Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Hội thảo Khoa học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo năm 2021 (ISSC2021)
Ngày 26/12/2021 ISBN: 978-604-920-136-3
95 © 2021 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ID: ISSCF.10
TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO THÔNG QUA CÁC CUỘC THI KHỞI
NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
HOÀNG THỊ BẢO THOA1
, PHAN QUỐC NGUYÊN2*, VŨ ÁNH DƯƠNG3
1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
3Công ty Cổ phần Xây lắp Điện 1
*
Tóm tắt. Trường đại học là nơi tạo ra các ý tưởng sáng tạo và ươm tạo các ý tưởng sáng tạo đó thành sản
phẩm có ích cho xã hội. Một trong những cách thức thực hiện hiệu quả mục tiêu trên là thông qua các cuộc
thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nhà trường có điều kiện tạo môi trường thuận lợi để sinh viên tham gia
các hoạt động đổi mới sáng tạo, tổ chức các cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bài viết này
trước hết sẽ nêu bật vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua
các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Bài viết sẽ đi vào hệ thống hóa các cuộc thi khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong nước đồng thời tiến hành khảo sát sự tham gia của sinh viên với các cuộc thi khởi nghiệp
ĐMST trong các trường đại học. Cuối cùng, bài viết sẽ kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò
của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
1. VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO THÔNG QUA CÁC CUỘC THI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
Ở nước ta, chỉ tính riêng năm 2018, có trên 3000 startup, được đầu tư 889 triệu USD cho 92 thương vụ.
Theo số liệu ITP, ở nước ta, hơn 80% các startup thất bại vì không có ý tưởng khởi nghiệp và 90% các bạn
trẻ khởi sự kinh doanh đều thất bại. IPT đặt ra câu hỏi là liệu các bạn trẻ của chúng ta có khởi nghiệp quá
sớm? Sớm không phải là chưa đủ tuổi mà là chưa đủ kinh nghiệm, học vấn, khả năng quản lý tài chính và
rất nhiều kỹ năng khác (ITP, 2018). Báo cáo của OECD cũng chỉ rõ: tỉ lệ thất bại của các nhà khởi nghiệp
ở các nước đang phát triển chiếm 8%-14%/ năm và đang có xu hướng tăng lên. Rõ ràng, tuổi trẻ, đặc biệt
là sinh viên có nhiều thế mạnh để khởi nghiệp. Song họ cần được hỗ trợ và cung cấp các nền tảng cần thiết
thông qua giáo dục đại học, trong khi hệ thống giáo dục Việt Nam chưa chú trọng việc khơi dậy tinh thần
khởi nghiệp cho thế hệ trẻ (OECD, 2013).
Trong năm 2015, Việt Nam tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu, 19 bậc trong xếp
hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Đây là thành quả là của những cải cách trong tài trợ nghiên cứu, tự
chủ đại học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu, trong đó có các trung tâm chuyển giao công nghệ.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của Việt Nam nhìn chung mới chỉ
chú trọng đến việc tạo ra tri thức mới thông qua các dự án nghiên cứu ở các trường và viện, có rất ít nỗ lực
trong việc đưa những tri thức ấy vào đời sống xã hội, sản xuất và kinh doanh. Hơn nữa, nhiều trường cho
rằng nhiệm vụ của họ là đào tạo sinh viên sao cho khi ra trường kiếm được việc làm, thay vì đào tạo sinh
viên thành những người dám chấp nhận rủi ro, thể nghiệm những ý tưởng mới mẻ và trở thành người tạo
ra việc làm chứ không chỉ đơn thuần là đi tìm việc làm.
Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm hấp
dẫn, lôi cuốn người học và giúp người dạy đạt hiệu quả cao trong giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị.