Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Tần suất một số GEN mã hóa yếu tố độc của Escherichia coli sinh B - Lactamase phổ mở rộng phân lập từ máu, mủ và nước tiểu
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU TỐ
ĐỘC CỦA Escherichia coli SINH
β- LACTAMASE PHỔMỞ RỘNG PHÂN LẬP TỪ
MÁU, MỦ VÀ NƯỚC TIỂU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------∞0∞--------
NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU TỐ
ĐỘC CỦA Escherichia coli SINH
β- LACTAMASE PHỔ MỞ RỘNG PHÂN LẬP TỪ
MÁU, MỦ VÀ NƯỚC TIỂU
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học
Mã số chuyên ngành: 8 42 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. PHAN THỊ PHƯỢNG TRANG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY XÁC NHẬN
Tôi tên là: NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN
Ngày sinh: 24/05/1980 Nơi sinh: Tây Ninh
Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã học viên: 1884202010014
Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho
Thư viện trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh. Thư viện trường đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin luận văn tốt nghiệp vào hệ thống
thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
Ký tên
(Ghi rõ họ và tên)
Nguyễn Thị Kim Quyên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. PHAN THỊ PHƯỢNG TRANG
Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM QUYÊN Lớp: MBIO18B
Ngày sinh: 24/05/1980. Nơi sinh: Xã Long Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Tên đề tài: “TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU TỐ ĐỘC CỦA Escherichia coli
SINH β- LACTAMASE PHỔ MỞ RỘNG PHÂN LẬP TỪ MÁU, MỦ, VÀ NƯỚC
TIỂU”
Ý kiến của giáo viên hướng dẫn về việc cho phép học viên………………………………..
được bảo vệ luận văn trước Hội đồng:.......................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 12 năm 2021.
Người nhận xét
PGS. TS. PHAN THỊ PHƯỢNG TRANG
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU
TỐ ĐỘC CỦA Escherichia coli SINH β- LACTAMASE PHỔ MỞ RỘNG PHÂN
LẬP TỪ MÁU, MỦ VÀ NƯỚC TIỂU” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021
Nguyễn Thị Kim Quyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Em đặc biệt cảm ơn Cô PGS. TS Phan Thị Phượng Trang đã tận tình hướng
dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cô cũng là người đặt nhiều tâm
huyết hơn ai hết giúp em thêm tự tin hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất.
Em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô NCS Nguyễn Lý Hoàng Ngân trong thời
gian thực hiện đề tài. Cô đã nhiệt tình chia sẻ và truyền đạt những kiến thức thực tế
vô cùng quý giá để nội dung của luận văn này hoàn chỉnh hơn. Chân thành cảm ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của em NCS Tinh Tươm giúp chị hoàn thành tốt nhất luận văn
này.
Em chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ từ Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô
khoa Công Nghệ Sinh Học và Quý Thầy Cô khoa Đào Tạo Sau Đại Học trường Đại
học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm trong suốt thời gian qua. Đồng thời, cảm ơn Ban Lãnh đạo Trung tâm Khoa
học và Công nghệ Sinh học (CBB) - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thành phố
Hồ Chí Minh, Ban lãnh đạo Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện cho em học tập, thực hiện và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Chân thành cảm ơn những người bạn đã đồng hành và chia sẻ cùng Quyên
những kiến thức mà chúng ta lĩnh hội được trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình đã luôn là điểm tựa vững chắc cho em trong
bất cứ hoàn cảnh nào.
Trân trọng cảm ơn!
Nguyễn Thị Kim Quyên
iii
TÓM TẮT
E. coli mang gen kháng kháng sinh β-lactamase phổ mở rộng (ESBL) hiện là
mối quan tâm hàng đầu của y tế công cộng. Hiện tại đã có nhiều nghiên cứu về E.
coli sinh ESBL phân lập từ người lành và bệnh phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu về E.
coli sinh ESBL phân lập từ bệnh phẩm và đồng thời mang gen mã hóa yếu tố độc lực
ở Việt Nam chưa được tiến hành. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ xác định tần suất một số
gen mã hóa yếu tố độc lực của E. coli sinh ESBL phân lập từ bệnh phẩm tại Bệnh
viện Bình Dân, TP. Hồ Chí Minh bằng cách sử dụng phương pháp cắt ngang, mô tả
cùng kỹ thuật multiplex-PCR và monoplex-PCR với các cặp mồi đặc hiệu để phát
hiện 16 gen mã hóa yếu tố độc: fimH, fyuA, iutA, PAI, kpsMTII, papC, hlyA,
kpsMTK1, ompT, hlyF, iroN, ireA, ibeA, sfa, iss và cvaC của 127 chủng phân lập từ
các loại bệnh phẩm khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy, không có sự khác biệt về
tần suất 16 gen quan tâm giữa các nhóm bệnh nhân đến từ khu vực TP. Hồ Chí Minh
và các khu vực khác, cũng như không có sự khác biệt về tần suất tìm thấy các gen
này trong các chủng phân lập từ nhóm bệnh nhân nam và nữ. 4 gen fyuA, iutA, PAI,
fimH chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả 3 loại bệnh phẩm nên có thể dùng làm gen chỉ dấu
cho các chủng ExPEC. Khác biệt về tần suất của các gen papC, ibeA, kps MTII giữa
các chủng phân lập từ 3 loại bệnh phẩm có ý nghĩa thống kê. Các chủng E. coli sinh
ESBL phân lập từ máu thường mang 6 – 7 gen mã hóa yếu tố độc, trong khi các chủng
từ mẫu mủ và nước tiểu thường mang 4 – 7 gen. Có đến 42 kiểu tổ hợp gen mã hóa
yếu tố độc khác nhau được phát hiện trong các chủng. Chủng mang nhiều nhất là 12
gen, phân lập từ mẫu nước tiểu. Nghiên cứu này đã phản ánh phần nào mức độ phổ
biến của các chủng ExPEC và tiềm năng gây bệnh của chúng.
