Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng trưởng kinh tế : Nguồn gốc, yếu tố và xu hướng: Sách chuyên khảo / Nguyễn Ngọc Thạch
PREMIUM
Số trang
322
Kích thước
5.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1829

Tăng trưởng kinh tế : Nguồn gốc, yếu tố và xu hướng: Sách chuyên khảo / Nguyễn Ngọc Thạch

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1 | P a g e

NGUYỄN NGỌC THẠCH

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:

NGUỒN GỐC, YẾU TỐ VÀ XU HƯỚNG

(Sách chuyên khảo)

2 | P a g e

MỤC LỤC

LỜI TỰA

CHƯƠNG I: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – MỘT PHẠM TRÙ THEN

CHỐT CỦA KINH TẾ HỌC

1.1 Tăng trưởng kinh tế trong các quan điểm khoa học

1.2 Sự tiến hóa quan điểm về các yếu tố và nguồn gốc của tăng trưởng kinh

tế

1.2.1 Các yếu tố của tăng trưởng kinh tế

1.2.2 Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế

1.2.3 Cơ chế tăng trưởng kinh tế

CHƯƠNG II: ĐO LƯỜNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ: HÀM COBB -

DOUGLAS, CES, VES

2.1 Tiến bộ kỹ thuật trong các mô hình tăng trưởng kinh tế

2.2 Hàm sản xuất vĩ mô

2.3 Hàm sản xuất Cobb - Douglas

2.4 Hàm sản xuất CES

2.5 Hàm Mukerji

2.6 Hàm CES phi vị tự

2.7 Hàm sản xuất VES

CHƯƠNG III: VỐN NHÂN LỰC, ĐỔI MỚI VÀ

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.1. Lý thuyết vốn nhân lực

3.2. Lý thuyết đổi mới

3.2.1 Lý thuyết đổi mới của Joseph Schumpeter

3.2.2 Đổi mới trong lý thuyết chu kỳ lớn của Nikolai Kondratieff

3.2.3 Lý thuyết cách mạng công nghệ và mô thức kinh tế - kỹ thuật của

Carlota Perez

CHƯƠNG IV: CÁC XU HƯỚNG PHÂN KỲ VÀ HỘI TỤ TRONG TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ THẾ GIỚI

1

3

3

25

26

38

48

61

61

62

71

76

79

79

81

95

95

103

103

107

109

117

3 | P a g e

4.1 Hội tụ và phân kỳ trong hai quan điểm so sánh giữa phương Đông và

phương Tây

4.2 Đại phân kỳ trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên

4.3 Các tiền đề công nghệ, cấu trúc, kinh tế - xã hội, tương quan lãnh thổ - dân

số cho phân kỳ rượt đuổi (1500-1800) và đại phân kỳ (từ thế kỷ XIX)

4.4 Liệu đã bắt đầu quá trình đại hội tụ vào cuối thế kỷ XX?

4.5 Kinh nghiệm phát triển rượt đuổi

CHƯƠNG V: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG LÝ THUYẾT KEYNES

5.1Lý thuyết Keynes: Học thuyết tăng trưởng hay học thuyết chống khủng

hoảng?

