Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng Cường Sinh Kế Cho Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Huyện Yên Thủy Tỉnh Hòa Bình
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
BÙI VĂN HÙNG
TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIẾU SỐ HUYỆN YÊN THUỶ, TỈNH HOÀ BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN HỮU DÀO
Hà Nội, 2021
i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội , ngày.....tháng......năm 2021
Tác giả
Bùi Văn Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn
sâu sắc tới: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Dào đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý để hoàn thiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô Trường Đại học Lâm nghiệp đã
giảng dạy, giúp đỡ tận tình trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chuyên môn, UBND huyện
Yên Thủy giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu, thông tin trong quá
trình thực hiện luận văn trên địa bàn huyện.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Lãnh đạo, đồng nghiệp cơ quan và gia
đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình thực hiện.
Do thời gian quá trình nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh
khỏi thiếu sót và sơ xuất. Tôi rất mong nhân được sự đóng góp của các quý
thầy, cô giáo để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Xin chân trọng cảm ơn!
Hà Nội , ngày.....tháng......năm 2021
Tác giả
Bùi Văn Hùng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ..................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH..............................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về sinh kế và sinh kế ........................................................ 4
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 4
1.1.2. Vai trò của tăng cường sinh kế......................................................... 4
1.1.3. Nội dung nghiên cứu sinh kế ............................................................ 9
1.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sinh kế của đồng bào
DTTS ...............................................................................................14
1.2. Cơ sở thực tiễn về sinh thái của đồng bào DTTS................................. 20
1.2.1. Kinh nghiệm sinh kế của một số địa phương. ................................ 20
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Yên Thủy về tăng cường sinh kế
cho đồng bào DTTS .................................................................................. 28
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......30
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thủy, tỉnh Hoà Bình........................ 30
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên........................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội................................................................ 32
2.1.3. Những thuận lợi khó khăn cho việc tăng cường sinh kế. ............... 36
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.............................................. 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 39
iv
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 40
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu................................................................ 40
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 41
3.1. Thực trạng nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Yên
Thủy ............................................................................................................. 41
3.1.1. Thực trạng nguồn lực con người.................................................... 41
3.1.2. Thực trạng nguồn lực xã hội .......................................................... 48
3.1.3. Thực trạng nguồn lực tự nhiên ....................................................... 53
3.1.4. Thực trạng nguồn lực vật chất ....................................................... 56
3.1.5. Thực trạng nguồn lực tài chính phục vụ an sinh trên địa bàn
huyện...............................................................................................59
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Yên Thủy .................................................................. 67
3.3. Đánh giá chung về tăng cường sinh kế của hộ dân tộc thiểu số huyện
Yên Thủy...................................................................................................... 70
3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................. 70
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 73
3.4. Giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa
bàn huyện Yên Thủy.................................................................................... 76
3.4.1. Quan điểm và định hướng phát triển sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số...................................................................................................... 76
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thủy. ..................................................... 78
3.4.3. Một số kiến nghị ............................................................................. 85
KẾT LUẬN.................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt đầy đủ
BS Thang đo tính bền vững
CARE Hợp tác xã cho việc gửi hàng của Mỹ sang châu Âu
CNTT Công nghệ thông tin
DTTS Dân tộc thiểu số
IUCN
Liên minh Quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên
Thiên nhiên
HĐND Hội đồng nhân dân
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc
WB Ngân hàng thế giới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Dân số huyện Yên Thủy năm 2021 ................................................ 33
Bảng 2.2. Kết quả phát triển các ngành kinh tế huyện Yên Thủy .................. 35
Bảng 3.1. Thực trạng dân số, lao động và hộ gia đình của huyện Yên Thủy. 41
Bảng 3.2. Kết quả điều tra hộ tại huyện Yên Thủy năm 2020........................ 43
Bảng 3.3. Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2020................... 45
Bảng 3.4. Thực trạng các nguồn lực xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số tại
huyện Yên Thủy.............................................................................................. 48
Bảng 3.5. Mục đích tham gia, nội dung các cuộc họp thôn............................ 50
Bảng 3.6. Mức độ và kết quả tham gia các mô hình khuyến nông tại 3 xã Hữu
Lợi và Lạc Lương, Lạc Sỹ .............................................................................. 51
Bảng 3.7. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của huyện.......... 53
Bảng 3.8. Thực trạng nguồn lực vật chất phục vụ đồng bào DTTS ............... 57
Bảng 3.9. Các loại phương tiện sinh hoạt trong gia đình................................ 58
Bảng 3.10. Tình hình vốn đầu tư cho an sinh trên địa bàn huyện giai đoạn
2018-2020........................................................................................................ 60
Bảng 3.11. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sinh kế của hộ dân
tộc thiểu số huyện Yên Thủy .......................................................................... 67
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình................................................... 30
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sinh kế là phương thức hoạt động kinh tế của con người nhằm duy trì
sự tồn tại và phát triển của họ phù hợp với môi trường. Sau nhiều năm thực
hiện Chương trình quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, cho đến nay số hộ nghèo
ở nước ta đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh
miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên tỷ lệ hộ nghèo trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số vẫn còn khá cao. Việc tiếp tục thực hiện Chương trình giảm nghèo
đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong những năm sắp tới gặp nhiều
khó khăn do địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số không thuận lợi
về tự nhiên, về kết cấu hạ tầng, trình độ văn hóa của đa số người dân tộc thiểu
số không cao, nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn còn duy trì các tập tục lạc
hậu… Muốn khắc phục được những khó khăn đó cần tìm ra các mô hình sinh
kế cho các gia đình dân tộc thiểu số phù hợp với từng địa phương khác nhau.
