Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
PREMIUM
Số trang
82
Kích thước
849.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
975

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ HOÀI PHƯƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả,

không hề sao chép từ luận văn của các tác giả khác. Tác giả chịu trách nhiệm

danh dự về công trình nghiên cứu của mình.

Người viết

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BAST Bản án sơ thẩm

BLDS Bộ luật Dân sự

BLLĐ Bộ luật Lao động

BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự

HĐTPTANDTC Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

GĐT Giám đốc thẩm

GQVA Giải quyết vụ án

LDS Luật Dân sự

LHN&GĐ Luật Hôn nhân và gia đình

PLTTGQCVADS Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự

PLTTGQCVAKT Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế

PLTTGQCTCLĐ Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao

động

TAND Tòa án nhân dân

Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

TTDS Tố tụng dân sự

UBND Ủy ban nhân dân

XHCN Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................... 1

CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI

QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ ........................................................................ 6

1.1. Khái niệm và đặc trưng pháp lý của tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự....6

1.2. Ý nghĩa của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.................................9

1.3. Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự..................10

1.4. Qui định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật Việt Nam

từ năm 1945 đến 01/01/2005 .............................................................................11

1.5. Quy định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng

dân sự một số nước............................................................................................17

CHƯƠNG II. QUI ĐỊNH VỀ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

DÂN SỰ TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH,

THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP

LUẬT...................................................................................................... 26

2.1. Qui định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân

sự Việt Nam hiện hành ......................................................................................26

2.2. Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..................................46

KẾT LUẬN............................................................................................. 70

1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một thủ tục tố tụng trong quá trình

giải quyết vụ án dân sự. Khi áp dụng thủ tục tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,

có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của một số đương sự nhất định. Vì

vậy, pháp luật qui định việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải bảo đảm

những căn cứ nhất định, do pháp luật tố tụng dân sự qui định.

Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành qui định nhiều căn cứ để tạm

đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tuy nhiên, qua một thời gian áp dụng đã bộc lộ

không ít bất cập, làm cho việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thực tế

gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp đương sự còn lợi dụng việc tạm đình chỉ để

kéo dài thời gian giải quyết vụ án, gây khó khăn cho các đương sự khác. Một số cơ

quan, tổ chức đang lưu giữ tài liệu, chứng cứ của vụ án còn chưa kịp thời trong việc

cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, cũng làm cho vụ án bị tạm

đình chỉ kéo dài... Một số quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa

án các cấp chưa bảo đảm căn cứ pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị và bị Tòa án

cấp phúc thẩm hủy để yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm phải tiếp tục giải quyết vụ án.

Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện về tạm đình chỉ giải quyết vụ án

trong tố tụng dân sự là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ bản chất

pháp lý của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, cơ sở khoa học của việc xây

dựng các qui định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Trên cơ sở nghiên cứu lý

luận, luận văn sẽ nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết

vụ án, làm rõ những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng những qui

định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong thực tiễn. Qua nghiên cứu

lý luận và thực tiễn, tác giả mong muốn đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện

pháp luật về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Với những lý do trên, học viên

chọn đề tài “Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự” để nghiên cứu làm Luận văn

Thạc sĩ Luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một công trình nghiên cứu mang tính

chất lý luận chuyên sâu. Đây là một đề tài ít được nghiên cứu trong thời gian qua.

Trong thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này,

2

nhưng việc nghiên cứu chưa mang tính chất chuyên sâu và toàn diện, có một số giới

hạn nhất định về phạm vi và thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình nghiên

cứu trên là một nguồn tư liệu tham khảo bổ ích đối với tác giả, giúp cho tác giả có

thêm những quan điểm, góc nhìn hoàn chỉnh hơn về đề tài nghiên cứu. Liên quan

đến đề tài tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam có thể

kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

Phạm Hải Tâm (2010), Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo

quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại

học Luật Hà Nội, 2010. Tại công trình này, tác giả nghiên cứu chung hai thủ tục

đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết đối với hai loại vụ và việc dân sự. Trong công

trình nghiên cứu của mình, tác giả đã phân tích qui định của pháp luật tố tụng dân

sự năm 2004, thực trạng áp dụng tại một số địa phương và nêu lên một số khó khăn,

vướng mắc đồng thời đề xuất giải pháp hoàn thiện1

.

Hoàng Thị Phương Liên (2010), Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc

dân sự, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010. Tại công trình

này, tác giả cũng nghiên cứu hai thủ tục là đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ án

dân sự đối với cả vụ và việc dân sự. Công trình này cũng như công trình của tác giả

Phạm Hải Tâm, nghiên cứu qui định của pháp luật về đình chỉ, tạm đình chỉ giải

quyết vụ, việc dân sự theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004. Tác giả cũng chỉ ra

một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp hoàn thiện2

.

Cả hai công trình nghiên cứu nêu trên cũng đã chỉ ra được một số vấn đề bất

cập trong qui định của pháp luật về thủ tục đình chỉ và tạm đình chỉ giải quyết vụ,

việc dân sự. Tuy nhiên, hai công trình nêu trên còn có hạn chế là chưa đi sâu phân

tích qui định của pháp luật về căn cứ để ban hành quyết định tạm đình chỉ giải quyết

vụ án và nội dung nghiên cứu chỉ dựa trên cơ sở Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, chưa

được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng

dân sự năm 2011. Do đó, cả hai công trình nghiên cứu nêu trên chưa có điều kiện

tiếp cận những quan điểm mới của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành nên việc

1 Xem thêm: Phạm Hải Tâm (2010), Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Luật

TTDS 2004, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường đại học luật Hà Nội, 2010;

2 Xem thêm: Hoàng Thị Phương Liên (2010), Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, Khóa luận tốt

nghiệp, Trường đại học luật Hà Nội, 2010.

3

nghiên cứu có nhiều hạn chế. Từ sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự được sửa đổi, bổ

sung vào năm 2011 đến nay, vấn đề này chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ một số vấn đề chung về tạm đình chỉ

việc giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân các cấp trong pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam, tìm hiểu thực trạng áp dụng các căn cứ về tạm đình chỉ giải quyết

vụ án dân sự trong thực tiễn giải quyết vụ án dân sự của Tòa án nhân dân các cấp.

Trên cơ sở đó, Luận văn sẽ phân tích, đánh giá những điểm còn vướng mắc, bất cập

của pháp luật hiện hành về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Từ những

vướng mắc trong thực tiễn, tác giả đề xuất những kiến nghị nhằm góp phần hoàn

thiện pháp luật về căn cứ tạm đình giải quyết vụ án dân sự cho phù hợp với thực

tiễn giải quyết các vụ án dân sự hiện nay.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các qui định của pháp luật hiện hành

về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Luận văn dự kiến tập trung làm rõ một số

vấn đề cụ thể sau đây:

- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như:

khái niệm, đặc trưng pháp lý, ý nghĩa, hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ giải

quyết vụ án dân sự; cơ sở khoa học của việc xây dựng các qui định về tạm đình chỉ

giải quyết vụ án dân sự, qui định về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của pháp

luật một số nước trên thế giới và sự phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt

Nam về tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự từ năm 1945 đến nay.

- Phân tích, đánh giá những qui định của BLTTDS 2004, và Luật sửa đổi, bổ

sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2011 về căn cứ tạm đình chỉ giải

quyết vụ án dân sự.

- Nghiên cứu thực tiễn áp dụng qui định về căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ

án trong pháp luật tố tụng dân sự hiện hành tại Toà án nhân dân các cấp, nhằm phát

hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở tổng

hợp các kết quả nghiên cứu, Luận văn sẽ đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!