5.2 Mô hình tăng trưởng Harrod - Domar

5.2.1 Mô hình tăng trưởng Domar

5.2.2 Mô hình tăng trưởng Harrod

CHƯƠNG VI: LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG TÂN CỔ ĐIỂN

6.1 Mô hình tăng trưởng Malthus

6.2 Mô hình Solow cơ bản

6.2.1 Tích lũy vốn

6.2.2. Tăng trưởng dân số

6.2.3 Mô hình Solow mở rộng với vai trò của tiến bộ công nghệ

6.2.4 Quy tắc vàng của tích lũy vốn

6.3. Mô hình tân cổ điển với vốn nhân lực

6.4 Các mô hình tăng trưởng nội sinh

6.4.1 Mô hình AK cơ bản

6.4.2 Mô hình AK với tiết kiệm nội sinh

6.4.3 Mô hình AK mở rộng với vốn nhân lực và vốn thực thể

6.4.4 Mô hình hai khu vực của Usawa và Lucas

6.4.5 Mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển

6.5 Lý thuyết tăng trưởng mới

6.5.1 Mô hình Frankel với ngoại ứng từ tích lũy vốn

6.5.2 Mô hình học hỏi trong công việc

6.5.3 Mô hình tăng trưởng nội sinh Arrow - Romer

117

122

133

143

149

157

157

163

163

166

173

173

178

179

180

186

188

191

204

204

212

214

215

218

223

224

229

235

239

4 | P a g e

6.5.4 Mô hình tăng trưởng Schumpeter

6.5.5 Mô hình thương mại quốc tế kết hợp học hỏi trong công việc

CHƯƠNG VII: THỂ CHẾ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

7.1 Kinh tế học thể chế

7.2 Lịch sử kinh tế mới

7.3 Hiệu ứng Path Dependence

CHƯƠNG VIII: MỘT SỐ CÁCH TIẾP CẬN TRONG DỰ BÁO TĂNG

TRƯỞNG KINH TẾ

8.1 Bayesian versus frequentist

8.2 Dự báo bằng phương pháp hồi quy phi tuyến tính Bayes

8.3 Dự báo bằng các mô hình hồi quy frequetist, Ridge và Lasso

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TỪ VIẾT TẮT

CES: Constant elasticity substitution

CNTB: Chủ nghĩa tư bản

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

241

245

245

258

267

273

273

277

284

291

5 | P a g e

CRS: Constant returns to scale

FDI: Foreign direct investment

GDP: Gross domestic product

LBD: Learning by doing

MAPE: Mean absolute percentage error

MCMC: Markov Chain Monte Carlo

MPL: Marginal productivity of labor

MPK: Marginal productivity of capital

OECD: Organization for Economic Cooperation and Development

R&D: Research and development

RMSE: Root mean square error

TBCN: Tư bản chủ nghĩa

TFP: Total factor productivity

TTKT: Tăng trưởng kinh tế

VES: Variable elasticity substitution

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

6 | P a g e

LỜI TỰA

Tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề kinh tế quan trọng nhất dưới góc

độ lý thuyết và thực tiễn. Sở dĩ phát biểu vậy là vì sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng

thu nhập giữa các quốc gia hay khu vực có hệ quả rất lớn trong dài hạn. Một khoảng

cách dù không đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng được duy trì trong nhiều thập kỷ sẽ dẫn

đến một mức chênh lệch lớn về thu nhập bình quân đầu người giữa hai quốc gia.

Chính vì vậy, kết quả cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là phát triển kinh tế. Đó là lý

do tại sao chủ đề tăng trưởng được nhiều học giả quan tâm suốt nhiều thế kỷ. Các mô

hình và lý thuyết tăng trưởng xem xét các yếu tố của tăng trưởng kinh tế nhưng đa

phần chúng không phân biệt nguồn gốc với yếu tố của tăng trưởng. Bên cạnh đó, các

xu hướng tăng trưởng trong kinh tế toàn cầu như phân kỳ và hội tụ thường chỉ được

phân tích dưới dạng động thái của vài chỉ tiêu thu nhập hay số lượng phát minh, sáng

chế, trong khi các nguyên nhân đằng sau những động thái đó không được phân tích

một cách thấu đáo. Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận chức năng và cách tiếp cận

nhân quả phân tích quan điểm của các trường phái tăng trưởng khác nhau để phân biệt

giữa yếu tố, nguồn gốc và các xu hướng của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu được cấu

trúc thành 8 chương. Chương I nghiên cứu các yếu tố và nguồn gốc tăng trưởng kinh

tế dưới nhiều góc độ phương pháp và lý thuyết. Các dạng hàm sản xuất phổ biến như

Cobb - Douglas, CES và VES để đo lường tăng trưởng được giới thiệu trong chương

II. Chương III phân tích hai phạm trù then chốt của lý thuyết tăng trưởng hiện đại là

vốn nhân lực và đổi mới, hai nhân tố quyết định của tiến bộ khoa học - công nghệ.

Các xu hướng đại phân kỳ và đại hội tụ trong tăng trưởng kinh tế cũng như một số

kinh nghiệm phát triển rượt đuổi được phân tích trong chương IV. Lý thuyết của

Keynes và các mô hình tăng trưởng tân Keynes được giới thiệu trong chương V.

Chương VI trình bày các mô hình tăng trưởng tân cổ điển, đi từ Thomas Malthus đến

cho đến Paul Romer. Trong các mô hình đó, vai trò không thể thiếu của lao động, vốn

thực thể, vốn nhân lực và khoa học - công nghệ được nhấn mạnh. Nếu các mô hình

Keynes và tân cổ điển đề cao vốn thực thể đối với tăng trưởng kinh tế thì các mô hình

tăng trưởng nội sinh tập trung vào vai trò của vốn nhân lực và tiến bộ khoa học – công

nghệ. Tuy nhiên, trường phái thể chế hiện đại quan niệm rằng thể chế mới chính là

7 | P a g e

nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Vấn đề này được phân tích trong chương VII.

Chương VIII sử dụng hồi quy phi tuyến tính Bayes và các mô hình hồi quy tuyến tính

OLS, Ridge và Lasso để dự báo trung hạn tăng trưởng GDP thực của Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế là một hiện tượng phức tạp và đa diện nên nghiên cứu này

không tránh khỏi những hạn chế. Mọi ý kiến góp ý xin gửi đến hòm thư:

[email protected].

Tác giả trân thành cám ơn!

Tác giả

Nguyễn Ngọc Thạch

8 | P a g e

CHƯƠNG I

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ –

MỘT PHẠM TRÙ THEN CHỐT CỦA KINH TẾ HỌC

1.1. Tăng trưởng kinh tế trong các quan điểm khoa học

Các nhà kinh tế và triết học của mọi thời đại đều quan tâm đến nguyên nhân của

giàu và nghèo, tốc độ và chất lượng của động thái kinh tế. Trong lĩnh vực nhận thức

này, những vấn đề về nguồn gốc, yếu tố, cơ chế và xu hướng của TTKT là những mối

quan tâm khoa học lớn.

Dưới góc độ thống kê kinh tế, TTKT là một trong những chỉ số tổng hợp phản ánh

động thái của một nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, ý nghĩa của TTKT lớn hơn phạm

vi các tính toán thống kê rất nhiều. Chính là TTKT thể hiện những thay đổi trong cấu

phần vật chất cũng như cấu phần xã hội của phúc lợi loài người trong quá trình phát

triển. TTKT kết hợp trong một thể thống nhất sản xuất xã hội, tích lũy và tiêu dùng cá

nhân. Một mặt, TTKT khắc họa mức tiêu hao lao động xã hội và năng suất lao động,

còn mặt khác, sự tăng trưởng phúc lợi của cá nhân và sự giàu có xã hội.

Bởi vì có một vị trí khoa học đặc biệt và tầm quan trọng hàng đầu trong hoạt động

thực tiễn, lý thuyết TTKT đã tạo những tiền đề trong các thế kỷ trước thập niên 1930

và đạt được sự phát triển mạnh mẽ như một lý thuyết độc lập có tầm ảnh hưởng sâu

rộng nhất trong kinh tế học sau khi hệ thống lý thuyết kinh tế vĩ mô của John Maynard

Keynes ra đời.

Phân tích sự tiến hóa của lý thuyết TTKT, nhà nghiên cứu Mỹ nổi tiếng Ben

Seligman (1990) phát biểu rằng hoàn toàn rõ ràng TTKT là một hiện tượng rất phức

tạp. Một lý thuyết TTKT thỏa mãn phải đưa vào phân tích các nguồn tài nguyên thiên

nhiên, định chế chính trị, pháp luật cũng như nhiều yếu tố tâm lý và xã hội. Thiết lập

một lý thuyết bao trùm như vậy là một nhiệm vụ gần như bất khả thi (Seligman,

1990). Nhận định này được khẳng định trong thực tiễn nghiên cứu khoa học của

những nhà lý luận kinh tế không đặt cho mình mục tiêu xây dựng một lý thuyết TTKT

9 | P a g e

phổ quát. Bởi vậy, mỗi lý thuyết của họ theo cách này hay khác tập trung vào một hay

vài mối quan hệ trọng yếu của TTKT.

Tính phức tạp và đa diện của hiện tượng TTKT đã gây nên nhiều quan điểm bất

đồng ngay ở giai đoạn xác định phạm trù TTKT. Nhiều cách tiếp cận khác nhau trong

việc xác định bản chất của TTKT đã xuất hiện. Tuy nhiên, có thể nhận ra hai cách tiếp

cận chính yếu. Đó là cách tiếp cận chức năng (hay mô tả) và cách tiếp cận nhân quả

(hay tái sản xuất).

Cách tiếp cận chức năng và tiếp cận nhân quả trong nghiên cứu kinh tế

Trước khi so sánh hai cách tiếp cận nêu trên trong nghiên cứu TTKT, cần tìm hiểu

hai quan điểm phương pháp luận này trong nghiên cứu kinh tế nói chung.