Mặc dù chỉnh phủ đã nỗ lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng cho đến nay một số vùng vẫn chưa
được cung cấp đầy đủ các dịch vụ sống cơ bản như đường giao thông, nước
sạch, y tế, giáo dục đạt chuẩn. Trong khi đó, một số vấn đề phức tạp mới đã
nảy sinh trong cộng đồng các dân tộc thiểu số như tình trạng mai một bản sắc
văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, các tập tục lạc hậu chậm được khắc phục,
tình trạng tái nghèo vẫn còn dai dẳng, tâm lý bất bình gia tăng… Nguyên
nhân của những hạn chế này là do chính sách hỗ trợ của các tổ chức đối với
hộ gia đình dân tộc thiểu số vẫn được thực hiện theo quan điểm cứu trợ, giúp
đỡ từ bên ngoài. Bản thân các hộ gia đình dân tộc thiểu số cũng chưa nhận
thức rõ các khó khăn, lạc hậu của họ nên chưa nỗ lực vươn lên. Chính vì vậy,
cần thay đổi cách thức thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số,
hướng chính sách tới mục tiêu trọng tâm là tạo điều kiện để đồng bào dân tộc
thiểu số có điều kiện thực hành sinh kế bền vững. Trong khi đó, các biện pháp
2
hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo bằng tài trợ từ bên ngoài đã bộc lộ rõ giới hạn.
Chính vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống chính
sách hỗ trợ hộ gia đình dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo theo cách tăng
cường sinh kế.
Yên Thủy là một huyện nghèo của tỉnh Hòa Bình, với thành phần dân
cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập của người dân nơi đây chủ
yếu là từ sản xuất nông nghiệp. Với nguồn thu nhập như vậy Yên Thủy còn
nhiều hộ nghèo, cuộc sống sinh hoạt rất khó khăn. Điều kiện cơ sở vật chất
kinh tế, kỹ thuật hạ tầng của huyện còn nhiều thiếu thốn, đồng bào ở đây ít có
cơ hội để tiếp xúc với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trình độ nhận thức
của bà con còn nhiều hạn chế. Điều này càng khiến cho họ khó thoát nghèo.
Vấn đề đặt ra ở đây là “làm thế nào để nâng cao và cải thiện mức sống của
họ?”. Để trả lời được câu hỏi này cần có sự hợp tác đồng bộ giữa các cơ quan
ban ngành, các tổ chức và người dân để có những chính sách, hoạt động nhằm
hộ trợ, giúp đỡ họ thoát cành nghèo đói, cải thiện cuộc sống.
Tiến hành nghiên cứu đề tài này không chỉ cung cấp thông tin tư vấn
cho huyện Yên Thủy thiết kế đúng đắn chính sách đối với đồng bào dân tộc
thiểu số, mà còn cung cấp nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học, các
nhà quản lý trong thực thi và đánh giá sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số,
bổ sung về lý luận và kinh nghiệm đánh giá chương trình xóa đói, giảm nghèo
tại huyện Yên Thủy nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung.
Vì vậy tác giả chọn đề tài “Tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc
thiểu số huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sinh kế của đồng bào thiểu số trên địa
bàn huyện Yên Thủy, đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân
tộc thiểu số ở địa phương trong thời gian tới.
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế.
- Đánh giá thực trạng về phát triển sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện Yên Thủy.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sinh kế cho đồng
bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn và đánh giá thực
trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Yên Thủy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn huyện Yên Thủy và khảo sát
thực hiện ở 3 xã của huyện Yên Thủy.
3.2.2. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong giai đoạn 2018-2020.
- Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra, khảo sát năm 2021.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế;
- Thực trạng về sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Yên Thủy;
- Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại
huyện Yên Thủy;
- Giải pháp nhằm tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại
huyện Yên Thủy trong thời gian tới.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được chia thành 3
chương với nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế;
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.