Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THU THỦY
TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THU THỦY
TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 9 34 04 10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đỗ Đình Long
2. PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong
luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Những kết quả
nghiên cứu của luận án đã được công bố trên các tạp chí khoa học và không trùng
với bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thu Thủy
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy cô giáo
Khoa Quản lý - Luật Kinh tế, Khoa Kinh tế - Tường Đại học Kinh tế & QTKD -
Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Đỗ Đình Long và PGS. TS.
Đỗ Thị Kim Hảo - những người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định
hướng để tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở Công Thương, Sở Kế hoạch & Đầu tư,
Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh Thái Nguyên, các chi nhánh ngân hàng thương mại cùng các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã nhiệt tình hợp tác và giúp đỡ tôi
thực hiện Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn kịp thời
động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày tháng năm
Tác giả luận án
Nguyễn Thu Thủy
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận án .......................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Những đóng góp mới của luận án ...........................................................................4
5. Bố cục của luận án ..................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU...........................................6
1.1. Sơ lược các công trình nghiên cứu tiêu biểu về tiếp cận tín dụng ngân hàng của
DNNVV ......................................................................................................................6
1.1.1. Các công trình nước ngoài ................................................................................6
1.1.2. Các công trình trong nước.................................................................................8
1.2. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu........................................................11
1.2.1. Về phương pháp nghiên cứu ...........................................................................11
1.2.2. Về các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV .................13
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu...............................................................15
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 1..................................................................16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .............................17
2.1. Cơ sở lý luận về tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa .................................................................................................................17
2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế ...................................................17
2.1.2. Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa...................................23
2.1.3. Tiếp cận nguồn vốn tín dụng NH của DNNVV..............................................29
2.2. Bài học kinh nghiệm về tiếp cận tín dụng NH của DNNNVV..........................39
2.2.1. Kinh nghiệm của Chính phủ các nước ............................................................39
2.2.2. Kinh nghiệm tại các địa phương trong nước...................................................41
2.2.3. Kinh nghiệm tại các NH..................................................................................42
iv
2.2.4. Kinh nghiệm tiếp cận vốn tín dụng NH của một số DNNVV của Việt Nam.44
2.2.5. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................44
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 2..................................................................47
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................48
3.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................48
3.2. Quy trình nghiên cứu và khung phân tích của luận án.......................................48
3.2.1. Quy trình nghiên cứu của luận án ...................................................................48
3.2.2. Khung phân tích của luận án...........................................................................48
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................50
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................................50
3.3.2. Phương pháp tổng hợp số liệu.........................................................................60
3.3.3. Phương pháp phân tích định tính ....................................................................60
3.3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ..............................................................61
3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.......................................................................66
3.4.1. Các chỉ tiêu phản ánh quá trình phát triển và kinh doanh của DNNVV.........66
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của NH..........................................67
3.4.3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng NH của DNNVV ................................68
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 3..................................................................69
Chương 4 THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI
NGUYÊN..................................................................................................................70
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên.........................................70
4.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................70
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ..................................................................................71
4.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của DNNVV và ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên..............................................................................................................75
4.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2013 - 2018.......................................................................................................75