Tồn tại hai quan điểm phương pháp luận trong nghiên cứu hiện thực kinh tế: quan

điểm suy diễn hay phổ quát và quan điểm quy nạp hay kinh nghiệm (dựa trên kinh

nghiệm). Cách tiếp cận suy diễn khẳng định tính phổ quát của các quy luật kinh tế

được rút ra bằng con đường suy diễn dựa trên những tiền đề ban đầu. Trong khuôn

khổ cách tiếp cận này, phép ẩn dụ từ các khoa học tự nhiên thường được sử dụng

(chẳng hạn, ẩn dụ trạng thái “cân bằng” từ vật lý). Cách tiếp cận này được sử dụng

phổ biển bởi các trường phái trọng nông, kinh tế chính trị cổ điển và kinh tế học tân cổ

điển. Trong khi đó, cách tiếp cận thứ hai dựa trên kinh nghiệm, được xây dựng từ dưới

lên bởi vì các tổng hợp lý luận được tạo nên trong quá trình giải quyết những vấn đề

thực tiễn của nền kinh tế. Thoạt đầu, tồn tại các chính sách rồi lý thuyết được kết tinh

từ đó. Cách tiếp cận này sử dụng những ẩn dụ từ sinh học, chứ không phải vật lý. Các

trường phái trọng thương, lịch sử, thể chế Mỹ (chẳng hạn, John Commons và Wesley

Mitchell), Keynesian và tự do Đức (German liberalism) vận dụng chủ yếu cách tiếp

cận này. Nếu cách tiếp cận thứ nhất có điểm đặc trưng là chú trọng vấn đề cân bằng và

trao đổi thì sản xuất và công nghệ nằm trong tâm điểm của cách tiếp cận thứ hai. Nếu

cách tiếp cận thứ nhất không có hệ thống phân loại (tức là một sản phẩm, một lao

động, một máy móc, một đất đai đồng chất) thì hệ thống nhiều tầng nấc đặc trưng cho

cách tiếp cận thứ hai. Cách tiếp cận thứ nhất nhìn nền kinh tế như một hệ thống tĩnh,

trong khi vấn đề phát triển (động thái) là trọng tâm của cách tiếp cận sau.

Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường phái tư tưởng kinh tế nào cũng được liệt vào

chỉ một trong hai cách tiếp cận trên. Chẳng hạn, hệ thống lý thuyết của Karl Marx mặc

10 | P a g e

dù gần hơn với cách tiếp cận thứ nhất nhưng lại khác xa với phương pháp luận của

Adam Smith và David Ricardo.

Bên cạnh đó, phương pháp luận còn được phân loại theo tính nhân quả và tính

chức năng. Theo đó, có thể phân biệt hai cách tiếp cận cơ bản khác nhau là nhân quả

(hay tái sản xuất) và chức năng (hay mô tả). Về bản chất, hai cách tiếp cận này đều

thuộc quan điểm phổ quát. Chúng đồng tồn tại ngay từ thời điểm hình thành khoa học

kinh tế nhưng phát triển trong khuôn khổ các trường phái tư tưởng kinh tế khác nhau.

Marx đi xa hơn các nhà kinh tế chính trị cổ điển như Smith và Ricardo, làm giàu cách

tiếp cận nhân quả khi giải thích nguyên nhân sự giàu có của các quốc gia TBCN.

Trong khi đó cách tiếp cận chức năng bó hẹp trong khuôn khổ kinh tế học, không đi

sâu vào bản chất của sự giàu có mà tập trung mô tả sự vận hành của nền kinh tế và kết

quả tạo ra những bức tranh tĩnh của hiện thực. Cách tiếp cận nhân quả có nguồn gốc

từ học thuyết tái sản xuất của Marx. Vào giữa thế kỷ XIX, dựa trên các phương pháp

luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Marx phân tích nguồn gốc nội tại, có tính

bản chất của quá trình phát triển xã hội, quá trình sản xuất giá trị thặng dư và phương

thức sản xuất TBCN nói chung. Ông xây dựng lý thuyết tái sản xuất mở rộng với hệ

thống những khái niệm và phạm trù cho phép mô tả các quá trình sản xuất xã hội. Tái

sản xuất xã hội là quá trình sản xuất xã hội được lập lại không ngừng, quá trình tái sản

xuất lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Trong bộ “Tư bản” (Marx, 1990),

Marx phân biệt tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là

“…sự lập lại đơn giản quá trình sản xuất trong một quy mô không đổi” (Marx, 1990),

tức là quá trình sản xuất xã hội tạo ra các sản phẩm vật chất và dịch vụ được lập lại

trong quy mô không đổi. Trong điều kiện tái sản xuất giản đơn, sản phẩm thặng dư

chuyển thành thu nhập chỉ để phục vụ tiêu dùng của nhà tư bản. Còn nếu thu nhập

được sử dụng để mua thêm nguồn lực sản xuất là lao động, sẽ tái tạo quá trình sản

xuất tiếp theo ở quy mô tăng lên và chất lượng khác đi, tức là để tích lũy tư bản thì đó

là tái sản xuất mở rộng. Theo Marx, quá trình sử dụng giá trị thặng dư trong vai trò tư

bản hay chuyển đổi ngược lại giá trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích lũy tư bản.

Quan điểm nhân quả đòi hỏi phải nhìn nhận nền kinh tế như một hệ thống phức

tạp, đa cấp được phản ánh dưới dạng một hệ thống lý thuyết có nhiều cấp độ phạm trù

và mối quan hệ giữa chúng thể hiện các mối quan hệ kinh tế được phân chia thành các

11 | P a g e

quan hệ sơ khởi, phái sinh và trọng yếu, phân biệt bản chất với hình thức, nêu bật

nhân tố gen (gene) của hệ thống kinh tế. Quan điểm này được sử dụng trong các tập

của bộ Tư bản. Phép biện chứng là phương pháp luận chủ đạo của cách tiếp cận này

nên ưu điểm của học thuyết Marx là cách tiếp cận nghiên cứu dựa vào việc chỉ ra nhân

tố gen quyết định “chương trình” phát triển của hệ thống kinh tế.

Tuy vậy, hai cách tiếp cận trên phát triển không đồng đều trong thế kỷ XX. Cách

tiếp cận nhân quả không tiếp tục phát triển, dậm chân tại chỗ, chỉ lưu giữ những thành

tựu mà Marx đã đạt được trong thế kỷ trước. Hơn nữa, khác với Marx, những người

kế thừa ông không sử dụng cách tiếp cận này để giải thích những mối quan hệ thực

nghiệm do kinh tế học phát hiện. Học thuyết marxism được phương Tây phát triển

như một ngành triết học xã hội hơn là một ngành kinh tế hẹp, nó trở thành dòng phụ vì

không thể đưa ra sự giải thích hệ thống về bản chất của nền kinh tế hiện đại ngày càng

phức tạp. Trong khi đó, trường phái neo-marxism chuyển thành tương lai học (cụ thể

là lý thuyết xã hội hậu công nghiệp) nhưng các lý thuyết này thiên về xã hội hơn là

kinh tế.

Cách tiếp cận chức năng thể hiện rõ nét hơn. Nó phát triển rất mạnh trong thời kỳ

cách mạng cận biên vào cuối thế kỷ XIX tương tự như cuộc cách mạng Galile hay

Newton trong phương pháp vật lý. Nếu nền tảng của cách tiếp cận nhân quả là phép

biện chứng thì cách tiếp cận chức năng dựa trên triết học thực chứng và lô gic hình

thức. Theo cách tiếp cận thứ hai, các hiện tượng kinh tế là đồng chất (homogeneous)

và không được rút ra từ hạt nhân gen. Khác với cách tiếp cận nhân quả, cách tiếp cận

chức năng không đặt vấn đề về “nhân tố gen” của hệ thống, các mối quan hệ sơ khởi,

phái sinh và trọng yếu nên không thể trả lời câu hỏi về “bản chất và nguyên nhân” của

các hiện tượng kinh tế bao gồm TTKT. Nhà nghiên cứu chỉ tập trung vào các mối

quan hệ định lượng với điều kiện những yếu tố khác không đổi. Việc thiết lập những

mối quan hệ định lượng này không thể dựa trên toàn bộ những mối quan hệ sản xuất

mà cần tách biệt các mối quan hệ riêng biệt, chẳng hạn, mối quan hệ giữa giá và cầu

một hàng hóa. Những mô hình tăng trưởng hiện đại, từ những mô hình đầu tiên của

Roy Harrod, Evsey Domar hay Robert Solow cho đến các mô hình muộn hơn, mô tả

bằng ngôn ngữ toán học mối quan hệ giữa tăng trưởng sản lượng (hoặc sản lượng bình

quân đầu người) và các yếu tố khả biến riêng lẻ (lao động, đầu tư, vốn thực thể, tiến

12 | P a g e

bộ kỹ thuật, vốn nhân lực,…), nhưng không thể đưa ra câu trả lời thuyết phục về bản

chất của TTKT. Tức là TTKT được hiểu là “sự kết hợp cơ học của vốn với lao động”.

Chẳng hạn, theo Edward Denison (1985), sản lượng thực của Mỹ tăng trưởng ổn định

với tốc độ trung bình 2,9%, lao động làm việc tính theo giờ 1,3% và trữ lượng vốn

2,4% trong giai đoạn 1909-1957. Theo cách tiếp cận chức năng, bất chấp các tiền đề

không khả thi, các mô hình định lượng vẫn hữu dụng cho phân tích nếu cung cấp

những dự báo phù hợp với số liệu thực nghiệm. Robert Lucas (2013) nhận định,

Solow đã xây dựng một mô hình đơn giản nhưng có tiềm tàng mở rộng rất lớn dù

những tiền đề của nó xa rời hiện thực. Quan điểm này được chia sẻ bởi Milton

Friedman (1994): Phép thử duy nhất cho phán quyết về cơ sở khoa học của giả thuyết

chỉ có thể là so sánh dự báo do nó đề xuất với hiện thực, giả thuyết bị bác bỏ nếu dự

báo trái với hiện thực, mà không cần đếm xỉa đến các tiền đề bất chấp giả thuyết được

chấp nhận hay bị bác bỏ.

Về đối tượng, trong khuôn khổ cách tiếp cận chức năng, chúng ta chỉ nhìn thấy

biên của các mối quan hệ dưới góc độ sử dụng tối ưu các nguồn lực (cấp độ vi mô).

Đối với cấp độ vĩ mô, các mối quan hệ định lượng không được thiết lập trong một thời

gian dài vì thiếu các số liệu tổng; phân tích kinh tế vĩ mô chỉ thực sự phát triển sau khi

hệ thống tài khoản quốc gia ra đời. Khác với cấp độ vi mô mà đối tượng được thể hiện

thông qua ý nghĩa của cụm từ “sử dụng tối ưu nguồn lực khan hiếm nhằm thỏa mãn

nhu cầu”, đối tượng phân tích vĩ mô được hiểu thông qua những vấn đề kinh tế vĩ mô

như TTKT, việc làm, lạm phát, sự bất ổn kinh tế và cân bằng bên ngoài mà được xem

là những lĩnh vực thể hiện các mối quan hệ kinh tế khác nhau. Như vậy, tùy thuộc vào

cấp độ phân tích, đối tượng nghiên cứu được quan điểm chức năng thể hiện theo

những cách khác nhau, trong khi đối tượng của cách tiếp cận nhân quả là như nhau, đó

là các mối quan hệ kinh tế.

Trong khuôn khổ quan điểm chức năng, nền kinh tế được nghiên cứu theo bất kỳ

trình tự nào và từ bất kỳ cấp độ nào: vĩ mô hay vi mô. Có thể lấy vài ví dụ từ các giáo

trình kinh tế học nổi tiếng không chỉ mang tính tổng hợp mà còn chứa đựng quan

điểm riêng của các tác giả về hệ thống kinh tế thị trường. McConnell & Brue (2008)

phân tích nền kinh tế thị trường từ cấp độ vĩ mô, trong khi Mankiw (1999) đi từ cấp

độ vi mô. Khác với số phận của cách tiếp cận nhân quả, cách tiếp cận chức năng nhận

13 | P a g e

được động lực phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ XX là nhờ các nhà nghiên cứu kinh tế

học đưa vào hệ thống công cụ của họ những phương pháp toán và thống kê mới.

Đối tượng của cách tiếp cận nhân quả và cách tiếp cận chức năng tương đồng dù

được diễn đạt bằng các ngôn từ khác nhau. Tức là không có mâu thuẫn giữa hai cách

tiếp cận này về đối tượng. Nếu đối tượng của cách tiếp cận thứ nhất là các mối quan

hệ sản xuất thì đối tượng của kinh tế học được xem là một phần của đối tượng cách

tiếp cận nhân quả. Đối tượng của cách tiếp cận chức năng được thể hiện bằng cụm từ

“sử dụng tối ưu nguồn lực khan hiếm nhằm thoả mãn nhu cầu” cũng được xem một

cách gián tiếp là mối quan hệ sản xuất. Đó là mối quan hệ giữa những con người thực

hiện các hoạt động kinh tế khác nhau như trồng lúa, nuôi gia súc, may trang phục và

thiết kế phần mềm máy tính,… cũng như phân bổ nguồn lực cho những hoạt động này

và kết quả tổng lao động xã hội, dù thuật ngữ quan hệ sản xuất không được thể hiện ở

đây.

