Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THỊ THÙY DUNG
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM
PHÁI SINH HÀNG HÓA ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ
TẠI TỈNH LÀO CAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2018
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ THỊ THÙY DUNG
TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM
PHÁI SINH HÀNG HÓA ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO
CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ
TẠI TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ TÌNH
THÁI NGUYÊN - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hà Thị Thùy Dung
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn khoa học TS.
Dương Thị Tình. Cô đã dành nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy, cô giáo Khoa quản lý kinh tế, Phòng
Đào tạo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lào
Cai, cục xúc tiến thương mại tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thu thập tài liệu cho đề tài.
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ,
động viên, khích lệ rất nhiều từ phía gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quí báu đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Hà Thị Thùy Dung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ HÌNH VẼ ..............................................viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Những đóng góp mới của luận văn....................................................... 3
5. Bố cục của luận văn .............................................................................. 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỬ DỤNG SẢN
PHẨM PHÁI SINH HÀNG HÓA ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ...................................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về việc sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để
phòng ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè........................ 5
1.1.1. Tổng quan về rủi ro......................................................................... 5
1.1.2. Tổng quan về sản phẩm phái sinh hàng hóa................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn về sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng
ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè ................................ 29
1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ..... 29
1.2.2. Kinh nghiệm về sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa........... 32
1.2.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lào Cai ............... 38
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 40
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................ 40
2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 41
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu..................................................... 41
iv
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................... 43
2.2.3. Phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp ........................... 44
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................... 45
Chương 3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM PHÁI SINH
HÀNG HÓA ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỈNH LÀO CAI ..................... 46
3.1. Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai ............... 46
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 46
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hôi ................................................................ 47
3.2. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi
ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai ........................ 50
3.2.1. Nhận diện rủi ro tài chính và nguyên nhân tác động của rủi ro tài
chính đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh
Lào Cai .................................................................................................... 50
3.2.2. Thực trạng cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa...................... 55
3.2.3. Thực trạng sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa........................ 65
3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm phái sinh hàng
hóa ........................................................................................................... 81
3.3.1. Điều kiện kinh tế tài chính ............................................................ 81
3.3.2. Nhận thức của doanh nghiệp......................................................... 82
3.3.3. Hệ thống cơ sở pháp lý ................................................................. 83
3.3.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................. 84
3.3.5. Hàng hóa cơ sở.............................................................................. 87
3.3.6. Ngân hàng thương mại.................................................................. 89
3.4. Đánh giá tình hình sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng
ngừa rủi ro tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Lào
Cai ........................................................................................................... 91
3.4.1. Kết quả đạt được ........................................................................... 91
3.4.2. Hạn chế.......................................................................................... 93
v
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 93
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG SẢN PHẨM
PHÁI SINH HÀNG HÓA ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO CHO CÁC
DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU CHÈ TẠI TỈNH LÀO CAI ........ 97
4.1. Quan điểm, định hướng về sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để
phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai..... 97
4.1.1. Quan điểm ..................................................................................... 97
4.1.2. Định hướng.................................................................................... 98
4.2. Giải pháp tăng cường sử dụng sản phẩm phái sinh hàng hóa để phòng
ngừa rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai........ 100
4.2.1. Giải pháp về phía doanh nghiệp.................................................. 100
4.2.2. Giải pháp từ phía hệ thống ngân hàng ........................................ 103
4.2.3. Kiến nghị cho Chính phủ và Hiệp hội Chè Việt Nam ................ 105
KẾT LUẬN.......................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................... 112
PHỤ LỤC............................................................................................. 114
vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
DN Doanh nghiệp
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
LHPN Liên hiệp phụ nữ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình trạng cung ứng sản phẩm phái sinh hàng hóa của các
NHTM tại tỉnh Lào Cai .................................................... 60
Bảng 3.2: Tổng giá trị các hợp đồng sản phẩm phái sinh hàng hóa của
chi nhánh các ngân hàng thương mại tại tỉnh Lào Cai qua
các năm........................................................................... 61
Bảng 3.3: Tình hình cung ứng từng sản phẩm phái sinh hàng hóa của các
chi nhánh ngân hàng thương mại tại tỉnh Lào Cai qua các
năm ................................................................................. 62
Bảng 3.4: Diện tích trồng chè phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh. 65
Bảng 3.5: Diện tích thu hoạch chè phân theo huyện/ thành phố thuộc
tỉnh .................................................................................. 66
Bảng 3.6: Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh67
Bảng 3.7: Năng suất chè phân theo huyện/thành phố thuộc tỉnh......... 67
Bảng 3.8: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai.......... 71
Bảng 3.9: Trị giá, khối lượng chè Lào Cai xuất khẩu ........................ 72
Bảng 3.10: Xuất khẩu chè Lào Cai phân theo thị trường ..................... 72
Bảng 3.11: Giá chè Lào Cai xuất khẩu................................................ 73
Bảng 3.12: Danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu chè được điều tra .. 74
Bảng 3.13: Thống kê số phiếu khảo sát .............................................. 75
Bảng 3.14: Kết quả khảo sát thông qua phiếu điều tra ......................... 75
Bảng 4.1: Lộ trình phát triển thị trường phái sinh tại Việt Nam ....... 106
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1: Biến động giá chè xuất khẩu Việt Nam năm 2012-2016 . 50
Biểu đồ 3.2: Biến động giá chè Lào Cai xuất khẩu giai đoạn 2012-
2016 .................................................................................. 51
Biểu đồ 3.3: Diễn biến tỷ giá từ tháng 01/2012 đến tháng 05/2015 ..... 52
Biểu đồ 3.4: Diễn biến lãi suất 2013-2014............................................ 54
Hình 2.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu .............................................. 41
Hình 3.1: Mức độ quan tâm đến rủi ro tỷ giá ................................... 77
Hình 3.2: Những rủi ro thường gặp khi tham gia hoạt động kinh doanh
xuất khẩu........................................................................... 78
Hình 3.3: Biện pháp doanh nghiệp sử dụng để phòng rủi ro tỷ giá . 79
Hình 3.4: Tình hình sử dụng các công cụ phái sinh trong phòng ngừa
rủi ro tỷ giá ....................................................................... 79
ix
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và có tác động sâu
rộng đến hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhận thức được điều đó Việt Nam
đã chủ động và tích cực hội nhập với khu vực và thế giới thể hiện qua việc chúng ta
đã tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương (APEC), Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh Châu Âu, Việt Nam - Hàn Quốc… Việc hội nhập quốc tế đã giúp nền kinh
tế Việt Nam có bước thay đổi đáng kể, trong đó xuất khẩu luôn giữ vai trò chủ lực và
tiềm năng, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP. Bên cạnh các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực thì xuất khẩu nông sản được xem là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng
và chiếm một vị trí tương đối cao trên thương trường quốc tế. Nhờ có những ưu thế
sẵn có, Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc về một số mặt hàng như: Là nước xuất
khẩu điều lớn nhất thế giới, xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, xuất khẩu chè thứ 5 thế giới
và cũng là nước đóng góp đáng kể vào doanh số xuất khẩu cà phê, cao su, ca cao,
gỗ… Để tập trung phát triển những mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu thì xuất
khẩu chè là mặt hàng đang được quan tâm rất nhiều.
Việt Nam là một trong năm quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, với
khoảng 104.700 tấn chè xuất khẩu hàng năm [21]. Dù tận dụng lợi thế sẵn có nhưng
chúng ta cũng cần nhìn nhận những khó khăn cho xuất khẩu nói chung, đặc biệt là
đối với những doanh nghiệp xuất khẩu chè nói riêng. Vì đây là những pháp nhân
trực tiếp chịu ảnh hưởng biến động về doanh số, giá cả, chất lượng…Bởi khi mở
cửa hội nhập, chúng phải chịu rất nhiều thách thức và cạnh tranh, nhất là cạnh tranh
về giá.
Biến động giá xuất khẩu sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất
khẩu chè nói riêng và bức tranh kinh tế Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, đây là một
vấn đề lớn cần được quan tâm để phòng ngừa và tìm ra giải pháp định hướng lâu dài
giúp bình ổn giá cả.