã vất vã để đạt được. Tạo biểu tượng một cách sinh động và có khoa học sẽ

gây cho các em hứng thú học tập lịch sử, đồng thời khơi dậy mạnh mẽ những xúc

cảm lịch sử đúng đắn, góp phần hình thành nên nhân cách học sinh. Bên cạnh đó,

phát huy năng lực nhận thức độc lập ở các em khi hiểu sâu sắc sự kiện lịch sử.

Khóa trình lịch sử thế giới trong chương trình lịch sử lớp 10 (chương trình

chuẩn) là một khóa trình quan trọng, đề cập về lịch sử thời nguyên thủy, cổ đại,

trung đại và cận đại của thế giới. Trong đó nổi lên những nguồn kiến thức quan

trọng là nguồn gốc loài người, sự phát đi lên hợp quy luật của xã hội loài người, sự

hình thành và phát triển của các nền văn minh nhân loại: Ai Cập, Ấn Độ, Trung

Hoa, Hy Lạp…,và các cuộc cách mạng tư sản trong lịch sử thế giới. Trong quá trình

này, loài người đã có những thành tựu nổi trội, để lại nền văn hóa vật chất phong

phú, thậm chí tồn tại cho đến cả ngày nay. Dạy học lịch sử khóa trình này sẽ hình

thành cho học sinh những hiểu biết phong phú về nền văn hóa vật chất, và có nhận

thức đúng đắn về lịch sử thế giới. Lịch sử là những gì liên quan đến quá khứ, mà

đây lại là lịch sử thế giới, nó rất xa lạ và lạ lẫm đối với học sinh, chính vì vậy tạo

biểu tượng về nền văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới là một việc không

dễ dàng và thuận lợi gì.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “Tạo

biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới (Lớp 10- Chương

trình chuẩn) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” để làm khóa luận tốt nghiệp, với

mong muốn bước đầu đi sâu nghiên cứu các biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật

chất trong dạy học lịch sử thế giới. Hơn nữa, giải quyết tốt đề tài này tôi hy vọng sẽ

góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả chương trình dạy – học lịch sử ở các

trường THPT hiện nay.

3

2. Lịch sử vấn đề

Vấn đề tạo biểu tượng nói chung và tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong

dạy học lịch sử nói riêng là những vấn đề quan trọng, góp phần tích cực trong việc

cung cấp tri thức lịch sử cho học sinh. Thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên

cứu lớn nhỏ đề cập đến những vấn đề này.

Như trong cuốn “Tâm lý học” (Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội, năm 1986)

P.A.Ruđich đã định nghĩa “Biểu tượng là những hình ảnh của các sự vật và hiện

tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và được hình thành trên cơ

sở các tri giác và cảm giác xảy ra trước đó”.

John J.Macionis, trong cuốn “Xã hội học” (Nxb Thống kê, năm 1987) đã

đưa ra định nghĩa, theo cách hiểu đơn giản nhất thì “Biểu tượng là bất cứ thứ gì

mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết”.

Đối với việc tạo biểu tượng lịch sử, điển hình nhất có cuốn “Phương pháp dạy

học lịch sử” tập 1 của Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị

Côi, xuất bản năm 2002, đã nêu lên những vấn đề liên quan đến việc tạo biểu tượng

lịch sử cho học sinh, như về khái niệm, về phân loại và về các biện pháp sư phạm

để tạo biểu tượng lịch sử, và cũng đã đưa ra khái niệm Biểu tượng về văn hóa vật

chất.

Trần Viết Lưu trong Luận án Tiến sĩ Tâm lý – Giáo dục “Tạo biểu tượng lịch

sử cho học sinh tiểu học” (Hà Nội, năm 1999) đã đề cập đến việc tạo biểu tượng,

biểu tượng lịch sử cho học sinh THCS, đã đưa ra khái niệm cụ thể về biểu tượng và

biểu tượng lịch sử.

GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Phác thảo chân dung văn hóa Việt

Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2000), trong phần Khái luận về văn hóa, tác

giả đã đưa ra khái niệm về văn hóa, và văn hóa vật chất.

Phạm Thị Ngân trong Luận văn Thạc sĩ về phương pháp dạy học lịch sử với đề

tài “Tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử Việt Nam từ nguồn

gốc đến giữa thế kỷ XIX (Lớp10-Chương trình chuẩn)” (Huế, 2011), đã đề cập rõ về

việc tạo biểu tượng, biểu tượng lịch sử và tạo biểu tượng về văn hóa vật chất trong

dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường phổ thông.

