Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tán xạ từ bề mặt của các nơtron phân cực trên bề mặt tinh thể phân cực đặt trong từ trường ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tán xạ từ bề mặt của các nơtron phân cực trên
bề mặt tinh thể phân cực đặt trong từ trường
ngoài biến thiên tuần hoàn
Nguyễn Thị Thúy
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn Thạc sĩ ngành: Vật lý lý thuyết và vật lý toán; Mã số: 60 44 01
Người hướng dẫn: PSG. TS. Nguyễn Đình Dũng
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày lý thuyết tán xạ của nơtron chậm trong tinh thể. Nghiên cứu tán
xạ của các nơtron phân cực trong tinh thể phân cực. Tìm hiểu phản xạ gương và khúc
xạ của các nơtron trên tinh thể được đặt trong từ trường ngoài biến thiên tuần hoàn.
Phân tích tán xạ từ của các nơtron phân cực trên mặt tinh thể phân cực được đặt trong
từ trường ngoài biến thiên tuần hoàn trong điều kiện có phản xạ.
Keywords: Vật lý toán; Lý thuyết tán xạ; Nơtron phân cực; Tinh thể phân cực; Tán xạ
từ
Content
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự tán xạ của nơtron chậm đã được sử dụng rộng rãi để
nghiên cứu vật lý các chất đông đặc.
Các nơtron chậm là một công cụ độc đáo trong việc nghiên cứu động học của các
nguyên tử vật chất và các cấu trúc từ của chúng. Điều này đã được kiểm chứng trong các tài
liệu [13,18,19].
Hiện nay, để nghiên cứu cấu trúc tinh thể, đặc biệt là cấu trúc từ của tinh thể, phương
pháp quang nơtron đã được sử dụng rộng rãi. Chúng ta dùng chùm nơtron chậm phân cực
bắn vào bia (năng lượng cỡ dưới 1 MeV và không đủ để tạo ra quá trình sinh hủy hạt ). Nhờ
nơtron có tính trung hòa điện, đồng thời môment lưỡng cực điện vô cùng nhỏ (gần bằng 0)
nên nơtron không tham gia tương tác điện dẫn đến độ xuyên sâu của chùm nơtron vào tinh
thể là rất lớn, và bức tranh giao thoa của sóng tán xạ sẽ cho ta thông tin về cấu trúc tinh thể
và cấu trúc từ của bia.
Nghiên cứu quang học nơtron phân cực giúp ta hiểu rõ hơn về sự tiến động spin của các
nơtron trong bia có các hạt nhân phân cực [2,13,15,16].