Tại những nước XHCN trước đây, cách tiếp cận nhân quả bị thay thế bằng quan

điểm chức năng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch tập trung sang cơ chế

thị trường. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 lại dấy lên mối

quan tâm đối với bộ “Tư bản” và cách tư duy hệ thống đối với hiện thực mà cách tiếp

cận chức năng thống lĩnh trong kinh tế học dòng chính không có được. Trong những

năm diễn ra cuộc khủng hoảng này, nhiều nghiên cứu mang tinh thần Marxism được

công bố đã phân tích xu hướng phát triển của nền kinh tế TBCN thế giới, các nguyên

nhân gây ra khủng hoảng và những kịch bản thoát ra. Mặc dù cuộc khủng hoảng đó đã

tạo nên xung động cho sự phục hồi mạnh mẽ cách tiếp cận nhân quả nhưng không xảy

ra sự thay đổi mô thức trong kinh tế học – cách tiếp cận chức năng vẫn thống trị.

Cần lưu ý, để áp dụng hiệu quả cách tiếp cận chức năng trong phân tích kinh tế, nó

không thể giữ nguyên hình thái ban đầu, một phiên bản nghiêm ngặt, cực đoan nhất

của Leon Walras. Walras quan niệm khoa học kinh tế cần phải mô tả những sự kiện tự

nhiên, không phụ thuộc vào ý chí (hành vi) của con người, tức là chỉ sử dụng mô tả

toán học thuần túy. Cho đến nửa sau thế kỷ XX, quan điểm này của Walras vẫn được

Friedman bảo vệ khi tác giả này bày tỏ quan điểm phương pháp của mình bằng cách

dẫn định đề của Isaak Newton: “Sự kiện cần được mô tả, chứ không phải giải thích”.

Tuy nhiên, quan điểm này không thể mang đến kết quả nghiên cứu kiệt xuất nếu

14 | P a g e

không được kết hợp với cách tiếp cận tái sản xuất mà cầu nối giữa chúng là phương

pháp luận của Alfred Marshall. Không chỉ Marshall mà trong thời kỳ cách mạng cận

biên, nhiều các nhà kinh tế tân cổ điển không chia sẻ quan điểm của Walras. Theo họ,

các mối quan hệ cần được giải thích. Nhưng những biện giải không thể được rút ra

trực tiếp từ mô hình. Để giải thích được, cần sử dụng các giả thuyết khác nhau. Do đó,

hành vi con người được đưa vào đối tượng của kinh tế học. Bởi vậy, cách tiếp cận mô

tả của Marshall đã vi phạm định đề của Friedman, định đề của Newton và các phương

pháp mô tả toán học thuần túy giống như của Walras.

Như vậy, sự sẵn có hai quan điểm của Walras và Marshall trong cách tiếp cận chức

năng cho phép sử dụng kết hợp quan điểm nhân quả và quan điểm chức năng trong

phân tích. Chỉ sử dụng cách tiếp cận chức năng thuần túy rõ ràng không thể đưa

nghiên cứu vươn lên cấp độ bản chất hay mối quan hệ nhân quả vì nó bị giới hạn bởi

quan điểm cực đoan của Walras nơi mà những mối quan hệ hình thức được thiết lập

và những điều kiện trong đó các mối quan hệ này được thực hiện. Nhờ Marshall, các

giả thuyết bổ trợ xuất hiện trong quá trình xây dựng các mô hình toán mang tính công

cụ hơn là giải thích. Trong khi đó, cách tiếp cận nhân quả đi vào bản chất những hiện

tượng kinh tế, cho phép khám phá các mối quan hệ nhân quả trong hiện thực.

Bây giờ, chúng ta xem xét TTKT dưới hai góc nhìn nhân quả và chức năng.