4

Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết liên quan đến việc tạo biểu tượng trong dạy

học lịch sử cho học sinh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào

nghiên cứu một cách đầy đủ, công phu và toàn diện đến việc Tạo biểu tượng về văn

hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới (lớp 10 – Chương trình chuẩn). Đây

chính là vấn đề cần giải quyết của đề tài, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,

các bài viết liên quan là những tài liệu quý báu giúp chúng tôi có thể tổng hợp và có

được cơ sở lý luận khi thực hiện đề tài này.

3. ối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới (Lớp 10 –

Chương trình chuẩn) ở trường THPT.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: Các trường THPT trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

Thời gian: Lịch sử thế giới lớp 10 (Chương trình chuẩn).

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

4.1. Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài “Tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế

giới (Lớp 10 – Chương trình chuẩn)” nhằm mục đích xác định vai trò, ý nghĩa của

việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất trong dạy học lịch sử. Đồng thời, xác định

những biện pháp, nội dung và hình thức sư phạm cần thiết để tạo biểu tượng văn

hóa vật chất có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử thế giới lớp 10

(chương trình chuẩn) ở trường THPT.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về việc tạo biểu tượng, biểu tượng văn hóa vật chất

trong dạy học lịch sử ở trường THPT, và ý nghĩa của nó.

- Tiến hành khảo sát cơ bản về cơ sở thực tiễn đối với việc tạo biểu tượng văn

hóa vật chất trong dạy học lịch sử thế giới lớp 10 (chuẩn) ở các trường THPT hiện

nay.

- Nghiên cứu mục tiêu, vị trí, nội dung của khóa trình lịch sử thế giới trong

chương trình lịch sử lớp 10 (chuẩn), qua đó xác định đối tượng văn hóa vật chất cần

tạo biểu tượng để sử dụng vào dạy học khóa trình.

5

- Đưa ra các biện pháp, hình thức sư phạm phù hợp để tạo biểu tượng văn hóa

vật chất trong dạy học lịch sử thế giới.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đánh giá tính khả thi của đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Cơ sở phương pháp luận của đề tài: là dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác

– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, và quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, Nhà

nước.

Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

- Nghiên cứu lí luận về việc tạo biểu tượng cho học sinh trong dạy học lịch sử

ở trường THPT.

- Nghiên cứu tài liệu: các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về

phương pháp dạy học lịch sử, về khóa trình lịch sử thế giới, về văn hóa, văn hóa vật

chất; các tạp chí; các khóa luận …có liên quan để tiến hành đề tài.

- Điểu tra cơ bản: tiến hành điều tra tình hình việc tạo biểu tượng văn hóa vật

chất của giáo viên trong quá trình dạy học, và mức độ nắm bài của học sinh qua

việc tạo biểu tượng của giáo viên. Bằng cách trao đổi với giáo viên, học sinh, phát

phiếu điều tra và xử lý…

- Thực nghiệm sư phạm: Soạn giáo án và thực nghiệm một bài cụ thể trong

khóa trình lịch sử thế giới (Lớp 10 – Chương trình chuẩn).

6. Cấu trúc của đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội

dung của đề tài gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc tạo biểu tượng văn hóa vật chất

trong dạy học lịch sử thế giới (Lớp 10-Chương trình chuẩn) ở trường THPT.

Chương 2: Hệ thống các loại biểu tượng văn hóa vật chất sử dụng trong dạy

học lịch sử thế giới (Lớp 10-Chương trình chuẩn) ở trường THPT.

Chương 3: Một số hình thức và biện pháp tạo biểu tượng văn hóa vật chất

trong dạy học lịch sử thế giới (Lớp 10-Chương trình chuẩn) ở trường THPT trên địa

bàn thành phố Đà Nẵng.

6

PHẦN NỘI DUNG

Ư N 1: SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC T O BIỂU

TƯỢN VĂN ÓA VẬT CHẤT TRONG D Y HỌC LỊCH SỬ THẾ GIỚI

(LỚP 10- Ư N TRÌN UẨN) Ở TRƯỜNG THPT

1.1. ơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1. Biểu tượng và biểu tượng lịch sử

- Khái niệm “biểu tượng”:

Khái niệm biểu tượng là đối tượng được nhiều ngành khoa học xã hội quan

tâm nghiên cứu.

