Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách về học nghề và tạo việc làm cho thanh niên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách về học nghề và tạo việc làm cho thanh
niên
Chuyên đề: Nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí số: Tạp chí Số 10 (Số 450)
Năm xuất bản: 2009
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về học nghề và tạo việc làm đáp ứng được nhu cầu của xã hội có ý nghĩa rất lớn đối với
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới vấn đề về học nghề và tạo việc làm
trong đó có việc làm cho thanh niên. Để tăng cường giám sát việc thực hiện nhất quán chính sách của Đảng và Nhà nước, ngày 21/7/2008
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án Hỗ trợ Thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-
2015. Bài viết sẽ đề cập đến định hướng trong hoạt động giám sát, đánh giá thực hiện các chính sách của Nhà nước về Đề án này, một yếu
tố quan trọng trong việc thực hiện thành công Đề án.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
nhằm điều chỉnh toàn diện quan hệ lao động theo định hướng thị trường, thông qua các chương trình
kinh tế - xã hội của Nhà nước như: Chương trình Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Chương trình mục
tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, Chương trình xây dựng nông thôn mới... Năm 2002-2007, cả nước
đã tạo việc làm cho trên 9,1 triệu lao động trong đó chủ yếu là thanh niên, tăng 25% so với giai đoạn
1997-2001; tăng trưởng việc làm đạt bình quân 2,5%/năm, trong đó, hơn 75% chỗ làm việc mới hàng
năm từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, gần 25% từ các chương trình mục tiêu. Tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị đều giảm (năm 2001: 6,28%; đến năm 2007 còn 5,1%). Xuất khẩu lao động đã trở
thành lĩnh vực quan trọng tạo việc làm có thu nhập cao. Từ 2002-2007 đã có hơn 400 nghìn lao động
đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm các lao động chuyển về gia đình khoảng 1,8 tỷ USD...
Tác động từ những chính sách của Chính phủ đã mang lại những kết quả rõ nét: tạo ra nhiều việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những yếu tố tích cực hệ thống các chính sách về lao động, việc làm, các chương trình kinh
tế-xã hội gắn với việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm vẫn còn nhiều bất cập như: vấn đề việc làm
được đề cập trong nội dung của nhiều chương trình mục tiêu quốc gia khác nhau nhưng vẫn còn lẫn
về đối tượng. Đặc biệt là vấn đề sử dụng nguồn vốn, còn nhiều điểm chồng chéo trong quản lý và cho
vay tín dụng việc làm (đối tượng ưu tiên, mức vay, thời gian, hình thức...). Nhiều chương trình kinh tế
chưa phát huy được hiệu quả, đạt được mục tiêu như đã đề ra, việc tổ chức chỉ đạo, triển khai thực
hiện còn hạn chế, nhiều nơi thiếu giám sát kiểm tra đánh giá...; Việc bổ sung, sửa đổi cơ chế chính
sách về lao động việc làm chưa kịp thời, chậm đổi mới, thiếu những chính sách đủ mạnh để phát triển