Tăng trưởng kinh tế theo cách tiếp cận chức năng và cách tiếp cận nhân quả

Như đã trình bày trên, cách tiếp cận nhân quả xuất hiện ngay từ khi khoa học kinh

tế hình thành, cụ thể trong kinh tế chính trị cổ điển. Thomas Malthus và sau này Smith

và Ricardo là các nhà nghiên cứu đầu tiên gắn TTKT với tăng trưởng của cải. John

Stuart Mill cũng đồng quan điểm với Smith và Ricardo về các khái niệm xoay quanh

TTKT. Theo Mill, của cải là toàn bộ các sản phẩm hàm chứa giá trị trao đổi. Trong

nghiên cứu về quy luật phát triển, Mill phân biệt lý thuyết tĩnh thái thể hiện bức tranh

đơn chiều của nền kinh tế và lý thuyết động thái mô tả quá trình phát triển kinh tế dài

hạn.

Đi xa hơn các nhà kinh tế cổ điển, Marx hoàn thiện cách tiếp cận nhân quả. Tuy

nhiên, việc sử dụng thuật ngữ TTKT không đặc trưng cho cách tiếp cận này. Trong bộ

“Tư bản”, Marx không nghiên cứu trực tiếp TTKT mà phân tích quá trình tích luỹ tư

bản (tác giả sử dụng thuật ngữ “tư bản” mà Marx sử dụng) trong điều kiện tái sản xuất

15 | P a g e

giản đơn và mở rộng. Tích luỹ tư bản được xem xét ở hai khía cạnh: (i) từ phía giá trị;

và (ii) từ phía giá trị tiêu dùng. TTKT như tăng trưởng dài hạn sản lượng tiềm năng và

thu nhập thực, trong đó mức sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người là hình thức

mà quá trình tích luỹ tư bản nhận được. Sự cần thiết mở rộng sản xuất trong điều kiện

cấu tạo hữu cơ không thay đổi của tư bản đòi hỏi nhà tư bản thuê thêm công nhân và

tăng vốn cố định (hàng đầu tư theo kinh tế học hiện đại). Hay sự thay đổi cấu tạo hữu

cơ của tư bản (chẳng hạn, tăng tỷ trọng vốn cố định và giảm tỷ trọng vốn khả biến)

cũng phản ánh những khía cạnh của TTKT (chẳng hạn, sự thay đổi tỷ lệ giữa đầu tư

và tiêu dùng). Tuy nhiên, không phải bất kỳ tích luỹ tư bản ban đầu nào cũng dẫn đến

TTKT. Ví dụ, tích luỹ tư bản ban đầu trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị

trường vào đầu thập niên 1990 tại Nga, một số nước cộng hoà Liên Xô cũ và Trung -

Đông Âu không tạo nên TTKT. Quá trình tích luỹ tư bản nhờ tập trung hoá, tích tụ

hoá cũng gắn với sự tái phân phối tài sản và sản lượng chứ không với sự gia tăng tổng

thu nhập. Như vậy, tích luỹ tư bản là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, trong

khi TTKT được xem chỉ là một hình thái của tích luỹ tư bản và hơn nữa, nó là hình

thái chủ đạo trong nền kinh tế thị trường hoạt động bình thường. Trong tập đầu tiên

của bộ “Tư bản”, Marx mô tả những điều kiện của tái sản xuất mở rộng. Trong tập thứ

hai, ông phân tích hai khu vực sản xuất và các điều kiện trao đổi sản phẩm giữa hai

khu vực này cần thiết cho các quá trình tái sản xuất giản đơn và mở rộng. Mặc dù vậy,

Marx chưa xây dựng mô hình toán học trong học thuyết của mình mà chỉ giới hạn

bằng những ví dụ đại số (dù không khó thiết lập mô hình toán dựa trên lý thuyết của

Marx). Nghiên cứu này trình bày lý thuyết tái sản xuất của Marx bằng ngôn ngữ toán

học.

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được tạo nên trong một năm

được tiêu dùng một cách phi sản xuất bởi nhà tư bản. Khi đó, không có sự tăng lên của

tư bản; nếu các điều kiện khác không đổi, sản xuất và lưu thông được thực hiện ở quy

mô không đổi. Còn nếu một phần giá trị thặng dư được chuyển vào tư bản mới và

thêm vào tư bản ban đầu thì quy mô sản xuất được mở rộng và xảy ra sự tăng lên của

sản lượng, và tương ứng với đó là giá trị thặng dư tăng lên. Việc chuyển một phần giá

trị thặng dư thành tư bản được gọi là tích luỹ tư bản hay tái sản sản xuất mở rộng tư

bản.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!