iv
ABSTRACT
ESBL-producing E. coli carrying virulence genes is a concern for public health
and studies on these strains isolated from clinical specimens is lacking. Because of
that, this study aims to determine the prevalence of ESBL-producing E. coli carrying
virulence genes isolated from clinical specimens in Ho Chi Minh city. A prospective,
cross-sectional study was conducted in Binh Dan hospital with a total of 127 isolated
from clinical specimens were tested for 16 virulence genes including: fimH, fyuA,
iutA, PAI, kpsMTII, papC, hlyA, kpsMTK1, ompT, hlyF, iroN, ireA, ibeA, sfa, iss and
cvaC by 4 multiplex-PCR sets and 3 monoplex-PCR with specific primers. The
analysis results showed that there was no difference in the frequency of 16 genes of
interest between groups of patients from HCMC and other areas. There was also no
difference in the frequency of these genes found in strains isolated from male and
female patients. The four genes fyuA, iutA, PAI, and fimH account for the highest
percentage in all three types of clinical samples, so they can be used as markers for
ExPEC strains in general. The difference in frequency of papC, ibeA, kps MTII genes
among strains isolated from 3 types of specimens is statistically significant. ESBLproducing strains of E. coli isolated from blood usually carry 6-7 genes encoding
virulence factors while strains from pus and urine samples usually carry 4-7 genes.
Up to 42 different combinations of genes encoding virulence factors were detected in
the strains. The strain carried at most 12 genes was isolated from urine sample. Higher
virulence gene diversity was found among clinical isolates of ESBL- producing E.
coli showing that clinical strains need more virulence factors.
v
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ...............................................................................................................i
Lời cảm ơn ................................................................................................................ ii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iii
Abstract .....................................................................................................................iv
Mục lục....................................................................................................................... v
Danh mục hình và đồ thị......................................................................................... viii
Danh mục bảng ..........................................................................................................ix
Danh mục từ viết tắt....................................................................................................x
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành luận văn...................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................1
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..............................................................................1
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
1.5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.............................................................2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................3
2.1. Vi khuẩn E. coli...................................................................................3
2.1.1. Lịch sử .......................................................................................................3
2.1.2. Đặc tính chung..........................................................................................3
2.1.3. Các dạng kháng nguyên của E. coli........................................................5
2.2. Các dạng E. coli thường gặp ...............................................................6
2.2.1. E. coli hội sinh...........................................................................................6
2.2.2. E. coli gây bệnh.........................................................................................7
2.3. E. coli sinh β-lactamase phổ mở rộng (ESBL)..................................10
vi
2.3.1. Kháng với β-lactam................................................................................10
2.3.2. β-lactamase phổ mở rộng ......................................................................10
2.3.3. Phương pháp phát hiện E. coli sinh β-lactamase phổ mở rộng .........12
2.4. Các yếu tố độc lực trong E. coli ........................................................13
2.4.1. Yếu tố bám dính và xâm lấn..................................................................14
2.4.2. Yếu tố thu nhận sắt ................................................................................15
2.4.3. Yếu tố vượt qua hệ miễn dịch của vật chủ...........................................16
2.4.4. Độc tố.......................................................................................................16
2.5. Tình hình nghiên cứu E. coli sinh ESBL...........................................17
2.5.1. Tỷ lệ E. coli sinh ESBL trên thế giới ....................................................17
2.5.2. Tỷ lệ E. coli sinh ESBL tại Việt Nam ...................................................18
2.5.3. Nghiên cứu gen mã hóa yếu tố độc của E. coli sinh ESBL trên thế giới
..................................................................................................................19
2.5.4. Nghiên cứu gen mã hóa yếu tố độc của E. coli sinh ESBL tại Việt Nam
..................................................................................................................19
CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP...................................................21
3.1. Vật liệu ..............................................................................................21
3.1.1. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................21
3.1.2. Hóa chất ..................................................................................................22
3.1.3. Vật liệu sinh học .....................................................................................23
3.2. Phương pháp......................................................................................26
3.2.1. Phương pháp thu thập chủng E. coli có nguồn gốc từ bệnh phẩm....26
3.2.2. Phương pháp kiểm tra E. coli ...............................................................26
3.2.3. Phương pháp đĩa kháng sinh khuếch tán trên môi trường thạch .....26
3.2.4. Phương pháp xác định kiểu gen mã hóa yếu tố độc lực .....................28
3.3. Phân tích số liệu ................................................................................31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN ...........................................................32
4.1. Định danh sinh hóa các chủng E. coli thu nhận từ mẫu bệnh phẩm .32
vii
4.2. Xác định các chủng E. coli mang kiểu hình ESBL bằng phương pháp
khuếch tán trên đĩa thạch..............................................................................35
4.3. Phát hiện 16 gen mã hóa yếu tố độc lực của E. coli sinh ESBL bằng
PCR ...........................................................................................................37
4.3.1. Phát hiện sự hiện diện 16 gen mã hóa yếu tố độc của E. coli bằng PCR
..................................................................................................................37
4.3.2. Phân tích tỷ lệ 16 gen mã hóa các yếu tố độc lực của các chủng E. coli
sinh ESBL phân lập từ các mẫu bệnh phẩm .................................................44
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................64
5.1. Kết luận .............................................................................................64
5.2. Đề nghị ..............................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................65
PHỤ LỤC 1..............................................................................................................76
PHỤ LỤC 2..............................................................................................................89
PHỤ LỤC 3..............................................................................................................94