Theo xã hội học, hiểu theo cách đơn giản nhất “Biểu tượng là bất cứ thứ gì

mang một ý nghĩa cụ thể được thành viên của một nền văn hóa nhận biết”. Dù là

âm thanh, hình ảnh, đồ vật hay hành động của con người thì tất cả đều sử dụng như

ký hiệu, và đó là biểu tượng. Ngay cả trong cái nháy mắt cũng là biểu tượng dùng

để thể hiện sự quan tâm hay hiểu biết nhau…

M.N.Sácđacốp trong Tư duy của học sinh “Biểu tượng là hình ảnh về sự vật

hoặc hiện tượng của hiện thực được tri giác, được phản ánh từ trước vào ý thức

luôn luôn được giữ lại trong trí nhớ và xuất hiện qua những dấu hiệu chủ yếu của

nó” [21;16].

Theo Trần Viết Lưu, một Tiến sĩ Tâm lý – Giáo dục đã đưa ra khái niệm

“Biểu tượng là hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan được giữ

lại trong ý thức và hình thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác xảy ra trước đó”

Trong quá trình tri giác thế giới bên ngoài, con người phản ánh các sự vật và

hiện tượng xung quanh mình dưới dạng hình ảnh của nó, và sự phản ánh đó mang

tính trực quan. Các hình ảnh mang tính trực quan ðó luôn tác ðộng lên các cõ quan

thụ cảm khác nhau của hệ thần kinh, nó phản ánh vào trong ý thức những đặc điểm

bên ngoài của những sự vật, hiện tượng mà ta tri giác. Những hình ảnh này sẽ được

duy trì trong một khoảng thời gian nhất định trong ý thức của người tri giác được.

Với quan điểm trên P.A.Ruđich cho rằng “Biểu tượng là những hình ảnh của các sự

vật và hiện tượng của thế giới xung quanh được giữ lại trong ý thức và được hình

7

thành trên cơ sở các tri giác và các cảm giác xảy ra trước đó” [27;172]. Biểu tượng

có quan hệ hữu cơ với tất cả các quá trình tâm lý khác như tư duy, cảm xúc, hành

động...Mối liên kết này sẽ làm cho hình ảnh được tri giác trở nên đầy đủ hơn, phong

phú hơn. Tuy nhiên, trong thực tế các biểu tượng thường mờ nhạt, kém rõ ràng và

rành mạch hơn tri giác; biểu tượng có tính biến dị, tức trong biểu tượng màu sắc,

hình dáng, kích thước của vật được biểu tượng có thể thay đổi; hơn nữa, những dấu

hiệu về sự vật, hiện tượng đã được tri giác có thể không có trong biểu tượng. Những

hình ảnh của các sự vật, hiện tượng được giữ lại trong biểu tượng chúng phản ánh

mặt bên ngoài của hiện thực, nhưng cũng có trường hợp nhờ tư duy nó phản ánh cả

những đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng mà các cơ quan thụ cảm không tri

giác trực tiếp và cụ thể được.

Như vậy, biểu tượng là hình ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới

xung quanh, cùng với các tính chất của chúng được tái hiện, được hình dung lại trên

cơ sở cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó. Biểu tượng là một trong những hình

thức quan trọng của sự phản ánh chủ quan hiện thực khách quan. Biểu tượng không

hoàn toàn là thực tế, đôi lúc đó là sự tưởng tượng, ảo tưởng, bởi vì đó là thực tế

được xây dựng lại sau tri giác. Tuy nhiên, những hình ảnh đó cũng không hoàn toàn

là kết quả chủ quan xuất phát từ những hoạt động tâm lí của chủ thể.

- Khái niệm “Biểu tượng lịch sử”

Do đặc trưng của nhận thức lịch sử, học tập lịch sử là sự nhận thức những cái

đã qua, những điều đã diễn ra trong quá khứ, nó không tồn tại trên thực tế mà chỉ

còn lại những dấu vết, những hình ảnh khách quan nên ta không thể trực tiếp quan

sát được. Do vậy, muốn học tập môn lịch sử trước hết phải bắt đầu từ việc nắm sự

kiện và tạo biểu tượng lịch sử, tức thông qua những nguồn sử liệu để tái tạo lại quá

khứ.

Lịch sử là quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, nên những

sự kiện, hiện tượng lịch sử mà chúng ta nhắc đến đều là những chuyện đã qua, là

quá khứ, do đó học sinh rất khó hình dung và tiếp nhận. Giúp học sinh nhận thức

đúng đắn lịch sử thì người giáo viên phải nắm bắt kiến thức chắc chắn và phải

phong phú để có thể tạo biểu tượng một cách khoa học, giàu hình ảnh và chính xác,

để xây dựng cho các em một bức tranh quá khứ chân thực, dễ hiểu. Bởi vì, “yêu cầu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!