4.2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2013 – 2018.........................................................................80
v
4.3. Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013
– 2018........................................................................................................................87
4.3.1. Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo
ngành nghề kinh doanh .............................................................................................87
4.3.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo
quy mô doanh nghiệp ................................................................................................90
4.3.3. Đánh giá nhu cầu và khó khăn của DNNVV khi vay vốn NH thông qua số
liệu điều tra................................................................................................................95
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh
Thái Nguyên..............................................................................................................97
4.4.1. Sự tác động của môi trường và chính sách kinh tế vĩ mô đến tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV.......................................................................................................97
4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ
phía NH ...................................................................................................................100
4.4.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng NH của DNNVV từ
phía DNNVV ..........................................................................................................103
4.4.4. Nhận xét chung .............................................................................................123
4.5. Đánh giá thực trạng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên giai đoạn 2013 -2018..................................124
4.5.1. Kết quả đạt được ...........................................................................................124
4.5.2. Những vấn đề còn tồn tại ..............................................................................125
4.5.3. Nguyên nhân .................................................................................................125
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 4................................................................128
Chương 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ......................................................................129
5.1. Quan điểm, định hướng trong việc tăng cường tiếp cận tín dụng ngân hàng của
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Thái Nguyên ...........................................................129
5.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển DNNVV của tỉnh Thái Nguyên .............129
vi
5.1.2. Định hướng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Thái Nguyên tiếp cận
nguồn tín dụng ngân hàng .......................................................................................130
5.2. Xu hướng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong tình hình mới..................................................................................................131
5.3. Giải pháp tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Thái Nguyên .....................................................................133
5.3.1. Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng ...............................................................133
5.3.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................................141
5.4. Kiến nghị..........................................................................................................150
5.4.1. Kiến nghị với Chính phủ...............................................................................150
5.4.2. Kiến nghị với tỉnh Thái Nguyên ...................................................................152
5.4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước .......................................................153
5.4.4. Kiến nghị với Hiệp hội DNNVV ..................................................................154
TỔNG KẾT NỘI DUNG CHƯƠNG 5................................................................156
KẾT LUẬN............................................................................................................157
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................159
PHỤ LỤC...............................................................................................................167
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ đủ nghĩa
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BLTD Bảo lãnh tín dụng
3 CBTD Cán bộ tín dụng
4 CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
5 CN Chi nhánh
6 CP Chính phủ
7 CTCP Công ty cổ phần
8 DN Doanh nghiệp
9 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
10 DNTN Doanh nghiệp tư nhân
11 EFA Phân tích nhân tố khám phá
12 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 GD Giám đốc
14 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
15 KCN Khu công nghiệp
16 KHCN Khoa học công nghệ
17 LĐ Lao động
18 NĐ Nghị định
19 NH Ngân hàng
20 NHNN Ngân hàng Nhà nước
21 NHTM Ngân hàng thương mại
22 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
23 NHTW Ngân hàng Trung ương
24 NQ Nghị quyết
viii
STT Từ viết tắt Từ đủ nghĩa
25 NSNN Ngân sách nhà nước
26 PTNT Phát triển nông thôn
27 SMEs Doanh nghiệp nhỏ và vừa
28 SXKD Sản xuất kinh doanh
29 TCTD Tổ chức tín dụng
30 TN Thái Nguyên
31 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
32 TP Thành phố
33 TT Thông tư
34 TX Thị xã
35 UBND Ủy ban nhân dân
36 VCCI Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam
37 XDCB Xây dựng cơ bản
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tiêu chí phân loại DNNVV của World Bank...........................................17
Bảng 2.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp...............................................................18
Bảng 3.1. Thông tin về cán bộ NH phỏng vấn..........................................................56
Bảng 3.2. Số lượng DNNVV phát phiếu điều tra, phỏng vấn theo địa bàn..............57
Bảng 3.3. Đặc điểm DNNVV phỏng vấn..................................................................58
Bảng 3.4. Đặc điểm cán bộ quản lý DNNVV phỏng vấn .........................................58
Bảng 3.5. Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý.....................................59
Bảng 3.6. Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt.........................................64
Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 201872
Bảng 4.2. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên đang hoạt động phân theo quy mô
và ngành kinh tế.......................................................................................77
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu phán ánh kết quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV
tỉnh Thái Nguyên phân theo ngành nghề.................................................78
Bảng 4.4. Biến động lãi suất NHTM giai đoạn 2013 – 2018....................................82
Bảng 4.5. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM giai đoạn 2013 - 2018....85
Bảng 4.6. Số lượng và số vốn DNNVV vay được từ NHTM phân theo ngành nghề
kinh doanh ...............................................................................................87
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tiếp cận tín dụng NH của DNNVV tỉnh
Thái Nguyên ............................................................................................89
Bảng 4.8. Số lượng vốn vay NH của các DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo thời
hạn và quy mô..........................................................................................92
Bảng 4.9. Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng NH của DNNVV .............93
Bảng 4.10. Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ vốn vay được của các DNNVV điều tra ......95
Bảng 4.11. Đánh giá mức độ tiếp cận tín dụng NH của DNNVV............................96
Bảng 4.12. Những khó khăn của DNNVV khi tiếp cận tín dụng NH.......................97
Bảng 4.13. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố ảnh hưởng từ phía NH.............100
Bảng 4.14. Tổng hợp kết quả thống kê các yếu tố từ phía DNNVV ......................104
Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả phân tích EFA các yếu tố phía DNNVV.................108
Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett phía DNNVV..........................................108
x
Bảng 4.17. Phân tích mức độ phù hợp của các yếu tố phía DNNVV.....................109
Bảng 4.18. Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố từ phía DNNVV .....................110
Bảng 4.19. Tổng hợp sự khác biệt về mức độ tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV116
Bảng 4.20. Sự khác biệt giữa ngành nghề kinh doanh đến mức độ tiếp cận tín dụng
NH..........................................................................................................116
Bảng 4.21. Sự khác biệt giữa quy mô DNNVV đến mức độ tiếp cận tín dụng NH .117
Bảng 4.22. Sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng NH theo ngành nghề kinh
doanh......................................................................................................118
Bảng 4.23. Sự so sánh giữa ngành nghề kinh doanh đến các quan sát của mức độ
tiếp cận tín dụng NH..............................................................................119
Bảng 4.24. Sự khác biệt về mức độ tiếp cận tín dụng NH theo quy mô DN..........121
Bảng 4.25. Sự so sánh giữa quy mô DNNVV đến các quan sát của mức độ tiếp cận
tín dụng NH ...........................................................................................122
xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu luận án ..................................................................49
Sơ đồ 3.2. Khung phân tích của luận án ...................................................................50
Sơ đồ 3.3. Khung phân tích các yếu tố từ phía DN ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng
NH của DNNVV......................................................................................62
Sơ đồ 4.1. Quy trình tín dụng của NH đối với DNNVV...........................................80
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1. Số lượng DNNVV tỉnh Thái Nguyên phân theo loại hình DN ............76
Biểu đồ 4.2. Kết quả huy động và cho vay vốn tại các NHTM tỉnh Thái Nguyên giai
đoạn 2013 - 2018 .....................................................................................84
Biểu đồ 4.3. Kết quả kinh doanh của các chi nhánh NHTM năm 2018 ...................86
Biểu đồ 4.4. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM năm 2017.................90
Biểu đồ 4.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng NH đối với DNNVV tỉnh Thái Nguyên theo quy
mô ............................................................................................................91
Biểu đồ 4.6. Thị phần dư nợ cho vay DNNVV của các NHTM năm 2013 và 2018 ..94
Biểu đồ 4.7. Số lượng DNNVV vay được vốn NH giai đoạn 2013 - 2018 ..................99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với một quốc
gia đang phát triển như Việt Nam. Tính đến tháng 06/2018 cả nước có khoảng trên
620.000 DNNVV, chiếm 97,5% tổng số doanh nghiệp (DN) đang hoạt động thực tế
trong đó số DN quy mô vừa chiếm 1,6%, còn lại là DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ
(Hiệp hội DNNVV1
, 2018). Hàng năm nhóm DN này đóng góp khoảng 40% GDP;
30% thu nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị
hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm...Để có sự phát triển bền vững, DN
cần có nguồn vốn ổn định, trong đó 02 nguồn vốn được DNNVV sử dụng là: vốn tự
có và vốn vay. Trên thực tế, hầu hết các DN đều có nhu cầu vay vốn trong quá trình
kinh doanh và DN tìm kiếm vốn từ nhiều nguồn tài chính khác nhau. Tại Việt Nam,
hiện có đến 80% DNNVV có nhu cầu được tiếp cận các nguồn tín dụng từ ngân
hàng (Cục Phát triển DN, 2017) vì DN có thể vay với số tiền lớn, thời gian linh hoạt
và tính đảm bảo cao. Tuy vậy, nhiều cuộc khảo sát đã chỉ ra DNNVV trong nước
gặp nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng (NH). Theo đó, có 32,38%
DN tiếp cận được nguồn tín dụng của các NH; 35,24% khó tiếp cận và 32,38%
không tiếp cận được (CIEM, 2017). Lý do được các nhà nghiên cứu chỉ ra tập trung
vào các nguyên nhân như sau: Tính minh bạch tài chính thấp; Năng lực điều hành
DN còn non yếu; Tính rủi ro của các phương án kinh doanh cao; Tài sản đảm bảo
không đáp ứng yêu cầu; Thủ tục vay vốn phức tạp; Thời gian xem xét cho vay kéo
dài; Trình độ của cán bộ tín dụng còn hạn chế…Ngoài ra, sự bất ổn trong kinh tế vĩ
mô cũng tác động đến tiếp cận vốn tín dụng NH của DNNVV.
Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung và là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã
hội giữa vùng trung du Bắc Bộ. Tính đến 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
có khoảng 3200 DNNVV đang hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) chiếm trên
95% số DN của tỉnh (Niêm giám thống kê tỉnh Thái Nguyên). Giống như các
DNNVV trên cả nước, nguồn vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình
SXKD của DN. Hàng năm nhu cầu vay vốn NH của DN không ngừng tăng lên
nhưng việc đáp ứng các tiêu chuẩn để được NH cho vay còn hạn chế là lý do chính
1
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa: www.vinasme.vn
2
khiến 70% số DN không vay được vốn (Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015). Với nhiều
chính sách thúc đẩy từ phía NH và nỗ lực của DNNVV tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn
2013 – 2018 số lượng DN và số vốn vay được tăng đều theo năm (Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh Thái Nguyên). Trong năm 2018, đã có gần 1200 DNNVV vay được
vốn từ các chi nhánh NH trên địa bàn tỉnh với số vốn vay được đạt khoảng 31 nghìn
tỷ đồng. Với 36,9% DNNVV trên địa bàn tỉnh vay được vốn NH so với mức chung
của cả nước là 32,38% đã cao hơn nhưng mức chênh lệch thấp, chưa phản ánh được
sự vượt trội. Do vậy, nỗ lực trong hoàn thiện hệ thống tín dụng NH là đòi hỏi cấp
thiết giúp DNNVV có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Đặc biệt, với thách
thức trong thời kỳ mới ngày càng tăng, trong đó xu thế của cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đòi hỏi các DNNVV cần phải khẳng định hơn nữa vai trò “xương sống”
nền kinh nên nếu nguồn vốn kinh doanh không đảm bảo sẽ tác động lớn đến sự phát
triển của bản thân DN và kinh tế quốc gia. Mục tiêu trong thời gian tới đối với
Chính phủ, địa phương, ngành NH và các DNNVV cần phải có nhiều biện pháp
thích hợp nhằm thúc đẩy quan hệ tín dụng giữa ngân hàng thương mại (NHTM) với
DNNVV, giải quyết triệt để những khó khăn, trở ngại trong quá trình tiếp cận vốn
tín dụng NH nhờ đó tạo cơ hội cho DN chủ động hơn trong nguồn vốn vay, mở rộng
kinh doanh và phát triển bền vững. Với sự cần thiết, ý nghĩa khoa học, thực tiễn
được phân tích trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường tiếp cận nguồn vốn tín
dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
làm nội dung nghiên cứu luận án của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất các giải pháp tăng cường tiếp cận tín dụng NH của DNNVV thông
qua đánh giá thực trạng tiếp cận dưới góc độ của: Chính phủ, NH, DNNVV bằng
nhiều phương pháp nghiên cứu phù hợp. Từ đó giúp Chính phủ kịp thời đưa ra các
văn bản, chính sách hướng dẫn nhằm cụ thể hóa chương trình hỗ trợ tín dụng đối
với DNNVV và tạo điều kiện cho DN tiếp cận, lựa chọn các nguồn vốn khác nhau
giúp đảm bảo nguồn lực tài chính cho quá trình phát triển của DN.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề sau: